GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI TOÁN: NHẬN BIẾT THỨ TỰ CÁC NGÀY TRONG TUẦN

GIÁO ÁN

Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên

Lĩnh vực: Phát triển nhận thức

Hoạt động: Làm quen với toán

Tên bài: Nhận biết các ngày trong tuần

Lứa tuổi: 5 – 6 tuổi

Thời gian: 25 – 30 phút

Người thực hiện: Nguyễn Thị Oanh

I/ Mục đích, yêu cầu

a) Kiến thức:

– Trẻ biết tên gọi, thứ tự và số lượng các ngày trong tuần ( 1 tuần có 7 ngày: Thứ 2, thứ 3,……….chủ nhật).

– Biết các ngày đi học và ngày nghỉ trong tuần.

– Làm quen với một số loại lịch: Lịch bàn, lịch tay, lịch treo tường.

b) Kỹ năng:

– Trẻ biết sắp xếp theo thứ tự từ trái sang phải.

– Kỹ năng hoạt động nhóm.

– Chơi trò chơi thành thạo.

c) Thái độ:

– Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

II/ Chuẩn bị

a)Chuẩn bị của trẻ:

– Đồ dung đủ cho 21 trẻ (mỗi trẻ 1bảng gài, 1 rổ đồ dùng có 7 hình tròn các màu, trên mỗi hình có các chữ số từ 1 – 7 và tên các thứ trong tuần.

– Hình ảnh các hoạt động minh họa cho các buổi trong ngày: Sáng, trưa, chiều, tối.

– Tờ lịch tượng trưng từ thứ 2 đến chủ nhật cho 3 đội chơi.

– 3 tờ giấy A0

b) Chuẩn bị của cô:

– Giống của trẻ nhưng kích thước to hơn.

– Nhạc bài hát Vui đến trường, Cả tuần đều ngoan.

– Máy chiếu.

– Các loại lịch: Lịch treo tường, lịch để bàn, lịch túi

III/ Tiến hành hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Ổn định, gây hứng thú

– Cho trẻ hát bài hát “Vui đến trường”

– Chúng mình vừa hát bài hát gì?

– Bài hát nói về điều gì?

– Hàng ngày chúng mình đi học vào buổi nào?

– Bạn nào giỏi cho cô biết có những buổi nào trong ngày?

*Hoạt động 1: Ôn các buổi trong ngày

– Hôm nay đến với lớp chúng mình cô đã chuẩn bị sẵn 1 trò chơi, trò chơi có tên là “Ô cửa bí mật”. Để chơi được trò chơi này thì cô sẽ chia lớp mình thành 4 đội chơi. Trên màn hình cô có 4 ô số, sau khi lật ô số các đội sẽ thật nhanh tay lắc sắc xô để giành quyền trả lời và nói xem ô số đó nói về buổi nào trong ngày. Chúng mình đã rõ cách chơi chưa?

– Tạo nhóm – Tạo nhóm

– Chúng mình tạo cho cô thành 4 nhóm nào.

– Cô cho trẻ lật ô số và đặt câu hỏi:

+ Bức tranh nói về buổi nào trong ngày?

+ Tại sao con biết đó là buổi….?

– Chúng mình vừa xem hình ảnh các buổi trong ngày. Đó là buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều và buổi tối.Vậy không biết, trong 1 tuần thì có bao nhiêu ngày nhỉ? Bây giờ cô và chúng mình sẽ cùng đi tìm hiểu nhé.

*Hoạt động 2: Dạy trẻ nhận biết các ngày trong tuần

– Bây giờ chúng mình sẽ đứng lên vừa đi vừa hát bài hát “Cả tuần đều ngoan” và lấy đồ dùng nào.

+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?

+ Bài hát nói về những ngày nào trong tuần?

– Trong rổ đồ chơi cô đã chuẩn bị những hình tròn màu tượng trưng cho các ngày trong tuần đấy. Các con lấy giúp cô hình tròn màu xanh nào.

+ Con có nhận xét gì về hình tròn này nào?

– Đúng rồi, hình tròn màu xanh là tượng trưng cho ngày thứ 2 có chữ số 2 và từ “thứ hai”.

+ Thứ 2 còn được gọi là ngày gì?

– Đúng rồi, thứ 2 còn được gọi là ngày đầu tuần, là ngày chúng ta bắt đầu đi học, bố mẹ bắt đầu đi làm cho 1 tuần mới đấy.

+ Sau thứ 2 sẽ là thứ mấy nhỉ?

– Chúng mình lấy giúp cô hình tròn màu vàng nào.

+ Theo chúng mình hình tròn màu vàng sẽ là thứ mấy? Vì sao con biết?

– Đúng rồi, hình tròn màu vàng là tượng trưng cho ngày thứ 3, vì bên trong hình tròn có chữ số 3 và từ “Thứ ba”.

– Chúng mình tìm trong rổ đồ chơi giúp cô hình tròn màu hồng nào.

+ Theo các con hình tròn màu hồng này là tượng trưng cho ngày thứ mấy? Tại sao con biết đó là thứ 4?

– Vậy tiếp theo ngày thứ 4 sẽ là ngày thứ mấy?

– Chúng mình lấy giúp cô hình tròn tượng trưng cho ngày thứ 5 nào.

+ Và bây giờ là 1 câu hỏi khó hơn này. Ngày nào trong tuần mà các bạn ngoan và học giỏi sẽ được cô giáo tặng phiếu bé ngoan nào?

– Chúng mình lấy giúp cô hình tròn tượng trưng cho thứ 6 nào.

– Bây giờ chúng mình nhìn trong rổ xem còn ngày nào nữa nào.

+ Vì sao chúng mình biết đó là ngày thứ 7?

– Trong rổ của chúng mình còn gì nữa không?

Chúng mình lấy ra giúp cô nào.

+ Các con thấy hình tròn này có gì khác so với những hình tròn khác?

+ Hình tròn này tượng trưng cho ngày thứ mấy nào?

– Đúng rồi, hình tròn này có màu đỏ, chỉ có chữ mà không có số, là ngày mà mọi người được nghỉ ngơi sau 1 tuần học hành và làm việc mệt mỏi đấy.

– Chúng mình đếm giúp cô xem có bao nhiêu hình tròn nào.

– Mỗi hình tròn này sẽ tượng trưng cho 1 ngày, vậy 1 tuần có bao nhiêu ngày?

– Ngày nào là ngày đầu tuần? Ngày nào là ngày cuối tuần?

– Chúng mình phải đi học vào những ngày nào?

– Chúng mình xếp những ngày chúng mình đi học xuống hàng dưới nào.

– Vậy còn 2 ngày ở trên là ngày gì? Chúng mình được làm gì vào 2 ngày này?

*Cô chốt lại: Một tuần có 7 ngày, từ thứ 2, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ, sáu, thứ bảy, rồi đến chủ nhật. Sau ngày chủ nhật được nghỉ, chúng ta lại bắt đầu một tuần học mới là ngày thứ hai đấy các con ạ.

– Cô đố – cô đố

+ Đố chúng mình biết chúng mình được nghỉ học ngày nào?

– Đúng rồi, chúng mình cất 2 ngày thứ 7 và chủ nhật giúp cô nào.

+ Hôm nay là thứ 5 thì ngày mai là thứ mấy?

– Cô cho trẻ cất dần đồ dùng.

– Cho trẻ hát bài hát “Cả tuần đều ngoan” để cất đồ dùng.

* Làm quen với các loại lịch

– Có cách nào để chúng mình biết được ngày chúng mình phải đi học và ngày được nghỉ nhỉ?

– Đúng rồi quyển lịch có thể giúp chúng ta đấy.

– Chúng mình thử tìm xung quanh lớp chúng mình xem có quyển lịch nào không nào.

– Cô đưa trẻ đến các góc có để lịch và giới thiệu cho trẻ các loại lịch.

*Hoạt động 3: Trò chơi củng cố: Trò chơi Đội nào nhanh hơn

– “Trò chơi, trò chơi”

– Cô có các tờ lịch rất đẹp, trong mỗi tờ lịch có in các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến chủ nhật. Nhiệm vụ của mỗi đội là sẽ lên gắn từng tờ lịch này theo trình tự từ thứ 2 đến chủ nhật. Chúng mình chú ý là mỗi 1 bạn chỉ được lên gắn 1 lần thôi nhé.

– Thời gian giành cho chúng mình là 1 bản nhạc, kết thúc bản nhạc đội nào gắn nhanh và đúng nhất sẽ giành chiến thắng. Chúng mình đã sẵn sàng chơi chưa nào?

– Cô tổ chức cho trẻ chơi.

– Cô nhận xét và công bố kết quả.

– Trẻ hát

– Vui đến trường ạ

– Trẻ trả lời

– Buổi sáng ạ

– Buổi sáng, trưa, chiều và tối ạ

– Rồi ạ

– Nhóm gì – nhóm gì?

– Trẻ tạo nhóm

– Trẻ trả lời

– Vâng ạ

– Trẻ đi lấy đồ dùng

– Cả tuần đều ngoan ạ

– Thứ 2 ạ

– Trẻ lấy

– Có sô 2 ạ

– Ngày đầu tuần ạ

– Thứ 3 ạ

– Trẻ lấy

– Thứ 3, vì có số 3 ạ

– Trẻ tìm

– Thứ 4 ạ

– Thứ 5 ạ

– Trẻ lấy

– Thứ 6 ạ

– Trẻ lấy

– Trẻ tìm

– Có sô 7 ạ

– Có chứ không có số ạ

– Chủ nhật ạ

– 7 hình ạ

– 7 ngày ạ

– Trẻ trả lời

– Thứ 2…….thư 6 ạ

– Trẻ xếp

– Ngày nghỉ ạ

– Trẻ lắng nghe

– Đố gì – đố gì?

– Thứ 7, cn

– Trẻ cất

– Thứ 6 ạ

Trẻ cất đồ dùng

– Dùng lịch ạ

– Trẻ tìm

– Trẻ lắng nghe

– Chơi gì – chơi gì?

– Trẻ lắng nghe

– Rồi ạ

– Trẻ chơi

– Trẻ hưởng ứng