Mời các bạn cùng khám phá thông tin và kiến thức về Cách gọi tên ở nhật bản hay nhất được tổng hợp bởi Nhà Xinh Plaza, đừng quên chia sẻ bài viết thú vị này nhé!
1. Tên người Nhật
Tên người Nhật được cấu thành theo thứ tự Họ + Tên
Ví dụ: Yamada + Taro
Họ là họ của gia đình và tên là do cha mẹ đặt cho mỗi người
2. Cách sử dụng các loại từ xưng hô một cách kính cẩn
Xem thêm:: 30 bức tranh nổi tiếng nhất trong lịch sử nghệ thuật
Có ba từ xưng hô thường dùng khi gọi một người, đó là 1. “Chan”, 2. “Kun”, 3. “San” được sử dụng theo các cách sử dụng dưới đây.
a. Cách sử dụng từ “Chan”
Được dùng kèm theo tên của bé gái cho đến tuổi các lớp thấp ở bậc tiều học, hoặc bé trai trước khi bước vào tiểu học. Khi sử dụng “Chan” còn có cảm giác là cách gọi một em bé dễ thương.
Ví dụ: (Bé gái) Hanako-chan
(Bé trai) Taro-chan
b. Cách sử dụng từ “Kun”
Xem thêm:: Top màn hình HUD hiển thị tốc độ trên kính lái tốt nhất
Được dùng đối với những nam giới nhỏ tuổi hơn mình. Thông thường không dùng đối với nữ.
c. Cách sử dụng từ “San”
Dùng để gọi một người đã trưởng thành hoặc những người không thân quen, người cấp trên, người lớn tuổi hơn,v.v. không phân biệt nam nữ. Từ “San” thường được dùng thêm vào sau tên họ.
d. Cách sử dụng “Cách gọi trống”
Người Nhật khi gọi người ngoài gia đình, hoặc người có địa vị xã hội tương đương với mình, hoặc người bạn thân thì cũng có trường hợp không dùng cách xưng hô kính cẩn mà chỉ gọi bằng họ. Cách gọi này gọi là “Yobisute (Gọi trống)”. Tuy nhiên, các bạn thực tập sinh kỹ năng mình không nên dùng cách gọi trống.
Xem thêm:: Khám phá nhà đẹp của cầu thủ đại gia – Đỗ Duy Mạnh
e. Cách xưng hô trong gia đình
Trong gia đình, khi cha mẹ gọi con cái thường gọi trống bằng tên. Khi con cái gọi bố mẹ thì gọi là “Otosan” và “Okasan”.
f. Cách thức xưng hô trong công ty
Trong công việc, thông thường không phân biệt trên dưới, nam nữ, khi gọi tên thì thêm “San” vào sau họ.
Tuy nhiên, khi gọi những người có chức vụ mà muốn thể hiện địa vị theo nghề nghiệp cũng có thói quen chỉ gọi chức vụ. Chẳng hạn, có nhiều trường hợp gọi là Shacho (Giám đốc), Kojo-cho (Giám đốc nhà máy), Bucho (Trưởng phòng), Kacho (Trưởng ban)… bằng chức vụ mà không gọi bằng họ.
Như đã đề cập ở trên, trong xã hội Nhật Bản mọi người luôn ý thức mối quan hệ giữa người nói và người nghe trong khi sử dụng ngôn từ nên rất phức tạp. Nếu dùng sai thì sẽ trở thành thất lễ. Vì thế, đối với các bạn Thực tập sinh vẫn chưa quen, trong bất kỳ trường hợp nào khi thực tập sinh gọi người Nhật thì nên dùng cách gọi “Họ + san” là tốt nhất.