Giấy thông hành có thời hạn bao lâu (Cập nhật 2022)

Nhà Xinh Plaza mời các bạn xem ngay kiến thức rất hay về Giấy thông hành đi lào có thời hạn bao lâu hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi, đừng quên chia sẻ bài viết này nhé

Giấy thông hành là một trong những loại giấy tờ cần thiết khi muốn đi sang lãnh thổ của một quốc gia khác. Vậy giấy thông hành là gì? Có thời hạn bao lâu? Cùng chúng tôi theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.

giay thong hanh co thoi han bao lau

Giấy thông hành có thời hạn bao lâu (Cập nhật 2022)

1. Giấy thông hành là gì?

Trước khi tìm hiểu Giấy thông hành có thời hạn bao lâu? Ta cần biết giấy thông hành là gì?

Giấy thông hành là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam để qua lại biên giới theo điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước có chung đường biên giới.

2. Giấy thông hành có thời hạn bao lâu?

Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn. (khoản 3 Điều 7 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt nam 2019).

3. Ai được cấp giấy thông hành?

Bên cạnh việc tìm hiểu Giấy thông hành có thời hạn bao lâu, không thể bỏ qua ai được cấp giấy thông hành.

Điều 4 Nghị định 76/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về đối tượng được cấp giấy thông hành như sau:

(i) Đối tượng được cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam – Campuchia gồm: cán bộ, công chức, viên chức, công nhân đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia được cử sang tỉnh biên giới đối diện của Campuchia công tác.

Xem thêm:: Cách phát âm a dài và a ngắn: 3 phút mỗi ngày để phát âm chuẩn chỉnh như Tây | Edu2Review

(ii) Đối tượng được cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam – Lào:

– Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào;

– Công dân Việt Nam không có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh có chung đường biên giới với Lào nhưng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào.

(iii) Đối tượng được cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc:

– Công dân Việt Nam thường trú tại các xã, phường, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc;

– Cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước có trụ sở đóng tại huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc được cử sang vùng biên giới đối diện của Trung Quốc để công tác.

4. Xin cấp giấy thông hành cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 76/2020/NĐ-CP.

Cụ thể:

(i) 01 tờ khai theo Mẫu M01 đã điền đầy đủ thông tin.

Lưu ý: Tờ khai của các trường hợp dưới đây thì thực hiện như sau:

Xem thêm:: Giữ lửa hôn nhân bằng cách sống xa nhau

– Người quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định này thì tờ khai phải có xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp quản lý;

– Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi thì tờ khai do cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật khai và ký tên, có xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh của Trưởng công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú;

– Người chưa đủ 16 tuổi đề nghị cấp chung giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc với cha hoặc mẹ thì tờ khai phải do cha hoặc mẹ khai và ký tên.

(ii) 02 ảnh chân dung, cỡ 4cm x 6cm. Trường hợp người chưa đủ 16 tuổi đề nghị cấp chung giấy thông hành với cha hoặc mẹ thì dán 01 ảnh 3 cm x 4cm của trẻ em đó vào tờ khai và nộp kèm 01 ảnh 3 cm x 4cm của trẻ em đó để dán vào giấy thông hành.

(iii) Giấy tờ khác đối với các trường hợp dưới đây:

– 01 bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi;

– 01 bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện theo pháp luật đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu;

– Giấy thông hành đã được cấp, nếu còn giá trị sử dụng;

– Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ.

5. Các trường hợp thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy thông hành

Xem thêm:: Cách làm kem ca cao ngon mát lạnh tại nhà – Bột Ca Cao Dalia Natural

– Giấy thông hành còn thời hạn bị mất.

– Giấy thông hành đã cấp cho người thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

– Giấy thông hành của người thuộc trường hợp chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm.

6. Hủy giá trị sử dụng giấy thông hành còn thời hạn bị mất

– Trường hợp bị mất giấy thông hành ở trong nước, trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phát hiện giấy thông hành bị mất, người bị mất giấy thông hành trực tiếp nộp hoặc gửi đơn trình báo mất giấy thông hành theo Mẫu M02 ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan cấp giấy thông hành. Nếu vì lý do bất khả kháng không nộp hoặc gửi đơn theo thời hạn quy định thì phải giải thích cụ thể về lý do bất khả kháng.

– Trường hợp bị mất giấy thông hành ở nước ngoài, trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phát hiện giấy thông hành bị mất, người bị mất giấy thông hành phải báo cho cơ quan chức năng của nước sở tại để làm các thủ tục xác nhận việc mất giấy thông hành và được tạo điều kiện cho xuất cảnh; khi về nước phải trình báo về việc mất giấy thông hành với đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh của Việt Nam tại cửa khẩu.

– Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu có trách nhiệm tiếp nhận trình báo của người bị mất giấy thông hành ở nước ngoài và cấp giấy chứng nhận nhập cảnh theo Mẫu M03 ban hành kèm theo Nghị định này cho người bị mất giấy thông hành.

– Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn trình báo mất giấy thông hành hoặc giấy chứng nhận nhập cảnh của đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu, cơ quan cấp giấy thông hành thực hiện việc hủy giá trị sử dụng giấy thông hành bị mất và thông báo cho bộ đội biên phòng tỉnh nơi công dân được cấp giấy thông hành.

– Khi có căn cứ xác định người thuộc trường hợp chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, cơ quan cấp giấy thông hành kiểm tra, yêu cầu người đã được cấp giấy thông hành nộp lại giấy thông hành còn thời hạn để hủy giá trị sử dụng.

– Trường hợp không thu hồi được giấy thông hành còn thời hạn thì cơ quan cấp giấy thông hành thực hiện việc hủy giá trị sử dụng giấy thông hành và thông báo cho bộ đội biên phòng tỉnh nơi công dân được cấp giấy thông hành.

Trên đây là toàn bộ bài viết của ACC để trả lời câu hỏi Giấy thông hành có thời hạn bao lâu. Nếu còn gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp!