Phân tích các thuộc tính của pháp luật

Ở bài viết này, Nhà Xinh Plaza đã tổng hợp danh sách rất hay về Phân tích các thuộc tính của pháp luật hot nhất hiện nay được quan tâm nhiều nhất, đừng quên chia sẻ kiến thức rất hay qua bài viết này nhé!

Thuộc tính là tính chất vốn có, gắn liền, không thể tách rời của sự vật, hiện tượng, qua đó có thể phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng kia. Thuộc tính của pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của pháp luật, nhằm phân biệt chúng với các quy phạm xã hội khác; quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo.

Các thuộc tính của pháp luật

– Tính quy phạm phổ biến: được hiểu là tính bắt buộc thực hiện mọi quy định của pháp luật hiện hành đối với mọi cá nhân, tổ chức;

– Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:

Xem thêm:: CÔNG NGHỆ NANO BIOREACTOR

Pháp luật là phải rõ ràng, có sự chuẩn xác về nội dung bằng các điều, khoản, văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương xứng.

Yêu cầu cơ bản để bảo đảm tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật cần đáp ứng yêu cầu sau:

+ Xác định mối tương quan giữa nội dung và hình thức của pháp luật;

+ Chuyển tải một cách chính xác những chủ trương, chính sách của Đảng sang các phạm trù, cấu trúc pháp lý thích hợp;

Xem thêm:: Có nên lột hoặc nặn mụn đầu đen và cách chăm sóc làn da sau khi lột hoặc nặn mụn đầu đen

+ Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động xây dựng pháp luật;

+ Mỗi văn bản pháp luật phải xác định rõ phạm vi điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, cơ quan có thẩm quyền ra văn văn bản;

+ Phân định phạm vi, mức độ của hoạt động lập pháp, lập quy.

– Tính bảo đảm thực hiện bằng nhà nước của pháp luật:

Xem thêm:: NGUYỄN Thị Ánh Viên – Tiểu sử, tin tức, ảnh, ngày tháng năm sinh, hồ sơ báo chí. Bài báo về người GlobalVN.biz

+ Để thực hiện, nhà nước đưa vào các quy phạm pháp luật tính quyền lực áp đặt đối với mọi chủ thể, bằng cách gắn cho pháp luật tính bắt buộc chung.

+ Nhà nước sử dụng các phương pháp, phương tiện khác nhau để thực hiện pháp luật: phương pháp hành chính; kinh tế; tổ chức; tư tưởng (tuyên truyền, giáo dục pháp luật) và các biện pháp cưỡng chế. Việc sử dụng các biện pháp này hay biện pháp khác hoặc kết hợp giữa các biện pháp tùy vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Biện pháp cưỡng chế chỉ áp dụng khi các biện pháp khác không phát huy tác dụng.

– Tính hệ thống, tính thống nhất, tính ổn định và tính năng động:

+ Tất cả các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp dưới phải phù hợp với văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và không trái với Hiến pháp;

+ Pháp luật khi ban hành phải có giá trị trong một thời gian tương đối dài và phải phù hợp với các quy luật khách quan và chỉ được sửa đổi, bổ sung khi điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi.