Da Bị Mẩn Ngứa Nổi Cục Như Muỗi Đốt Là Bệnh Gì?

Triệu chứng da bị mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt là tình trạng phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể là biểu hiện của các bệnh da liễu thông thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

mẩn ngứa như muỗi đốt
Da bị mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt là dấu hiệu của bệnh gì?

Da bị mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt do đâu?

Triệu chứng mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt đề cập đến tình trạng da ngứa, nổi mẩn đỏ có kích thước tương tự như vết muỗi cắn.

Triệu chứng này có thể do các tình trạng da liễu gây ra hoặc do những bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Để có hướng khắc phục phù hợp, bạn cần xác định được nguyên nhân gây ra triệu chứng này trên da.

1. Các bệnh da liễu

Hầu hết triệu chứng mẩn ngứa nổi cục đều bắt nguồn từ các tình trạng da liễu, bao gồm:

mẩn ngứa nổi cục ở trẻ em
Da bị mẩn đỏ nổi cục có thể do viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, chàm,… gây ra
  • Viêm da dị ứng: Viêm da dị ứng là bệnh lý hình thành do cơ thể tiếp xúc với dị nguyên (lông chó mèo, nấm mốc, bụi bẩn, thực phẩm,…). Khi tiếp xúc với các tác nhân này, cơ thể có xu hướng giải phóng thành phần kích thích phản ứng quá mẫn vào da, gây ra các triệu chứng như nổi mẩn ngứa, phát ban,… Ngoài biểu hiện trên da, viêm da dị ứng có thể khiến bạn hắt hơi, chảy nước mũi.
  • Viêm da tiếp xúc: Viêm da tiếp xúc là tình trạng tổn thương da do tiếp xúc với các chất kích thích (ánh nắng mặt trời, hóa chất, nhựa của một số loại thực vật, nọc độc côn trùng,…).
  • Chàm: Chàm là bệnh da liễu mãn tính vô căn, đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, phát ban, nổi mẩn,… Vì chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể nên chàm không thể chữa trị hoàn toàn. Do đó triệu chứng của bệnh có xu hướng bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi.
  • Vẩy nến: Tương tự như chàm, vẩy nến cũng là một tình trạng da liễu mãn tính và chưa xác định được nguyên nhân. Vẩy nến có nhiều thể, trong đó bệnh vẩy nến thể tròn, thể đốm và thể mụn mủ có thể làm xuất hiện triệu chứng mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt trên da.
  • Bệnh ghẻ: Bệnh ghẻ là tình trạng da liễu do nhiễm ký sinh trùng Sarcoptes scabiei. Ký sinh trùng này xâm nhập vào thượng bì, sau đó đào hang và đẻ trứng trong da, gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ,…
  • Nấm da: Hay còn gọi là hắc lào – một bệnh da liễu do vi nấm thuộc nhóm dermathophytes gây ra. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là da xuất hiện những đốm hình tròn, ngứa, nổi mẩn và có mụn nước.
  • Mề đay, mẩn ngứa: Nổi mản ngứa thành cục như muỗi đốt là dấu hiệu thường gặp của mề đay, phong ngứa. Bệnh lý này gây ra những đám ban đỏ, mẩn ngứa nổi thành cục, thành mảng trên da kèm theo tình trạng ngứa rát, khó chịu. Nếu không được điều trị sớm, mề đay có thể gây sốc phản vệ, nghẽn thở nguy hiểm.

2. Các bệnh lý tiềm ẩn

Như đã đề cập, tình trạng mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Khác với những bệnh da liễu thông thường, các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn có mức độ nặng hơn và bắt buộc phải tiến hành điều trị.

mẩn ngứa nổi cục ở mông
Nổi mẩn ngứa nổi cục cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, nhiễm HIV, suy gan,…
  • Nhiễm giun sán: Nhiễm giun sán (đặc biệt sán chó) có thể khiến da ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ,… Nếu không can thiệp sớm, giun sán có thể gây tắc ống mật và khiến toàn thân nổi mẩn, ngứa và khó chịu.
  • Bệnh tiểu đường: Tiểu đường là bệnh lý đặc trưng bởi nồng độ glucose huyết cao. Bệnh lý này ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể – trong đó có làn da. Nồng độ đường huyết cao khiến da giảm khả năng miễn dịch, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập, gây viêm, nổi mẩn và ngứa ngáy.
  • Suy giáp: Tuyến giáp là cơ quan đảm nhiệm vai trò truyền tín hiệu điều khiển quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu cơ quan này hoạt động kém, cơ thể sẽ chịu những tác động tiêu cực – trong đó có tổn thương về da. Làn da của bệnh nhân suy giáp thường có xu hướng mẫn cảm và dễ nổi mẩn ngứa.
  • Lupus ban đỏ hệ thống: Lupus ban đỏ hệ thống là tình trạng bệnh lý liên quan đến rối loạn miễn dịch. Ở bệnh nhân mắc bệnh lý này, hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể nhằm tấn công vào các cơ quan khỏe mạnh. Trong đó, da là cơ quan đầu tiên mà hệ miễn dịch nhắm vào. Các triệu chứng lâm sàng trên da bao gồm: da xuất hiện mẩn ngứa nổi cục, mề đay, vẩy nến, loét da,…
  • Suy gan: Suy gan là tình trạng gan giảm chức năng hoạt động. Gan là cơ quan đảm nhiệm vai trò chuyển hóa và đào thải những thành phần độc hại từ thực phẩm. Tuy nhiên nếu gan giảm chức năng này, một số thành phần có thể tích tụ trong cơ thể và làm phát sinh phản ứng ở trên da.
  • Nhiễm HIV: Mẩn ngứa, phát ban,… là các triệu chứng sớm ở người nhiễm HIV. Những triệu chứng này thường phát sinh trong giai đoạn cơ thể nhận biết nhiễm trùng và đang chuyển đổi huyết thanh nhằm tạo ra kháng thể HIV.

