Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi – MarryBaby

2.6 Các loại hạt có tính mát

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì
Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn hạt gì cho mát? Mẹ có thể chọn đậu xanh để nấu chè cho con nhé

Các loại hạt có tính mát có thể kể đến như hạt sen, đậu xanh, đậu đen. Nhất là vào mùa hè, nếu trẻ em bị nhiệt miệng thì ba mẹ có thể nấu thành những món chè hấp dẫn để kích thích con ăn nhiều hơn. Thậm chí cha mẹ có thể rang lên và ngâm nước cho con uống cũng rất lý tưởng đấy.

2.7 Cà rốt

Cà rốt có chứa một chất giúp chữa loét miệng rất tốt là beta-carotene. Mẹ có thể ép cà rốt với một số loại rau như cải chân vịt hay ngò tây để lấy nước uống chữa nhiệt miệng.

2.8 Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn cháo gì?

  • Cháo cá / gà / thịt bò / thịt heo (Các món cháo khác).
  • Cháo củ cải: Củ cải mài nhỏ sau đó trộn với cháo cho vào lò vi sóng quay 40~50 giây.
  • Súp bí đỏ hành tây: Bí đỏ và hành tây thái nhỏ sau đó cho thêm 100ml nước vào nấu chín rồi tắt lửa cho bột năng pha sẵn vào khuấy đều rồi bật lửa đun sôi lên là được.

>>> Cha mẹ hãy đọc thêm: Khi trẻ bị trúng thực nên làm gì trước hết?

Cháo mát cho trẻ
Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn cháo gì? Ưu tiên cháo cá nhé các mẹ ơi

Khi trẻ em bị nhiệt miệng cha mẹ nên lưu ý gì khi cho bé ăn. Cha mẹ nên chọn và chế biến thực phẩm theo các gợi ý sau để dễ ăn uống hơn nhé.

  • Cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn thức ăn.
  • Chọn các loại thực phẩm mềm giúp trẻ dễ nhai và dễ nuốt.
  • Ưu tiên các món súp, món hầm, món canh.
  • Chọn các món tráng miệng như sữa chua hoặc sinh tố trái cây.
  • Các món ăn cần được nấu đến mềm và dễ nhai.

3. Các món nước “hạ nhiệt” cho trẻ bị nhiệt miệng

3.1 Nước cam, nước chanh

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì, uống gì? Không thể bỏ qua hai loại nước phổ biến này được. Nước cam và nước chanh được xem là loại nước uống cung cấp Vitamin C quen thuộc của gia đình; giúp tăng đề kháng và cải thiện nhiệt miệng ở trẻ. Lưu ý, cha mẹ không nên pha quá chua vì sẽ làm xót vị trí nhiệt miệng của bé nhé.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Các món nước giải nhiệt, thanh lọc cơ thể

3.2 Sữa chua

Sữa chua có chứa lợi khuẩn lactobacillus acidophilus có khả năng chống lại các hại khuẩn trong miệng và giúp giảm vết loét. Nếu trẻ đang bị nhiệt miệng; hãy ăn khoảng 225g sữa chua nguyên chất mỗi ngày. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể dùng 60g sữa chua mỗi ngày để ngăn ngừa nhiệt miệng.

3.3 Uống nhiều nước

Cơ thể thiếu nước là yếu tố gây nên tình trạng nhiệt miệng. Vì thế, việc trẻ bổ sung nước đầy đủ nước mỗi ngày là vô cùng cần thiết. Các bé nên bổ sung đủ liều lượng tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.

4. Trẻ bị nhiệt miệng nên kiêng ăn gì để mau khỏi?

Nên kiêng ăn gì
Trẻ bị nhiệt miệng nên kiêng ăn gì? Chính là những món chiên, cay, nóng và nhiều dầu
  • Hạn chế các món cay, nóng: Khi nấu nướng, mẹ nên tránh các gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu, các loại nước mắm,.. Vì đây là những thực phẩm có tính nóng và có thể làm trẻ bị loét miệng nặng hơn.
  • Hạn chế thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ: Các món chiên, rán sẽ chứa nhiều chất béo và nóng. Tác động tới niêm mạc miệng, lưỡi và làm cho tình trạng trở nên nặng hơn. Vì vậy cha mẹ nên hạn chế cho các bé ăn các món chiên trong giai đoạn này nhé.
  • Hạn chế nước ngọt / nhiều đường Trong thời gian bé bị nhiệt miệng nên hạn chế ăn các loại bánh kẹo, thực phẩm có nhiều đường vì rất dễ gây sâu răng, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại phát triển trong khoang miệng.
  • Hạn chế thực phẩm cứng: Thực phẩm cứng rất dễ làm tổn thương lớp niêm mạc mỏng trong khoang miệng, tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập vào vết lở miệng làm trầm trọng hơn chứng nhiệt miệng.

5. Thực đơn mẫu cho trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Gợi ý thực đơn mẫu cho mẹ để không phải trẻ bị nhiệt nên ăn gì nữa nhé.