Trẻ sinh non phát triển như thế nào? Các mốc phát triển của trẻ ra sao?

3. Trẻ sinh non phát triển như thế nào về giác quan?

trẻ sinh non phát triển

Đa số trẻ sơ sinh non phát triển giác quan như bình thường nhưng có nhiều khả năng mắc bệnh về thính giác hoặc thị giác. Một số bố mẹ nói rằng trẻ sinh non rất nhạy cảm như khả năng nhận thức cao hoặc nhạy cảm với một số kích thích cảm giác như tiếng ồn hoặc một vài loại vải nhất định. Có không ít nghiên cứu ủng hộ ý kiến này.

Một số trẻ sơ sinh non tháng không thích có vật gì trong miệng và bố mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn khi cho bé bú. Con cũng có thể sở hữu ngưỡng đau thấp hơn so với bé sinh đủ tháng.

Thính giác

Đối với các bé sinh non, con yêu thường dễ mắc phải các khiếm khuyết hơn. Con số này chỉ nằm ở khoảng 2 – 6% và phổ biến nhất ở bé sinh ra rất sớm. Nếu gặp tình trạng này, con sẽ cần đến máy trợ thính hoặc cấy ốc tai.

Hầu hết các em bé đều được kiểm tra thính giác lần đầu tiên trong khi vẫn đang ở trong bệnh viện. Điều này sẽ chẩn đoán hầu hết các vấn đề, nhưng quan trọng nhất vẫn là phát hiện và giải giải quyết kịp thời vì trẻ cần phải nghe đúng cách để phát triển kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp xã hội.

Thị giác

Một vấn đề khác thường gặp ở trẻ sinh non là khả năng phát triển thị giác. Bé sẽ vướng phải các rắc rối như hạn chế tầm nhìn, hay nheo mắt, độ nhạy cảm hoặc các vấn đề nhận thức về chiều sâu. Thật ra, chỉ có 1 – 12% trẻ sinh non vướng phải các bệnh nghiêm trọng về khiếm thị. Bé sẽ được kiểm tra mắt thường xuyên khi đang ở trong bệnh viện, từ đó phát hiện và điều trị kịp thời.

4. Trẻ sinh non phát triển khả năng suy nghĩ và học hỏi

Ngay từ khi vẫn còn trong bụng mẹ, con yêu không ngừng học hỏi, xây dựng khả năng suy nghĩ cũng như trải nghiệm sự vật, hiện tượng. Thật ra, phần lớn trẻ thiếu tháng vẫn có khả năng suy nghĩ và học hỏi như bình thường.

Vẫn có những hạn chế trong kỹ năng suy nghĩ của bé và bạn chỉ nhận ra điều đó khi con đến tuổi đi học. Đó là khi trẻ cần phải tập trung kỹ năng tư duy vào các hoạt động suy nghĩ nhằm giải quyết vấn đề, ví dụ như ghi nhớ, nhận dạng mặt chữ, học hát. Nếu con yêu có điểm yếu ở một trong những lĩnh vực này thì bé sẽ gặp khó khăn khi tập đọc chữ và cần được hỗ trợ thêm.

Có khá nhiều vấn đề trong quá trình trẻ sinh non phát triển kỹ năng tư duy, chẳng hạn như gặp khó khăn khi phải lên kế hoạch, tập trung sự chú ý vào công việc. Tuy nhiên, bạn có thể giúp con yêu cải thiện những rắc rối ở trên nếu tạo cho bé một môi trường an toàn.

5. Trẻ sơ sinh phát triển kỹ năng giao tiếp, thể hiện cảm xúc

Khóc là cách để trẻ sơ sinh ra tín hiệu cho bố mẹ biết nhu cầu của mình. Tuy nhiên, các bé nằm trong khu vực chăm sóc tích cực sơ sinh có xu hướng không khóc nhiều, ngoại trừ trường hợp quá trình chữa bệnh có những hành động gây đau đớn, bé mới khóc.

Năm đầu tiên sau khi chào đời, trẻ thiếu tháng phần lớn sẽ dành thời gian chỉ để ngủ thay vì giao tiếp. Bé cũng dễ cáu kỉnh hoặc ít tập trung chú ý. Ngoài ra, con thường khó giữ bình tĩnh, ăn uống không ngon, ngủ kém. Do vậy, bé cần được chú ý quan sát nhằm có biện pháp hỗ trợ tâm lý kịp thời.