Giữ nếp nhà trong gia đình tứ đại đồng đường | Phụ san Đời sống Gia đình | BÁO PHỤ NỮ THỦ ĐÔ – CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TP HÀ NỘI

Tứ đại đồng đường là gì hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi, đừng quên chia sẻ bài viết này nhé

Phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Tâm lý học Mã Ngọc Thể, Trung tâm Tư vấn tâm lý và giáo dục phát triển cộng đồng Khai Tâm về việc giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống trong gia đình đa thế hệ ngày nay.

TS Tâm lý học Mã Ngọc ThểTS Tâm lý học Mã Ngọc Thể

– Kính thưa TS Tâm lý học Mã Ngọc Thể, cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều mô hình gia đình đã hình thành. Mô hình gia đình “tứ đại đồng đường” có còn phổ biến và giữ nguyên giá trị như trước đây?

Gia đình là một xã hội thu nhỏ. Xã hội càng phát triển thì xuất hiện nhiều mô hình gia đình mới với nhiều sắc thái khác nhau. Gia đình “tứ đại đồng đường” là biểu hiện của mô hình đa thế hệ sống chung trong một mái nhà. Nền tảng của mô hình gia đình này là có 4 thế hệ trở lên cùng chung sống, bao gồm thế hệ từ cụ, ông/bà, bố mẹ, các cháu và thế hệ chắt (đời thứ 4). Nó có mặt tích cực và cũng xuất hiện nhiều phức tạp gây cản trở cho sự phát triển của mỗi cá nhân.

Chính vì vậy, ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều mô hình gia đình mới được hình thành như gia đình tam đại đồng đường, gia đình hạt nhân, gia đình của các ông bố, bà mẹ đơn thân… Mô hình gia đình “tứ đại đồng đường” truyền thống tuy ít đi nhưng vẫn ít nhiều giữ nguyên các giá trị đạo đức, giáo dục và có những thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Đặc điểm chung trong các gia đình “tứ đại đồng đường” là luôn giáo dục các thành viên giá trị truyền thống về đạo đức làm người, tinh thần tương thân tương ái, gắn bó máu mủ, ruột già, đoàn kết, hướng về cội nguồn, yêu thương quê cha, đất tổ. Nếu gia đình nào không có các giá trị đó thì chỉ là gia đình cộng sinh.

Xem thêm:: Fan là gì? Những điều cần biết về fan hâm mộ và anti fan

Trong mô hình gia đình nhiều thế hệ, người lớn là những tấm gương để trẻ học tập và làm theo. Sự tận tâm, bảo ban giáo dục, nâng đỡ, đùm bọc và cả sự hy sinh của thế hệ đi trước dành cho thế hệ sau đảm bảo cho sự duy trì truyền thống gia đình được bền vững và phát triển vị thế xã hội của dòng họ trong xã hội.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

– Theo Tiến sỹ, làm thế nào để hài hòa các mối quan hệ giữa các thế hệ và giữ được những giá trị tốt đẹp về đạo đức, lễ nghĩa, văn hóa trong các gia đình “tứ đại đồng đường”?

Bên cạnh những giá trị tích cực của gia đình “tứ đại đồng đường” như nêu ở trên thì kiểu mô hình gia đình này cũng bộc lộ những hạn chế, khó khăn nhất định đối với mỗi thành viên. Do nhiều thế hệ cùng chung sống nên ở mỗi thế hệ sẽ có nhận thức, đặc điểm tâm lý, kỹ năng sống và những quan điểm sống khác nhau, vì vậy dễ nảy sinh những bất đồng trong quan niệm về giá trị sống, thái độ nhìn nhận và giải quyết các vấn đề trong gia đình, ngoài xã hội. Sống trong gia đình “tứ đại đồng đường”, sự tự do của mỗi cá nhân sẽ bị hạn chế phần nào, đặc biệt đối với các thành viên trẻ khao khát có cuộc sống tự do trong hôn nhân, kinh tế và thời gian riêng tư. Vì sống trong đại gia đình sẽ luôn là không gian có sự điều chỉnh mối quan hệ theo thứ bậc và có sự quản lý sát sao về sự hiện diện của các thành viên trong từng ngày, từng hoạt động chung. Khi vắng đi một thành viên, các hoạt động có nguy cơ bị gián đoạn phá vỡ kết cấu gia đình và gây ra những xáo trộn trong hỗ trợ, tương tác với nhau.

Một vấn đề nữa là sự khác biệt trong lối sống giữa các thế hệ với nhau. Đối với thế hệ trước, bữa cơm gia đình thể hiện sự sum vầy, vui vẻ và đầm ấm, nhưng trong xã hội hiện đại, đối với thế hệ trẻ bữa cơm gia đình không được coi là quan trọng mà trở thành thứ yếu khi các dịch vụ xã hội đáp ứng đủ các nhu cầu của họ khi cần. Người già coi trọng sự quan tâm yêu thương, chăm sóc con cái qua việc thể hiện bữa cơm ngon, canh ngọt và họ luôn chú ý đến thái độ ứng xử, phép tắc gia đình của mỗi thành viên ở mỗi bữa cơm thường nhật.

