8 Phương pháp chữa căng sữa sau sảy thai

Hiện tượng sảy thai là một trong những trải nghiệm khá khó khăn với bất kể chị em phụ nữ nào gặp phải. Chúng không chỉ gây ra cú sốc về mặt tâm lý mà còn gây ra khá nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em. Trong đó ảnh hưởng phổ biến nhất chính là tình trạng bị căng sữa sau sảy thai. Vậy tình trạng này xuất hiện trong bao lâu? Cách điều trị như thế nào? Cùng các chuyên gia FaGoMom tìm kiếm lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Căng sữa có gây ra nguy hiểm không.

Căng sữa sau sảy thai bị bao lâu

Trong suốt thời gian mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ phải chịu tác động của việc thay đổi nội tiết tố. Tất cả các nội tiết tố ở bên trong cơ thể sẽ làm cho vú của mẹ tiết ra sữa non. Nhưng, khi có dấu hiệu bị sẩy thai và chấm dứt về thai kỳ đột ngột, nồng độ của các chất này sẽ thay đổi một cách nhanh chóng và tác động trực tiếp tới bộ phận bên trong cơ thể như: tử cung, âm đạo, hệ thống thần kinh,…

Sữa sẽ được tiết ra nhưng không cho con bú, bởi vậy gây ra hiện tượng bị đau nhức hoặc cụ thể là tình trạng căng sữa sau sảy thai. Đây chỉ một một trong những hiện tượng khá bình thường và hiện tượng này sẽ được biến mất tầm 10 -12 ngày. Nhưng nếu hiện tượng này không tự biến mất, thì bạn cần phải thăm khám bác sĩ để có biên pháp xử lý tốt nhất.

Tình trạng căng tức sữa sau sảy thai bao lâu

Tình trạng căng tức sữa sau sảy thai bao lâu

8+ cách chữa căng sữa sau sảy thai

Xem thêm: Dịch vụ thông tắc tia sữa tại nhà của Fagomom ưu đãi trong tháng còn 350K

Tình trạng căng sữa sau sảy thai sẽ làm cho chị em phụ nữ rất khó chịu do các cơn đau âm ỉ, nhức nhói tại bầu ngực. Lúc này bạn đừng quá lo lắng, FaGoMom sẽ chia sẻ với bạn về một số biện pháp hữu hiệu được nhiều người sử dụng ở dưới đây:

Chườm ấm / chườm lạnh cho vú

Để giảm sưng tuyến sữa, chị em có thể chườm mát vú và nách. Bạn có thể chườm lạnh bằng một túi nước lạnh hoặc một túi rau câu lạnh tự làm (để túi trong tủ lạnh trước đó khoảng 20 phút). Nên để một lớp khăn mỏng trên tuyến vú khi chườm lạnh (tránh lạnh quá, chườm mát chỗ bị giãn).

Mẹ cần làm ấm ngực, điều này có thể giúp căng tức bầu sữa. Mẹ sau khi bị sẩy thai có thể xông hơi nước ấm hoặc chườm ấm lên tuyến vú của mình mỗi khi có hiện tượng căng tức, khó chịu.

chườm ấm - chườm lạnh cho vú

Chườm ấm – chườm lạnh cho vú

Massage làm giảm căng tức sữa

Xoa bóp vú trong trường hợp căng tức bầu sữa chỉ là một trong nhiều cách giúp làm mất khối tắc. Massage ngực đúng cách là massage bầu ngực làm giảm căng tức sữa nhẹ nhàng nhưng phải tạo một lực tương đối chắc vào nơi bị tắc, massage từ nơi bị tắc về phía đầu vú.

– Thực hiện massage bầu ngực bằng cách dùng 2 lòng bàn tay massage nhẹ nhàng bầu ngực (khoảng 30 giây) rồi dùng 5 ngón tay tập trung lại xung quanh quầng vú.

– Thời điểm xoa bóp là bất kỳ lúc nào.

Sử dụng lá mít để loại bỏ căng tức tia sữa

Mít thuộc vào dòng cây ăn quả khá phổ biến tại các vùng quê, đối với mẹ sau sinh hay bị sẩy thai tại vùng nông thôn. Các mẹ có thể sử dụng lá mít để loại bỏ tình trạng bị căng tức tia sữa của mình.

– Bạn chỉ cần hái 1 nắm lá mít, rửa thật sạch, để cho ráo nước, lau khô lá mít.

– Lấy lá mít đó hơ trên lửa cho thật nóng, đắp lên bầu vú bị tắc rồi lấy tay xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ về phía đầu vú.

– Lá mít nguội thì thay bằng lá khác.

– Khi sữa chảy, cho trẻ bú ngay.

– Áp dụng cách này trong 2-3 ngày liên tục sẽ giúp thông tắc tia sữa.

Sử dụng máy hút sữa để giúp thông sữa

Sau khi điều trị xong việc sẩy thai của mẹ nhưng với tình trạng căng tức càng tăng. Khi đó giải pháp tiếp theo là hút sữa, vắt hết sữa thừa để sửa mới tái tạo. Vì khi không vắt sữa ra, sữa cũ sẽ tích tụ lại và sữa mới tái sinh sẽ làm bầu ngực bị quá tải, có thể gây tắc tuyến sữa.

Nếu không có máy hút sữa, mẹ có thể dùng tay để vắt sữa bỏ đi, tuy nhiên việc này hơi đau. Khi vắt sữa mẹ chú ý nguyên tắc chỉ hút khi bầu ngực căng và bơm vừa phải. Nếu hút hết sữa sẽ giúp kích thích tuyến sữa tiết ra nhiều sữa, sữa về nhiều hơn!

Sử dụng máy hút sữa để thông sữa

Sử dụng máy hút sữa để thông sữa

Mặc trang phục phù hợp

Mặc áo ngực cho con bú và chọn loại vừa vặn với bạn (loại này thường có đai rộng và không có viền nhựa). Áp lực do bầu ngực căng và sưng lên có thể rất đau, vì vậy hãy đảm bảo rằng áo ngực bạn đang mặc không quá chật. Cũng nên mặc quần áo rộng rãi để không cọ xát quá nhiều vào bộ ngực rất nhạy cảm.

Đặt lá bắp cải trên ngực của bạn

Đắp lá bắp cải ướp lạnh lên ngực là một trong những cách dân gian để giảm tiết sữa. Do chứa một lượng lớn phytoestrogen nên lá bắp cải có thể làm giảm sưng các mô, giúp mạch máu co lại, lưu lượng máu giảm từ đó giảm sưng và đau bầu ngực. Đắp lá bắp cải thường xuyên sẽ giúp giảm tiết sữa.

Mẹ có thể thực hiện như sau: Dùng 2 lá bắp cải rửa sạch rồi ướp lạnh trong vòng 20 – 30 phút rồi ấn nhẹ vào 2 bầu ngực, có thể dùng ngay cả khi đi ngủ. Mỗi lá có thể bảo quản trong 24 – 48 giờ. Bạn có thể mặc áo lót để không phải dùng tay giữ lá.

Sử dụng thuốc

Nếu quá căng tức ngực, bạn có thể hỏi bác sĩ về việc sử dụng một số loại thuốc giảm đau hoặc thông tia sữa. Thuốc tiêu sữa có tác dụng làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ làm giảm tiết sữa. Sản phẩm này thường dùng cho các mẹ sau sinh muốn cai sữa cho con, hoặc những mẹ sau khi bị sẩy thai nhưng vẫn còn bị cương tức sữa.

Chăm sóc mẹ sau sảy thai

Người xưa có câu “Một lần sảy thai bằng bảy lần sinh nở”. Thật vậy, phụ nữ sau khi sảy thai phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nguy hiểm. Vì vậy, thai phụ trong giai đoạn này cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ để sớm hồi phục sức khỏe, không lưu lại những biến chứng về sau.

Tình trạng sảy thai khá nguy hiểm với chị em phụ nữ

Tình trạng sảy thai khá nguy hiểm với chị em phụ nữ

Về dinh dưỡng sau sẩy thai

– Thiết lập chế độ ăn uống khoa học sau sảy thai và bổ sung cân đối các chất dinh dưỡng. Bạn cần chú ý bổ sung vitamin, axit folic và sắt cho cơ thể cho đến khi mang thai trở lại.

– Uống nhiều nước lọc hoặc các chất lỏng khác như nước trái cây, sữa ấm… để bồi bổ cơ thể, đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Về cuộc sống

– Đây là thời điểm cơ thể bà bầu cần được nghỉ ngơi để tự phục hồi và làm lành vết thương. Bạn không cần phải nằm cả ngày trên giường mà có thể đi lại hoặc tập thể dục nhẹ nhàng.

– Massage là liệu pháp không thể thiếu đối với phụ nữ sau sảy thai giúp tăng cường lưu thông máu, giảm mệt mỏi, đau nhức và giúp nâng tử cung về vị trí cũ.

– Sau khi sẩy thai, bạn có thể bị đau ở vùng bụng dưới. Dùng túi chườm nóng đặt lên vùng bụng sẽ giảm đau hiệu quả, giúp tử cung trở lại kích thước bình thường.

– Sau khi sảy thai, nếu chị em không còn gặp các vấn đề như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo… thì có thể quan hệ tình dục trở lại sau 2 – 3 tuần đối với trường hợp sẩy thai trong 3 tháng đầu. Trong trường hợp sảy thai ở lần thứ 4 trở đi, mẹ chỉ có thể “quan hệ” trở lại sau 5-6 tuần.

Tâm lý phụ nữ bị sảy thai bất ổn, cần chăm sóc cẩn thận

Tâm lý phụ nữ bị sảy thai bất ổn, cần chăm sóc cẩn thận

Về tâm lý

– Phụ nữ thường bị tổn thương tâm lý mạnh sau khi sảy thai như cảm giác hụt ​​hẫng, buồn chán, tội lỗi, thất vọng. Để giúp bà bầu bị xẩy thai cân bằng trạng thái tinh thần, gia đình và người thân nên tâm sự, trò chuyện nhiều hơn để mẹ ổn định tinh thần hơn.

– Ngoài ra, bạn có thể làm những việc mình yêu thích như đọc sách, nghe nhạc, mua sắm, du lịch… để đầu óc tỉnh táo hơn.

Như vậy, với những thông tin chia sẻ trên đây từ chuyên gia của FaGoMom về tình trạng căng sữa sau sảy thai. Chắc chắn đã mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích, và những kinh nghiệm vàng trong cuộc sống. Chúc bạn có sức khỏe tốt!

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group

Địa chỉ:

Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

https://g.page/fagomom

Tại Hà Nội: N2C Hoàng Minh Giám, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0934 812 773 – 0911 002 444

Thời gian làm việc:

Thứ 2 – 7 : 8:00 – 18:00

Chủ nhật : 8:00 – 11:30

Kết nối với chúng tôi: