ĐAU:DẤU HIỆU CỦA SỨC KHỎE & BỆNH TẬT CỦA CƠ THỂ – Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ

BSCK2.Huỳnh Tấn VũCố vấn chuyên môn Vật lý triệu liệu phục hồi chức năng Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế S.I.S Cần ThơTrưởng Đơn vị Điều trị ban ngày Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM

BS CKII Huỳnh Tấn Vũ – Cố vấn chuyên môn Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ

🌷 🌷 🌷 Nếu nói đau là tặng vật của tạo hóa ban tặng cho mỗi con người, chính có đau chúng ta mới nhìn lại mình về vấn đề chăm sóc sức khỏe& bệnh tật xem lại có thể do chúng ta làm việc quá sức, thời tiết thay đổi hay do căng thẳng trong công việc, học tập, lao động để chúng ta tự điều chỉnh cân bằng lại; hay đau này do bệnh hoặc do tật gây nên để chúng ta có thể khám, tư vấn, điều trị nguyên nhân bệnh hay tật gây đau.

🍄 🍄 🍄 Đau là một trải nghiệm phức tạp có liên hệ đến các nhân tố cảm giác và cảm xúc: Đây không chỉ là nỗi đau trên thân thể, mà còn là tác động lên cảm xúc, tinh thần và chính những cảm giác khó chịu này đã gây ra đau mới hay lâu dài mà con người cảm giác nhất thời hay tái đi tái lại nhiều lần, kéo dài đến suốt cuộc đời.Hầu như ai trong đời cũng có những lần đau, không đau ít cũng đau nhiều. Vậy quan niệm YHHĐ và YHCT nhìn nhận và hướng giải quyết đau như thế nào ?

☘️ Đau theo y học hiện đại: Đau là một cảm giác khó chịu và trải nghiệm cảm xúc xuất hiện cùng lúc với sự tổn thương thực sự hay tiềm tàng của các mô, hoặc được mô tả theo kiểu giống như thế. Như vậy đau vừa có tính thực thể, là một cảm giác báo hiệu một tổn thương thực thể tại chỗ, lại vừa mang tính chủ quan tâm lý, bao gồm cả những chứng đau tưởng tượng, đau không có căn nguyên hay gặp trên lâm sàng đau cáp tính và đau mạn tính:

🌾 Đau cấp tính: Đau cấp tính là đau mới xuất hiện, có cường độ mạnh mẽ, có thể được coi là một dấu hiệu báo động hữu ích. Đau cấp giúp việc chẩn đoán cần thiết nhằm xác định chứng đau có nguồn gốc thực thể hay không.Đau cấp tính bao gồm:- Đau sau phẫu thuật.- Đau sau chấn thương.- Đau sau bỏng.- Đau sản khoa.

🌾 Đau mạn tính. Ngược lại đau mạn tính là chứng đau dai dẳng tái đi tái lại nhiều lần. Nó làm cho cơ thể bị phá hủy về thể lực và cả về tâm lý và xã hội. Bệnh nhân đau mạn tính thường đi điều trị nhiều nơi, với nhiều thầy thuốc và các phương pháp điều trị khác nhau nhưng cuối cùng chứng đau vẫn không khỏi hoặc không thuyên giảm. Điều đó làm cho bệnh nhân lo lắng và mất niềm tin và làm cho bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn.Đau mạn tính bao gồm:- Đau lưng và cổ.- Đau cơ.- Đau sẹo.- Đau mặt.- Đau khung chậu mạn tính.- Đau do nguyên nhân thần kinh.Người ta ấn định giới hạn phân cách đau cấp và mạn tính là giữa 3 và 6 tháng.Đau cấp Đau mạnMục đích sinh học Có ích – Bảo vệ Vô ích – Phá hoạiCơ chế gây đau Đơn yếu tố Đa yếu tốPhản ứng của cơ thể Phản ứng lại Thích nghi dầnYếu tố cảm xúc Lo lắng Trầm cảmHành vi thái độ Phản ứng Tìm hiểuKiểu mẫu Y học kinh điển Đa chiều thựcthể – tâm lý – xã hộiMục đích điều trị Chữa khỏi Tái thích ứng

🌾 Điều trị đau: Để làm giảm đau thường bắt đầu bằng các thuốc giảm đau hạ sốt có chứa paracetamol. Khi tình trạng đau nhức không được cải thiện thì có thể dùng một trong các thuốc giảm đau phối hợp như: Các thuốc phối hợp giữa paracetamol + codein (opiod), paracetamol + gabapentin (thuốc giảm đau thần kinh), paracetamol + ibuprofen (thuốc giảm đau kháng viêm)… Hoặc có thể sử dụng các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid như indomethacin, naproxen, piroxicam… Có thể phối hợp các thuốc trên với nhóm các thuốc giãn cơ vân (như tolperison), các vitamin nhóm B tùy theo tình trạng đau cụ thể của bệnh nhân và do bác sĩ kê đơn điều trị.