Tuy nhiên, nếu thế hệ trước nhận ra mối nguy cơ tiềm ẩn này sẽ có các nguyên tắc, phép tắc ứng xử giữa các thành viên, định hướng các thành viên theo các lễ giáo gia đình, có sự kính trên nhường dưới, mọi thành viên tuân thủ và tôn trọng lẫn nhau. Khi gia đình duy trì được sự yêu thương, trách nhiệm, minh bạch, đoàn kết thì mọi phức tạp sẽ được các thành viên đồng cảm và hóa giải. Chính vì vậy, nhiều gia đình bốn, năm thế hệ vẫn chung sống hòa thuận, nhiều gia đình đến nay vẫn giữ nếp nhà, ăn chung mâm cơm, tiền tiêu chung một ví, dù không còn nhiều như trước nữa.

Xem thêm:: Lưu ý khi nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp

Giữ nếp nhà trong gia đình “tứ đại đồng đường” - ảnh 3

– Những năm gần đây, vấn đề đạo đức, lối sống là một trong những chủ đề nóng thu hút được sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình có vai trò quan trọng nhất. Theo Tiến sỹ, các gia đình, đặc biệt là gia đình đa thế hệ như “tứ đại đồng đường” cần làm gì để phát huy vai trò của mình trong xã hội hiện đại?

Sự phát triển của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào nền hành chính quản trị, kinh tế, khoa học – công nghệ và hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, quốc gia có bản sắc hay không lại phụ thuộc vào phần lớn giá trị của văn hóa dân tộc. Văn hóa dân tộc có cốt lõi được hình thành từ văn hóa gia đình, dòng họ tạo thành dòng chảy phát triển xuyên suốt lịch sử của đất nước. Do đó, giáo dục đạo đức, lối sống con người Việt Nam cần bắt đầu từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.

Xã hội giáo dục con người qua sách vở, qua chương trình giáo dục phổ thông và quản lý bằng luật pháp. Nhưng gia đình giáo dục các thành viên bằng sự yêu thương, vị tha và sức mạnh đùm bọc, đoàn kết. Không có giáo dục gia đình, mọi đứa trẻ sinh ra đều không thể tiếp nhận được các giá trị xã hội một cách chủ động. Môi trường gia đình sẽ giáo dục mỗi thành viên từ lời ăn, tiếng nói, cách cư xử từ bên trong đến ra ngoài xã hội. Trong gia đình, các thiết chế xã hội được thu hẹp lại bởi các quy tắc đạo đức, gia phong (thuần phong mỹ tục) để giáo huấn cho từng người về vai trò, vị trí trong gia đình, những điều nên làm và hành vi trái lương tâm đạo đức.

Gia đình đa thế hệ sẽ luôn có sự quan tâm chăm sóc thường xuyên lẫn nhau. Trong đó, ông bà, bố mẹ cần có lối sống và suy nghĩ tích cực để làm gương cho các con học hỏi, noi theo.

Xem thêm:: Cách phối áo khoác với áo dài truyền thống đẹp cho bạn gái

Giữ nếp nhà trong gia đình “tứ đại đồng đường” - ảnh 4

– Trước thềm năm mới, anh có lời khuyên gì cho các gia đình trong việc giữ gìn hạnh phúc?

Ông bà ta có câu “Tết đoàn viên, tết sum vầy!”. Tết đến, Xuân về là cơ hội để đại gia đình được, quây quần bên nhau. Đây là thời điểm gia đình điểm lại những việc làm tốt trong năm và chưa làm được cũng như biểu dương những đóng góp của mỗi thành viên để tạo niềm vui và động lực cho năm mới làm việc hiệu quả hơn, đồng thời giáo dục cho thế hệ sau những giá trị tốt đẹp về sự đoàn kết, yêu thương gắn bó, giúp cho mỗi người nhận thức được các giá trị làm người luôn được đặt lên hàng đầu và tránh được những sai lầm, sơ xuất không đáng có, nhận được sự chia sẻ, đồng cảm và tăng nguồn năng lượng tích cực nhiều hơn năm cũ.

Để không khí gia đình luôn được hạnh phúc, ấm cúng và trở thành nơi vui vẻ mỗi khi trở về thì mỗi thế hệ cần biết quan tâm hơn đến cảm nhận của mỗi thành viên khác trong gia đình để ai cũng nhận được sự chăm sóc, sẻ chia tâm tư, nguyện vọng và được nói lên ý kiến của cá nhân mình, hoàn thiện trách nhiệm cá nhân với gia đình sao cho mỗi người là một mảnh ghép hoàn hảo tạo nên sự gắn kết tuyệt vời trong gia đình trong bất cứ hoàn cảnh vui buồn, khó khăn hay hoạn nạn…

Xin cảm ơn TS Tâm lý học Mã Ngọc Thể và kính chúc anh năm mới luôn hạnh phúc.

QUỲNH AN (ghi)