Trẻ đang ngủ có nên nhỏ mũi và cách để con &39hợp tác&39 hơn | Bé Yêu

Nhà Xinh Plaza mời các bạn xem ngay kiến thức rất hay về Có nên nhỏ nước muối khi trẻ đang ngủ hot nhất hiện nay được quan tâm nhiều nhất, đừng quên chia sẻ kiến thức rất hay qua bài viết này nhé!

Hầu hết trẻ bị nghẹt mũi thường bất hợp tác khi mẹ nhỏ mũi để giúp trẻ dễ thở hơn. “Bí kíp” của một số mẹ là nhỏ mũi khi trẻ ngủ. Liệu trẻ đang ngủ có nên nhỏ mũi, việc này có gây ảnh hưởng gì không vẫn đang là mối quan tâm của nhiều mẹ có con nhỏ.

Thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường sống bị ô nhiễm, trẻ bị dị ứng, bị nhiễm virus… là những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ dễ bị ho, sổ mũi, nghẹt mũi. Nghẹt mũi là tình trạng một hoặc hai bên mũi của trẻ bị nghẹt khiến trẻ thở khó. Để giúp trẻ dễ thở hơn cũng như cải thiện nhanh các triệu chứng, nhỏ mũi được xem là giải pháp hữu hiệu và an toàn cho trẻ em mọi độ tuổi.

Tuy nhiên, do ít/ không thường xuyên nhỏ mũi nên nhiều trẻ cảm thấy sợ hãi, khóc toáng lên, bất hợp tác khi mẹ nhỏ mũi. Vì vậy, nhiều mẹ đã nghĩ ra cách nhỏ mũi cho trẻ khi đang ngủ.

Trẻ đang ngủ có nên nhỏ mũi không?

tre-dang-ngu-co-nen-nho-mui-va-cach-de-con-hop-tac-hon-hinh1

Chia sẻ về vấn đề này, các chuyên gia sức khỏe cho biết, mẹ nhỏ mũi cho trẻ khi đang ngủ có thể đối diện với các rủi ro sau:

  • Xem thêm:: Học trung cấp là gì? Tốt nghiệp trung cấp gọi là gì? | Trường Trung cấp Tây Sài Gòn

    Khiến tâm lý trẻ sợ hãi và hoảng loạn hơn khi mũi bất ngờ bị “tấn công”

  • Dễ khiến trẻ bị sặc, ho, thậm chí có thể nhiễm trùng đường hô hấp do thuốc nhỏ mũi tràn vào thanh quản có kèm theo dịch bẩn. Điều này rất dễ xảy ra do tâm lý của nhiều mẹ thường “tranh thủ” nhỏ mũi bù.

  • Chưa kể, trong thành phần của một số thuốc nhỏ mũi có chứa chất làm co mạch máu trong mũi, do đó, nếu nhỏ khi ngủ có thể khiến trẻ nuốt phải thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe như thở gấp, giảm nhịp tim…

Vì vậy, chuyên gia khuyên, các bà mẹ nên bỏ ngay suy nghĩ trẻ đang ngủ có nên nhỏ mũi. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, có thể khiến tình trạng thêm trầm trọng, thậm chí gây nguy hại sức khỏe trẻ.

Làm sao để trẻ hợp tác khi nhỏ mũi?

Theo đó, để đảm bảo an toàn cho trẻ, mẹ chỉ nên nhỏ mũi khi trẻ còn thức, hoàn toàn tỉnh táo. Nếu trẻ lớn, hãy giải thích cho trẻ hiểu lý do vì sao cần nhỏ/ vệ sinh mũi. Khi hiểu được lý do, trẻ sẽ hợp tác.

Xem thêm:: MÁY GIẶT ELECTROLUX BÁO LỖI E31 NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU – Electrolux

Nếu trẻ còn nhỏ hoặc quá nhỏ, trước khi nhỏ mũi cần chuẩn bị đầy đủ thuốc nhỏ mũi, dụng cụ hút mũi, khăn lau trước mặt, nếu cần có thể nhờ sự trợ giúp của người thân để giữ đầu trẻ. Để tránh làm trẻ sợ hãi, hãy tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, đồng thời người lớn cũng nên thực hiện nhẹ nhàng, vừa nhỏ mũi vừa nói chuyện âu yếm để xoa dịu sự sợ hãi/ căng thẳng trong trẻ.

Hướng dẫn cách nhỏ mũi an toàn cho trẻ

tre-dang-ngu-co-nen-nho-mui-va-cach-de-con-hop-tac-hon-hinh2

Mẹ đã biết trẻ đang ngủ có nên nhỏ mũi không, cũng như cách giúp trẻ hợp tác khi nhỏ mũi. Nhưng một điều cũng quan trọng không kém bố mẹ cần biết đó là cách nhỏ mũi an toàn cho trẻ như sau:

  • Không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc nhỏ mũi nào cho trẻ khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, ngoại trừ nước muối sinh lý Nacl 0,9%

  • Xem thêm:: Cảm ứng iPad nhảy lung tung sửa như thế nào ?

    Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc làm theo hướng dẫn của bác sĩ khi nhỏ mũi cho trẻ, không nên lạm dụng nhỏ mũi quá nhiều lần trong ngày, hoặc nhỏ trên 3 giọt/lần

  • Tư thế nhỏ mũi đúng là nên bế trẻ nằm ngửa (với trẻ lớn có thể yêu cầu trẻ ngửa đầu ra sau vừa phải). Sau khi nhỏ mũi, nên để yên vài giây trước khi yêu cầu trẻ xì mũi hoặc dùng dụng cụ hút gỉ mũi trẻ ra.

Cuối cùng cần lưu ý, thời tiết giao mùa dễ khiến trẻ mắc các bệnh về tai mũi họng, do đó, mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ, tránh cho trẻ ra đường vào buổi tối những khi trời lạnh. Đồng thời, cần tạo thói quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ bằng cách súc họng nước muối trước khi ngủ hay rửa mũi, như thế mẹ sẽ không còn phải băn khoăn trẻ đang ngủ có nên nhỏ mũi.

Hãy tải app Bé Yêu ngay để bố mẹ có thể cập nhật những kiến thức mới và khoa học nhất khi chăm sóc bé.

Đăng ký TẠI ĐÂY.