Một số phương pháp Vật lý trị liệu giảm đau:• Siêu âm điều trị: Một đầu dò siêu âm được đặt lên vùng bị đau. Các thông số phù hợp được thiết lập. Siêu âm giúp giảm đau, giảm viêm, gia tăng tưới máu, giảm kết dính các mô dưới da.• Sóng ngắn: Khi dùng sóng ngắn, bạn sẽ thấy vùng đau được nóng lên. Tác dụng nhiệt này giúp giảm co thắt cơ, giảm đau, giảm viêm, tăng tưới máu.• Hồng ngoại: Tác dụng điều trị của hồng ngoại tương tự như sóng ngắn. Một chiếc đèn hồng ngoại được chiếu lên vùng đau của bạn. Sức nóng từ đèn hồng ngoại có tác dụng giảm đau, giảm viêm, giảm co thắt cơ.• Kích thích điện: Các bản cực điện sẽ được dán lên vùng đau. Bạn sẽ cảm thấy tê hoặc rung cơ tùy vào từng dòng điện được lựa chọn. Dòng điện giúp giảm co thắt cơ, phòng ngừa teo cơ, giảm triệu chứng đau.• Sử dụng Laser chiếu ngoài: cách vật lý trị liệu này sẽ giúp ích cho những tình trạng như: Giảm đau cho người bị viêm khớp, viêm gân, Phục hồi chức năng của thần kinh và chức năng cơ………

☘️ Đau theo Y học cổ truyền: Theo YHCT “bất thông tắc thống” nghĩa là đau là do khí huyết không lưu thông, bị ngừng trệ mà gây đau. Các chứng đau của YHCT rất rộng lớn, ở đây chỉ đề cập đến chứng đau ở bên ngoài cơ thể (phần biểu) gọi là “chứng tý”. “Chứng tý” là các chứng đau ở nhục, cốt, bì (như đau khớp, đau lưng, đau vai gáy, đau dây thần kinh tọa…) do kinh mạch bị bế tắc gây ra. Theo YHCT tý nghĩa là tắc, ngăn lấp không thông. Khí huyết bình thường lưu thông trong các kinh mạch đi nuôi dưỡng toàn thân, trong đó huyết sinh ra khí, còn khí thúc đẩy huyết. Nay vì một nguyên nhân nào đó gây bế tắc kinh mạch làm khí huyết không lưu thông được mà gây ra chứng tý.

🌾 Các nguyên nhân thường gặp:

– Do ngoại nhân (lục dâm); hay gặp nhất là do phong, hàn, thấp, nhiệt gây ra. Các tà khí này ít khi gây bệnh riêng rẽ mà thường phối hợp với nhau như: phong thấp hàn, phong thấp nhiệt…- Do bất nội ngoại nhân: đàm ẩm (chuyển hóa), chấn thương, trùng thú cắn…- Do nội nhân: do can thận hư:+ Thận tàng tinh mà tinh lại sinh tủy, tủy ở trong xương để nuôi dưỡng xương cho nên gọi là thận chủ sinh tủy và dưỡng cốt. Thận hư thì cốt không được nuôi dưỡng đầy đủ nên sinh đau. Mặt khác eo lưng và đầu gối là phủ của thận, cho nên thận hư thường biểu hiện đau lưng mỏi gối.+ Can chủ cân: Cân là cân mạch gồm khớp, gân, cơ…phụ trách việc vận động của cơ thể. Can huyết đầy đủ cân mạch được nuôi dưỡng thì vận động tốt. Nếu can huyết hư không nuôi dưỡng được cân thì sẽ gây chứng tê bại, chân tay run co quắp, teo cơ, cứng khớp. Đầu gối là chỗ tụ của cân, cân bệnh thì đầu gối co duỗi khó khăn. Bởi vậy muốn trị phong, trước hết phải bồi bổ can huyết thì cân mạch được nuôi dưỡng đầy đủ mới có sức để chống lại phong tà xâm nhập, YHCT gọi là “trị phong tiên trị huyết, huyết hành thì phong tự kết” là nghĩa như vậy.- Từ sự bế tắc của kinh mạch làm cho khí trệ, huyết ứ mà gây đau, lâu ngày trở thành huyết nhiệt. Do vậy các phép chữa của YHCT đều nhằm làm lưu thông kinh mạch.

🌾 Phân loại:Theo nội nhân chứng tý được chia thành 5 loại:- Cân tý: các chứng tê cân cơ, có thể kem tay chân co quắp chân. Can chủ Cân- Cốt tý: các chứng tê, đau nhức xương, khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, loãng xương. …. ảnh hưởng đến thận. thận chủ cốt tủy- Mạch tý: tê đau ở mạch kem hồi hộp, khó chiu. Tâm chủ mạch.- Nhục tý: tê đau cơ như chuột rút, có thể ảnh hưởng teo cơ, nhão cơ. Tỳ chủ coe nhục,- Bì tý: các chứng tê ở da do ảnh hưởng phế chủ bì mao.

Phân loại theo nguyên nhân lục dâm gây bệnh:+ Trước tý hay hàn tý: do hàn tà gây bệnh là chính.+ Hành tý hay phong tý: do phong tà gây bệnh là chính.+ Thấp tý: do thấp tà gây bệnh là chính.+ Nhiệt tý: do nhiệt tà gây bệnh là chính.

Thực tế lâm sàng cho thấy các nguyên nhân trên thường kết hợp với nhau gây bệnh thành hai thể chính là phong thấp hàn tývà phong thấp nhiệt tý. Các tà khí này có thể thừa lúc tấu lý sơ hở mà xâm nhập gây bệnh (thực chứng)ấn vào đau chói gọi là cự án, cũng có thể do chính khí suy hư không chống lại được tà khí mà gây bệnh (hư chứng) ấn vào đau cảm giác dễ chịu gọi là thiện án.

🌾 Các thể bệnh: có thể chia thanh 5 loại:

🌿 Hàn tý.- Triệu chứng: Bệnh thường xuất hiện đột ngột sáng ra ngủ dậy thấy đau cứng cổ vai không quay đầu được, hay sau khi lao động nặng về thấy đau mỏi thắt lưng. Bệnh do hàn thì đau nhói cố định, không di chuyển, không có sưng nóng đỏ, đau thiện án xoa bóp hay chườm nóng thì dễ chịu. Mạch trầm trì, lưỡi nhợt, rêu trắng.- Phép trị: Tán hàn, khu phong, trừ thấp thông kinh lạc.- Các vị thuốc phát tán phong hàn: Tế tân, Quế chi, Phụ tử, Ma hoàng, Sinh khương…- Phương dược:Bài Ô đầu thang: Chế xuyên ô, Ma hoàng, Thược dược, Hoàng kỳ. Cam thảo .

Bài Ngũ tích tán:Bạch chỉ 15g Trần bì 20gXuyên khung 15g Chỉ xác 20gCam thảo 15g Ma hoàng 20gPhục linh 15g Thương truật 20gĐương quy 15g Can khương 15gNhục quế 15g Cát cánh 20gThược dược 15g Hậu phác 15gBán hạ 15gTán bột uống hoặc sắc uống mỗi ngày một thang.- Công dụng: phát biểu ôn trung tiêu tích.- Chủ trị: Ngoại cảm phong hàn, đầu, mình đau nhức, gáy lưng đau cứng không quay đầu được, ngực đầy, đau bụng, phụ nữ kinh nguyệt không đều. Phương này chế ra để trị 5 chứng tích là: hàn tích, thực tích, khí tích, huyết tích, đờm tích, nên có tên là Ngũ tích tán.

Không dùng thuốc- Châm cứu: ôn châm hoặc hỏa châm vùng cổ gáy hay vùng lưng.- Xoa bóp bấm huyệt vùng cổ gáy hoặc vùng lưng tùy vào cự án hay thiện án- Chườm nóng: là ngải cứu sao, lá cúc tần rang muối, đắp paraffin, túi chườm thảo dược, đèn hồng ngoại vùng đau.

🌿 Thấp tý.- Triệu chứng: Bệnh do thấp là chính thì đau ê ẩm, cơ thể nặng nề, có hoặc không có sưng nóng đỏ đau (do thấp lâu hóa nhiệt), những hôm thay đổi thời tiết đặc biệt là từ nắng sang mưa thì đau tăng. Mạch hoạt, lưỡi bệu, rêu dày.- Phép trị: Trừ thấp khu phong tán hàn.- Phương dược:- Bài ý dĩ nhân thang: Ý dĩ, Quế chi, Thược dược, Thương truật, Đương duy, Cam thảo, Ma hoàng, Sinh khương Nếu khí huyết hư nhược cần phối hợp với phép bổ khí huyết, tư dưỡng can thận. Dùng bài Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang: Hoàng kỳ, Quế chi, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo.

Không dùng thuốc- Châm cứu: ôn châm vùng đau.- Xoa bóp bấm huyệt vừng đau.- Chườm nóng bằng thảo dược.

🌿 Phong tý.- Triệu chứng:Đau do phong thì đau không cố định mà luôn di chuyển từ khớp này sang khớp khác, đau tăng khi thay đổi thời tiết, co duỗi khó khăn, mạch phù, lưỡi trắng. Thường gặp trong các bệnh như: viêm đa khớp dạng thấp mạn, bệnh gút mạn, thoái hóa khớp tuổi già.- Phép trị: Khu phong trừ thấp tán hàn thông kinh lạc.- Các vị thuốc phát tán phong thấp: Hy thiêm thảo, Tang ký sinh, Thiên niên kiện, Thổ phụ linh, Dây đau xương, Ngũ gia bì, Khương hoạt, Độc hoạt, Phòng phong, Tần giao, Thương truật, Uy linh tiên, Mộc qua.- Phương dược: Bài Phòng phong thang: Phòng phong, Tần giao, Hoàng cầm, Đương quy, Cát căn, Sinh khương, Xích linh, Khương hoạt, Cam thảo, Hạnh nhân, Quế chi- Công dụng: trừ phong thấp hàn.- Chủ trị: Đau các khớp luôn di chuyển.

Không dùng thuốc- Châm cứu: điện châm, hào châm.- Xoa bóp, bấm huyệt.- Chườm nóng🌿 Nhiệt tý.- Triệu chứng: Đau các khớp kèm theo sưng nóng đỏ. Gặp trong các bệnh viêm khớp cấp hoặc đợt cấp của viêm khớp mạn tính.- Phép trị: Thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp thông lạc.- Phương dược: Quế chi thược dược tri mẫu thang: Quế chi 8g, Tri mẫu 12g, Bạch truật12g, Bạch thược12g, Ma hoàng 8g, Cam thảo8g, Phòng phong 12g, Sinh khương 2g, Phụ tử chế12g.- Công dụng: trừ phong thấp, thanh lý nhiệt, thông kinh lạc.- Chủ trị: chứng phong thấp nhiệt viêm khớp cấp có sưng nóng đỏ đau, sốt, đợt cấp của viêm khớp mạn.

🌿 Tý chứng kèm hư chứng.- Triệu chứng: bệnh lâu ngày với đau khớp, đau lưng, đau vai gáy hay tái đi tái lại, kèm theo các triệu chứng can thận hư.- Phép trị: khu phong trừ thấp tán hàn, bổ ích can thận, thông kinh hoạt lạc.- Phương dược: Độc hoạt ký sinh thang:Độc hoạt 8g Thục địa 8gPhòng phong 8g Bạch thược 12gTang ký sinh 20g Tế tân 4gĐảng sâm 8g Đỗ trọng 12gPhục linh 4g Tần giao 12gCam thảo 6g Ngưu tất 8gXuyên khung 8g Quế tâm 4gĐương quy 12g- Công dụng: trừ phong thấp hàn, bổ can, bổ khí huyết.- Chủ trị: Phong hàn thấp tý đau các khớp, chân tay co duỗi khó khăn, can thận đều khuy tổn.- Phân tích bài thuốc: Trong phương dùng Đỗ trọng, Ngưu tất, Tang ký sinh để bổ ích can thận, cường cân tráng cốt. Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược để hòa doanh, dưỡng huyết theo thuyết “trị phong tiên trị huyết, huyết hành thì phong tự kết”.Đảng sâm, Phục linh, Cam thảo để ích khí phù tý. Các vị trên đều là các vị phù chính khư tà, làm cho chính khí vượng thì tà tự trừ. Độc hoạt, Tế tân, vào thận kinh tìm phong trừ bỏ chứng tý, khiến cho tà xuất ra ngoài. Quế tâm vào thận kinh, huyết phận để khư hàn chỉ thống. Tần giao, Phòng phong khư phong tà, hành cơ biểu, thắng thấp.

