Mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm: Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả

Mẹ nên làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

bà bầu bị ngộc độc thực phẩm

Mất nước là biến chứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm. Tình trạng này xảy ra khi bạn bị tiêu chảy và nôn mửa nghiêm trọng. Do đó, cách xử lý ngộ độc cấp thiết là mẹ cần bù lại lượng chất lỏng đã mất một cách nhanh chóng. Tốt nhất là nên ưu tiên bổ sung dung dịch uống oresol để đảm bảo bù lại đủ nước và điện giải, hãy đọc kỹ hướng dẫn pha dung dịch uống và kết hợp nghỉ ngơi nhiều.

Nếu đang cảm thấy nôn nao và khó chịu, mẹ không cần uống nhiều nước trong một lần. Thay vào đó, hãy bắt đầu bằng cách uống từng ngụm nước nhỏ và uống nhiều lần để tích lũy chất lỏng trong cơ thể.

Có thể nói, bổ sung nước là cách dễ dàng và hiệu quả để giữ cho cơ thể khỏe mạnh hoặc hỗ trợ chữa bệnh, giúp bạn nhanh phục hồi sau khi mất nước. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm gây mất nước nghiêm trọng thì nên nhanh chóng nhập viện để được truyền dịch qua đường tĩnh mạch.

Lưu ý: Mẹ có thể ăn thức ăn đặc trở lại ngay khi cảm thấy đói. Tuy nhiên, bạn nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ và tránh ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ… cho đến khi khỏe lại.

Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm khi mang thai

Trong hầu hết trường hợp, mẹ bầu cần thận trọng khi ăn uống và tránh những thức ăn không được khuyến cáo trong thai kỳ. Sau đây là một vài lời khuyên về an toàn thực phẩm giúp mẹ phòng ngừa ngộ độc hiệu quả hơn:

  • Bảo quản thịt cá tươi sống tách biệt với những thực phẩm còn lại trong tủ lạnh
  • Mẹ bầu không nên ăn các món tái sống, đặc biệt là tránh ăn thịt tái sống mà cần luôn nấu chín kỹ trước khi ăn và ăn ngay khi thức ăn còn nóng
  • Luôn rửa sạch trái cây và rau củ quả trước khi ăn
  • Hạn chế ăn thịt, thực phẩm đóng gói sẵn
  • Tránh dùng nước ép, sữa tươi hoặc sữa chưa tiệt trùng
  • Hạn chế ăn những món cần phết phô mai, các loại sốt chế biến sẵn, thịt nguội
  • Mẹ nên lưu ý đến ngày hết hạn của thực phẩm, chú ý thực phẩm nào dễ hỏng để bảo quản đúng cách và an toàn
  • Tuyệt đối không ăn thực phẩm quá hạn sử dụng kể cả khi chúng không có mùi hoặc không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào
  • Đối với thức ăn thừa và bảo quản trong tủ lạnh, mẹ cần tiêu thụ trong 2 ngày và không nên kéo dài
  • Mẹ nên thường xuyên vệ sinh khu vực nấu ăn và các dụng cụ trong nhà bếp đúng cách
  • Luôn rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi xử lý thực phẩm, đặc biệt là sau khi chạm vào thịt sống, thực phẩm tươi sống hoặc sau khi đi vệ sinh.

Việc mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho thai kỳ. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên chú trọng hơn đến việc phòng ngừa và lưu ý về an toàn thực phẩm khi mang thai. Trên thực tế, không khó để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm. Mẹ có thể tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết. Đồng thời, nếu còn nhiều băn khoăn về vấn đề này thì mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn thêm về những thực phẩm nào nên và không nên ăn để đảm bảo an toàn trong thai kỳ nhé!