Bé bị vàng da không nên ăn gì? 6 loại thực phẩm mẹ nhất định cần tránh

Ở trẻ em, bị vàng da là một bệnh lý khá phổ biến và chỉ xuất điện trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên các mẹ vẫn không được chủ quan mà cần theo dõi và tìm cách chữa trị sớm cho con. Bé bị vàng da không nên ăn gì? Tham khảo ngay 6 loại thực phẩm dưới đây để áp dụng cho con nhé.

Bệnh vàng da ở trẻ nhỏ là gì?

Vàng da hay còn gọi là hoàng đản, thường gặp ở trẻ sơ sinh bắt đầu từ ngày thứ 2 sau sinh và kéo dài khoảng 1-2 tuần. Triệu chứng rõ nhất của bệnh vàng da ở trẻ nhỏ đó chính là phần da và lòng trắng của mắt có màu vàng nhạt. Sau đó màu vàng này còn xuất hiện ở các vị trí như ngực, bụng, rốn hoặc tay chân, lòng bàn tay, bàn chân. Thậm chí chúng còn chuyển hóa và làm thay đổi màu nước tiểu, màu phân.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết để điều trị cho bé kịp thời

Vàng da là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ sơ sinh
Vàng da là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây ra bệnh vàng da

Bilirubin là chất được tạo ra trong quá trình phân hủy của tế bào hồng cầu. Nếu lượng bilirubin trong máu tăng quá cao thì dẫn đến da bị vàng. Điều này khiến thay đổi màu da và mắt. Đây cũng là nguyên nhân chính gây bệnh vàng da ở trẻ nhỏ

Ngoài ra, bệnh vàng do còn xuất phát từ các nguyên nhân khác như sau:

Trẻ sinh thiếu tháng

Khi bé ra đời sớm (khoảng tuần thứ 37) thì có nguy cơ mắc bệnh vàng da cao hơn. Nguyên nhân là do gan chưa phát triển toàn diện nên không thể đào thải các chất bilirubin nhanh chóng.

Trẻ bị dị ứng sữa mẹ

Nếu bé bị dị ứng sữa hoặc sữa mẹ có chứa nhiều vitamin A cũng có thể gây nên bệnh vàng da. Song sữa mẹ còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng khác nên bé có thể tiếp tục bú sữa để khỏe mạnh hơn.

Bé bị vàng da không nên ăn gì?

Bé bị vàng da không nên ăn gì? 6 nhóm thực phẩm sau đây mẹ nên tránh:

Thức ăn cay và nhiều dầu mỡ

Do cơ thể của bé, đặc biệt là gan chưa hoàn thiện chức năng như người lớn nên các thức ăn cay và nhiều dầu mỡ tuyệt đối không nên sử dụng. Đây cũng là nhóm thực phẩm khiến các cơ quan nội tạng hoạt động, co bóp nhiều hơn và khiến bé mệt hơn.

Không dùng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ cho bé
Không dùng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ cho bé

Đồ ngọt

Hạn chế sử dụng đồ ngọt cho bé bị vàng da vì nó khiến gan gặp nhiều khó khăn khi đào thải. Nếu nhất định phải dùng thực phẩm có đường, mẹ nên ưu tiên lựa những nguồn đường tự nhiên, an toàn cho bé.

Thực phẩm chứa nhiều muối

Trong muối có hàm lượng Natri lớn, khi bé ăn và hấp thụ vào cơ thể sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi cho gan, khiến gan hoạt động nhiều hơn để thải độc tố. Vì vậy tốt nhất mẹ không nên sử dụng nhóm thực phẩm này cho bé.

Thực phẩm đóng gói sẵn

Bé được vàng da không được ăn gì? Đó chính là các loại thực phẩm đóng gói sẵn vì chúng làm suy yếu hệ tiêu hóa và gây hại cho tình trạng của bé. Khiến cho bệnh vàng da ngày càng kéo dài.

Đồ uống có ga

Các loại đồ uống ga chứa thành phần kích thích cao, tỷ lệ đường tương đối lớn nên cũng cần hạn chế sử dụng cho bé trong thời gian bị bệnh.

Tuyệt đối không dùng đồ uống có ga
Tuyệt đối không dùng đồ uống có ga

Thực phẩm có chất bảo quản

Nhóm thực phẩm cần tránh khi bé bị vàng da tiếp theo đó chính là các loại thực phẩm có chất bảo quản. Thực tế chúng ta đều hiểu các thực phẩm này không những không tốt mà còn độc hại. Nếu sử dụng cho bé sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm và khiến bệnh trầm trọng hơn.

Bé bị vàng da nên ăn gì để hết bệnh?

Ngoài những thông tin về việc không nên ăn gì khi bé bị vàng da thì mẹ cũng hết sức lưu ý đến các nhóm thực phẩm tốt cho bé để đảm bảo lượng dưỡng chất cung cấp cho con hàng ngày. Mẹ có thể tham khảo ngay các nhóm thực phẩm dưới đây

Ăn các loại rau có lá xanh đậm

Các loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, cải xoăn, cải xoong, măng tây…hoặc các loại rau củ có màu xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nếu bé bị vàng da, mẹ cần ưu tiên bổ sung rau xanh trong thực đơn. Điều đó giúp con nhanh chóng hồi phục.

Cho bé uống nhiều nước hơn bình thường

Bé bị vàng da nên uống nước nhiều hơn. Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất giúp giải độc gan, thanh lọc cơ thể, đào thải lượng bilirubin ra ngoài nhanh chóng. Với những bé sơ sinh còn nhỏ, mẹ thay bằng việc cho con bú sữa mẹ.

Bổ sung thêm hoa quả

Các loại hoa quả như cam, bưởi, dưa hấu, táo… chứa nhiều vitamin C giúp tăng men gan, lọc thận, thanh lọc cơ thể. Ngoài nước lọc và sữa mẹ thì việc bổ sung thêm hoa quả tươi. Tất cả rất cần thiết và giúp con sớm chấm dứt tình trạng vàng da.

Bổ sung hoa quả trong thực đơn hàng ngày
Bổ sung hoa quả trong thực đơn hàng ngày

Trái cây khô, rau mầm và các loại đậu

Hàm lượng protein và chất xơ trong trái cây khô, rau mầm và các loại đậu là rất cao. Đặc biệt chất béo đó là chất béo không hại, dễ tiêu hóa và rất tốt với cơ thể. Các loại đậu và rau mầm giúp kích thích hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe của gan. Vì vậy bổ sung nhóm thực phẩm này vào thực đơn cho bé sẽ mang đến nhiều hiệu quả.

Mẹ có thể sử dụng thêm nước tắm từ thảo dược để làm sạch da cho trẻ bị vàng da.
Mẹ có thể sử dụng thêm nước tắm từ thảo dược để làm sạch da cho trẻ bị vàng da.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm về sữa tắm thảo dược Diệp An Nhi. Đây là sản phẩm tắm chiết xuất 100% tự nhiên, an toàn và nhẹ dịu với làn da của bé, không chứa thành phần hóa học. Sữa tắm giúp bé thoải mái, dễ chịu, mẹ chăm con “nhàn” hơn mà không phải lo lắng các căn bệnh như chàm sữa, hăm tã, mề đay, mẩn ngứa….

Với những chia sẻ về vấn đề bé bị vàng da không nên ăn gì? Đồng thời mách mẹ thực phẩm nào cần bổ sung cho bé, mong rằng các mẹ sẽ yên tâm hơn khi gặp tình trạng này. Bệnh vàng da không quá nguy hiểm, chỉ cần mẹ bình tĩnh và thông minh để chăm con đúng cách thì bé sẽ nhanh chóng hồi phục.