🌿 Hoặc phân chứng đau thành 2 thể bệnh: Phong hàn thấp ngưng trệ trong cơ thể lâu ngày đều có thể hoá nhiệt mà sinh ra chứng nhiệt tý chia chứng tý làm 2 thể bệnh là phong hàn thấp tý và phong thấp nhiệt tý

🍁 Phong Thấp Nhiệt Tý:Đau khớp, vùng đau sưng nóng đỏ, đắp lạnh dễ chịu, cử động đáu nhiều hơn. Thường có sốt, thân mình nóng, Tiểu vàng tiêu phần nhiều bón, mồm khát, bứt rứt. Lưỡi đỏ, rêu vàng, mạchhoạt sác.- Pháp trị: Thanh nhiệt, giải độc làm chính, phụ thêm sơ phong, thông lạc.- Dùng bài Thạch Cao Tri mẫu Quế Chi Thang :Tri mẫu, Thạch cao, Ngạnh mễ, Cam thảo, Quế chi.- Nếu nhiệt nhiều tổn thương tân dịch gia: Sinh địa, Nhân trần, Chi tử, Địa long.

🍁 Phong Hàn Thấp Tý : Vùng khớp cơ bị bệnh sang đau nhức nhưng không đỏ, không nóng, cbườm nóng dễ chịu. Người bênh sợ gió, sợ lạnh, đau có thể di chuyển nhiều cơ khớp, chân tay nặng nề, Rêu lưỡi trắng mỏng, nhớt, mạch Khẩn hoặc Trầm Hoãn.- Pháp trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp.- Dùng bài Quyên Tý Thang gia giảm: Khương hoạt, Độc hoạt, Quế tâm. Tần giao, Đương qui, Xuyên khung, Cam thảo, Hải phong đằng, Tang chi, Nhũ hương, Mộc hương.

– ếu phong thắng gia: Khương hoạt, thêm Phòng phong.- Nếu hàn thắng gia: Xuyên ô (chế), Tế tân.- Nếu thấp thắng gia Phòng kỷ, Ý dĩ nhân.- Bệnh lâu ngày, chính khí suy, ra mồ hôi, sợ gió: thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch thược, Can khương, Đại táo, giảm bớt thuốc trừ phong như Khương hoạt, Độc hoạt. Tần giao.- Nếu can thận bất túc, lưng gối đau mỏi: thêm Đỗ trọng, Ngưu tất, Tang ký sinh.- Nếu khớp sưng to, rêu lưỡi trắng, hơi vàng: có triệu chứng hoá nhiệt gia: Quế chi, Thược dược, Tri mẫu, Cam thảo, ma hoàng, Bạch truật, Phòng phong, Phụ tử, Sinh khương.- Nếu bị chứng tý lâu ngày không khỏi làm cho khí huyết ngưng trệ nặng hơn, đau hơn thì ngoài những thuốc đã dùng trên, có thể cho thêm các loại thuốc thuộc loại côn trùng như Khương lang, Toàn yết, Xuyên sơn giáp, Địa long …

Chứng tý ngoài việc dùng thuốc có thể trị bằng châm cứu, xoa bóp, đắp thuốc tại chỗ, xông … cũng đem lại kết quả khả quan.

Chứng tý thường biểu hiện ở gân, cốt, cơ nhục đau nhức, khớp xương không lợi đều là những nơi biểu hiện của can thận (thận chủ cốt, can chủ cân, eo lưng đầu gối là phủ của thận), do đó bệnh lâu ngày tất làm cho can thận đều khuy tổn. Như vậy, cùng với sử dụng thảo dược, bài thuốc, châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt đặc biệt tốt cho các bệnh đau (thống, tý) đau cấp tính hay mạn tính gây đau dai dẳng , kéo dài ..:Y học cổ truyền hầu như có thể áp dụng rộng rãi để điều trị đau cấp hoặc đau mạn trừ số ít các trường hợp đau cần cấp cứu như đau ruột thừa, đau do mới bị chấn thương, mắc bệnh ngoài da, đau không rõ nguyên nhân..

Đau quan niệm và điều trị là thế mạnh của YHCT trong giải quyết hay điều chỉnh “ khí huyết lưu thông, tinh thần thoải mái” sự cân bằng này được lập lại giáp chăm sóc tốt sức khỏe và bệnh tật trong đó có đau do thể chất hay tinh thần..

Bệnh viện đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ397 Đường Nguyễn Văn Cừ, P.An Bình, Q.Ninh Kiều, TP.Cần ThơTổng đài đặt lịch khám 18001115Thứ 2 – Thứ 7 : 7g – 16g30Cấp cứu: 24/24ĐT: 0292 378 9911Email: [email protected]