Các biện pháp nghệ thuật và tác dụng các biện pháp nghệ thuật

Trong các tác phẩm văn học, các tác giả thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhằm bổ trợ cho việc diễn đạt nội dung. Có thể khẳng định, các biện pháp nghệ thuật có vai trò rất lớn tạo nên sự thành công của tác phẩm. Do đó, để học tốt môn Ngữ văn, học sinh cần nắm được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong văn học Việt Nam.

So sánh

Đây là biện pháp tu từ thường được sử dụng nhất, được sử dụng gắn liền với các từ ngữ: “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các từ ngữ biểu hiện sự so sánh thường bị ẩn.

Như vậy, So sánh là việc đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng.

Biện pháp so sánh có tác dụng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc.

Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.

Biện pháp so sánh giữa “trẻ em” với “búp trên cành”, gợi cho người nghe, người đọc thấy được sự non nớt của trẻ em. Vì thế, trẻ em cần được bao bọc, che chở và chăm sóc.

Nhân hóa

Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… của con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…

Ví dụ: Trong tác phẩm rừng xà nu của tác giả Nguyễn Trung Thành có đoạn:

“ Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhưng vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng.”

Từ ví dụ nêu trên, ta có thể thấy các biện pháp nghệ thuật và tác dụng các biện pháp nghệ thuật. Nổi bật trong đoạn văn trên là phép nhân hóa cây xà nu với thân thể cường tráng.

Biện pháp nhân hóa có tác dụng làm cho đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên gần gũi hơn với con người. Từ đó, giúp con người quý trọng, gắn bó và có ý thức giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên. Ngoài ra, còn biểu thị tình cảm, suy nghĩ của con người với thế giới xung quanh.

Ẩn dụ

Ẩn dụ cũng là một biện pháp nghệ thuật thường xuyên được sử dụng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.

Ví dụ:

“ Thuyền về có nhớ bên chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

(Ca dao)

Trong câu ca dao trên, hình ảnh “thuyền” và “bến” được sử dụng để chỉ người đàn ông và người phụ nữ. Trong đó, “thuyền” chỉ người đàn ông, bôn ba ngược xuôi. Còn “bến” chỉ người phụ nữ ở một nơi chờ đợi người đàn ông. Từ đó nói lên sự sắt son, chung thủy của tình yêu nam nữ.

Hoán dụ

Hoán dụ là biện pháp nghệ thuật thường bị nhầm lẫn với biện pháp ẩn dụ. Khác với ẩn dụ, Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi.

Biện pháp hoán dụ có tác dụng làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ:

“ Áo nâu cùng với ao xanh

Nông thôn cùng với thành thị đứng lên.”

Áo nâu đại điện cho người nông dân của vùng nông thôn, áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân của thành thị.

Nói quá

Tìm hiểu về các biện pháp nghệ thuật và tác dụng các biện pháp nghệ thuật, chúng ta không thể không nhắc đến biện pháp nói quá.

Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật và hiện tượng.

Biến pháp nói quá giúp làm cho hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm.

Ví dụ:

“ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”

(Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn)

Biện pháp nói quá giúp cho tác giả thể hiện sự căm tức đối với quân xâm lược cũng như quyết tâm đánh thắng kẻ thù.

Nói giảm nói tránh

Trái ngược với nói quá là biện pháp nói giảm nói tránh. Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, lịch sử.

Ví dụ:

“ Bác đã đi rồi sao Bác ơi

Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”

(Bác ơi!, Tố Hữu)

Trong hai câu thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng từ “đi” thay cho từ “chết” để giảm đi sự đau thương, mất mát.

Điệp từ, điệp ngữ

Điệp từ, điệp ngữ cùng là một biện pháp được sử dụng nhiều trong thơ, văn Việt Nam. Điệp từ, điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp lại nhiều lần một từ hoặc cụm từ.

Các câu thơ, câu văn sử dụng điệp ngữ đạt hiệu quả cao về diễn đạt, tạo sự hứng thú cho người đọc người nghe. Bởi điệp từ, điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liện tưởng, cảm xúc, vấn điệu cho câu thơ, câu văn.

Ví dụ:

” Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa

Thương em, thương em, thương em biết mấy.”

Đoạn thơ trên trên được trích từ bài thơ Gửi em Cô thanh niên xung phong của tác giả Phạm Tiến Duật, tác giả đã sử dụng biện pháp lặp từ nối tiếp “thương em” vô cùng gợi cảm. Cụm từ “thương em” được lặp lại nhiều lần diễn tả tình cảm của tác giả đối với cô thanh niên xung phong.

Qua bài viết trên, bạn đọc đã nắm được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong văn học Việt Nam. Mong rằng, những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc và giúp cho các em học sinh học tập tốt môn Ngữ văn.