Trẻ bị dính thắng lưỡi có sao không? Điều cần biết về dính thắng lưỡi

Trẻ bị dính thắng lưỡi có sao không là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Dính thắng lưỡi được coi là một tật bẩm sinh của trẻ nhỏ. Không phải trẻ nào sinh ra cũng sẽ gặp tình trạng này. Khi bị dính thắng lưỡi sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, phát âm, chính vì vậy tình trạng này cần được phát hiện và can thiệp kịp thời. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin về chủ đề này nhé.

1. Tật dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ là gì?

Như đã nói ở trên, dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ là một dị tật bẩm sinh nhẹ. Bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng có thể có nguy cơ mắc phải do bị ngắn dây thắng lưỡi. Thắng lưỡi là một lớp màng mỏng niêm mạc ở phía dưới lưỡi. Khi bị dính thắng lưỡi thì sẽ làm hạn chế cử động bình thường ở lưỡi của trẻ trong hoạt động như: ăn uống, thè lưỡi,…

Theo số liệu đã được tổng hợp và thống kê, có khoảng 5% trẻ sơ sinh sinh ra sẽ bị mắc dị tật này. Tình trạng này có thể được phát hiện ngay trong tháng đầu sau sinh nếu như được đi thăm khám sức khỏe sau sinh. Đối với một số gia đình tình trạng này có thể hoặc trẻ sẽ được phát hiện tật dính thắng lưỡi muộn hơn khi cha mẹ thấy bé khó bú, khó phát âm hay lên cân chậm. Tật dính thắng lưỡi ở trẻ em có thể bị dính nhiều hoặc dính ít.

2. Dấu hiệu nhận biết & nguyên nhân của dính thắng lưỡi

2.1 Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dính thắng lưỡi

Một số dấu hiệu dễ nhận biết mà cha mẹ có thể quan sát và phát hiện sớm trẻ bị dính thắng lưỡi chẳng hạn như là:

– Khi bé bú bị gặp khó khăn

– Cha mẹ nhìn thấy thắng lưỡi của trẻ ở dưới lưỡi ngắn hơn bình thường

– Lưỡi của bé không thể đầy sang hai bên dễ dàng

– Trẻ không thể nâng lưỡi lên và chạm vào hàm trên

– Lưỡi của bé nếu bị dính thắng lưỡi thì không thể đưa ra khỏi hàm dưới khoảng 1-2mm.

2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân mà khiến cho trẻ em gặp phải hiện tượng bất thường này hiện vẫn chưa được các nhà nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân rõ ràng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là do di truyền, tuy nhiên vẫn chưa được công nhận là chính xác.

3. Trẻ bị dính thắng lưỡi có sao không?

Trẻ bị dính thắng lưỡi có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển miệng của bé và bên cạnh đó cách bé ăn, nuốt và nói cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Một số vấn đề cụ thể mà trẻ bị dính thắng lưỡi có thể gặp phải:

– Trẻ bị dị dính thắng lưỡi thường sẽ gặp khó khăn khi bú mẹ. Gặp phải tình trạng này là do con bị dính thắng lưỡi và không thể ngậm núm vú đúng cách. Việc này có thể khiến con không nhận được đủ dưỡng chất cần thiết khi còn nhỏ.

– Răng cửa dưới sẽ bị thưa. Dây thắng lưỡi khi bị dính rất có thể sẽ dẫn đến sự hình thành khoảng trống giữa hai răng ở phía hàm dưới, sau này nếu không được phát hiện sớm lâu dần sẽ khiến răng bị ảnh hưởng, xô sang hai bên gây mất thẩm mỹ.

– Phát âm, nói chuyện hàng ngày cũng sẽ bị ảnh hưởng. Một số âm sẽ bị phát âm khó như là t, d, s, th, r, l và z.

– Lưỡi không thể đưa đẩy thuận tiện trong miệng, vì vậy nếu không vệ sinh răng thật kỹ thì rất có thể sẽ gặp vấn đề răng miệng như: mắc thức ăn, sâu răng,…

– Việc liếm môi hay chơi những loại nhạc cụ phải lấy hơi cũng sẽ vô cùng khó khăn. Nhiều trẻ không thể làm được.

4. Cắt thắng lưỡi có nguy hiểm hay không?

Việc cắt thắng lưỡi liệu có nguy hiểm gì không là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ khi có con bị dính thắng lưỡi. Không chỉ vậy việc chăm sóc trẻ sau khi cắt thắng lưỡi cho trẻ cũng là một trong những thắc mắc thường gặp.

Việc cắt thắng lưỡi cho trẻ khá đơn giản và không gây nguy hiểm, đặc biệt với thời điểm công nghệ y tế phát triển như hiện nay. Nhưng quan trọng nhất là cha mẹ phải lựa chọn cơ sở y tế uy tín thực hiện để đảm bảo an toàn cho con cao nhất. Nếu như sau khi thăm khám, trường hợp của trẻ tương đối nặng ở độ 3, độ 4 thì nên được thực hiện trước 3 tháng tuổi. Nếu như trẻ gặp phải nhiều lý do chưa thể phẫu thuật ngay thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp thay thế cho trẻ khi đang bú mẹ.

Có 2 phương pháp cắt thắng lưỡi đang được áp dụng hiện nay: Cắt thắng lưỡi gây tê và áp mê (tuỳ theo sự phối hợp của các bé,và mức độ phức tạp của dính thắng lưỡi). Ca tiểu phẫu thường diễn ra trong khoảng vài phút và bé được về ngay trong ngày.

5. Những lưu ý trong việc chăm sóc trẻ sau phẫu thuật

Những điều cha mẹ cần chú ý sau khi bé được thực hiện phẫu thuật cắt thắng lưỡi để nhanh lành hơn là.

– Vết thương màu trắng có thể sẽ xuất hiện sau khi bé được thực hiện cắt thắng lưỡi và điều này sẽ biến mất sau một vài ngày.

– Cha mẹ cũng cần đặc biệt quan sát tình trạng của trẻ, nếu như có tình trạng chảy nước, dịch hay chảy máu khu vực phẫu thuật thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, tránh tình trạng bị nhiễm trùng.

– Nếu như trẻ được cho thuốc thì nhớ cần uống đủ liều và đúng giờ quy định.

– Tuyệt đối không nên cho trẻ đụng tay vào vết thương vừa phẫu thuật để có thể tránh được việc nhiễm trùng

– Hướng dẫn con trẻ tự vận động lưỡi bằng cách đưa lưỡi lên/xuống, đưa sang hai bên, uốn lưỡi, thè lưỡi ra ngoài đối với trẻ đã lớn. Còn với trẻ nhỏ thì sau phẫu thuật, cha mẹ nên nâng lưỡi con lên xuống, kéo nhẹ sang hai bên ngày khoảng 2 lần để lưỡi trẻ linh hoạt hơn.

Hy vọng với thông tin về chủ đề trẻ bị dính thắng lưỡi, đã có thể bổ sung vào cẩm năng chăm trẻ của nhiều gia đình rồi. Và chúng tôi cũng hy vọng đã giải đáp được câu hỏi của nhiều cha mẹ rồi, hãy cùng đón chờ những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.