Ngoài ra, triệu chứng da mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt còn là biểu hiện của các bệnh lý về máu như đa hồng cầu, rối loạn sản sinh tủy, tăng histamine trong máu, sốt xuất huyết,…

Các biện pháp khắc phục da bị mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt

Nếu nghi ngờ triệu chứng nổi mẩn đỏ trên da là do những bệnh lý tiềm ẩn, bạn cần tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời. Khác với các bệnh da liễu, những vấn đề sức khỏe như lupus ban đỏ hệ thống, suy gan, tiểu đường, nhiễm HIV,… có thể để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không tiến hành điều trị.

Những biện pháp khắc phục cho da bị mẩn ngứa nổi cục trong bài viết chỉ phù hợp với các trường hợp do tình trạng da liễu gây ra.

1. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là biện pháp làm giảm triệu chứng trên da và ngăn ngừa tình trạng lây lan trên phạm vi rộng. Tùy vào từng trường hợp và tổn thương da mà bác sĩ sẽ kê toa loại thuốc thích hợp.

mẩn ngứa nổi cục
Sử dụng thuốc là biện pháp làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn trên da
  • Viêm da dị ứng: Đối với trường hợp này, thuốc kháng histamine đường uống và điều trị tại chỗ có thể được sử dụng nhằm giảm phản ứng quá mẫn và cải thiện tình trạng trên da.
  • Viêm da tiếp xúc: Phản ứng trên da do viêm da tiếp xúc có thể thuyên giảm khi sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc bôi chứa corticoid. Tuy nhiên khi sử dụng chế phẩm có chứa corticoid, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế để hạn chế những rủi ro phát sinh.
  • Chàm và vẩy nến: Đây là các tình trạng da mãn tính và khó điều trị. Vì vậy, bạn buộc phải sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm kem bôi chứa corticoid, salicylic acid, kem dưỡng ẩm, thuốc ức chế miễn dịch đường uống,…
  • Bệnh ghẻ, nấm da: Với những bệnh da liễu do nhiễm ký sinh trùng, vi nấm, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh/ kháng nấm đường uống hoặc điều trị tại chỗ. Để giảm tình trạng kháng thuốc khi sử dụng những loại thuốc này, bạn nên dùng đều đặn theo liều lượng và thời gian được chỉ định.

Mặc dù việc sử dụng thuốc giúp làm giảm nhanh các triệu chứng trên da, tuy nhiên những loại thuốc này cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Do đó bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa.

Đặc trị da mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt hiệu quả, an toàn bằng thuốc Đông y

Thuốc Tây có thể giảm triệu chứng nhanh nhưng tái phát nhanh và tiềm ẩn tác dụng phụ. Đi tìm 1 phương pháp có thể điều trị dứt điểm tình trạng nổi mẩn ngứa nổi cục, ngăn tái phát và an toàn không tác dụng phụ, nhiều người bệnh lựa chọn thuốc Đông y. Ngoài hiệu quả cao, trị dứt điểm tình trạng mẩn ngứa, không tái phát thì thuốc Đông y còn an toàn, không tác dụng phụ do thành phần hoàn toàn thiên nhiên.

Cơ chế điều trị mề đay bằng Đông y
Cơ chế điều trị mề đay bằng Đông y

Nổi danh là bài thuốc được đông đảo người bệnh lựa chọn, Tiêu ban Giải độc thang của Trung tâm Thuốc dân tộc trở thành liệu pháp đặc trị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng hoàn chỉnh nhất hiện nay. Tiêu ban Giải độc thang được VTV2 đưa tin trong phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng Đông y khi vượt qua nhiều bước thẩm định khắt khe.

[Bạn đọc xem chi tiết phóng sự TẠI ĐÂY hoặc theo dõi trực tiếp qua video sau]

Tiêu ban Giải độc thang chữa mẩn ngứa, mề đay, dị ứng với công thức hoàn chỉnh gồm 2 nhóm thuốc GIẢI ĐỘC & BÌNH CAN. Trong đó, nhóm thuốc Giải độc đóng vai trò đặc trị với công dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc, tiêu viêm, tiêu ban ngứa, tiêu sẩn phù nổi cục; nhóm thuốc Bình can hỗ trợ tăng cường chức năng gan và tạng phủ, nâng cao thể trạng, tăng miễn dịch, ổn định cơ địa, chống dị ứng, ngăn tái phát.

Thuốc chữa mề đay từ thảo dược
Tiêu ban Giải độc thang điều trị mề đay, mẩn ngứa với công thức hoàn chỉnh

Đặc biệt, Tiêu ban Giải độc thang được bào chế với nguồn dược liệu chuẩn sạch GACP-WHO. Chất lượng dược liệu được kiểm soát, chọn lọc kỹ lưỡng tại hệ thống vườn thuốc Nam do Trung tâm Thuốc dân tộc quy hoạch và phát triển. Vì vậy, bài thuốc an toàn, không tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng người bệnh.

Công thức thuốc gia giảm linh hoạt được bác sĩ cân nhắc, định lượng phù hợp vơi thể trạng, tình trạng mẩn ngứa gặp phải. Nhờ đó, Tiêu ban Giải độc thang phù hợp với mọi thể mẩn ngứa nổi cục như:

  • Da mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt do mề đay (cấp và mãn tính thuộc mọi thể do phong hàn, phong nhiệt)
  • Mẩn ngứa nổi cục do dị ứng (thời tiết, thực phẩm, cơ địa…)
  • Mẩn ngứa do nóng gan, gan yếu, suy gan
  • Nổi mẩn ngứa do cơ thể nhiễm ký sinh trùng…

Hàng ngàn bệnh nhân đã thoát khỏi tình trạng nổi mẩn ngứa, dị ứng, mề đay, phong ngứa sau 1-3 tháng dùng thuốc Tiêu ban Giải độc thang. Trong đó, diễn viên nổi tiếng Phùng Khánh Linh khỏi mề đay mẩn ngứa sau 2 tháng dùng thuốc.

Hàng ngàn bệnh nhân khỏi dứt điểm mề đay nhờ bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang
Hàng ngàn bệnh nhân khỏi dứt điểm mề đay nhờ bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang

Xem chi tiết: Phản hồi của người bệnh điều trị khỏi mề đay nhờ Tiêu ban Giải độc thang

2. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Nếu triệu chứng mẩn ngứa nổi cục trên da như muỗi đốt ở mức độ nhẹ, bạn có thể thực hiện những biện pháp chăm sóc ngay tại nhà để cải thiện.

Chườm lạnh:

Nhiệt độ lạnh sẽ làm co mạch máu, hạn chế tuần hoàn đến khu vực da tổn thương và cải thiện hiện tượng sưng viêm. Hơn nữa, chườm lạnh cũng là biện pháp giúp làm dịu và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.

mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt
Chườm lạnh giúp giảm ngứa, sưng viêm và làm dịu làn da bị kích ứng

Bạn có thể sử dụng khăn, bọc đá viên và chườm lên da trong khoảng 5 – 10 phút mỗi ngày để làm giảm triệu chứng trên da.

Tận dụng nguyên liệu thiên nhiên

  • Nha đam: Nha đam là nguyên liệu thiên nhiên có đặc tính làm dịu da, giảm ngứa và kháng khuẩn. Sử dụng một lượng gel nha đam lên vùng da mẩn ngứa nổi cục, để trong 10 phút và rửa lại bằng nước sạch.
  • Tinh dầu tự nhiên: Nếu bạn bị nổi cục trên da do côn trùng cắn, bạn có thể sử dụng tinh dầu bạc hà hoặc tràm trà để giảm sưng viêm.
  • Khoai tây: Hàm lượng đường, tinh bột và thành phần beta-carotene trong khoai tây có khả năng làm dịu, giảm ngứa và phục hồi những tế bào da bị tổn thương.
  • Mật ong: Mật ong chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Những thành phần này dưỡng ẩm, làm mềm và làm dịu da. Hơn nữa, mật ong còn có khả năng ức chế tụ cầu khuẩn và hạn chế nhiễm trùng da.

Việc tận dụng những nguyên liệu thiên nhiên có thể làm giảm ngứa ngáy và cải thiện sưng viêm. Tuy nhiên các nguyên liệu này có thể gây kích ứng với một số người có làn da nhạy cảm. Để giảm nguy cơ kích ứng, bạn chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ lên da, quan sát biểu hiện trước khi dùng cho toàn bộ vùng da bị nổi mẩn.

Trong trường hợp tình trạng nổi mẩn ngứa trên da không cải thiện sau 1 tuần tự điều trị, bạn nên chủ động gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và khắc phục kịp thời.

Bài đọc thêm:

  • Nổi mẩn ngứa xung quanh mắt là dấu hiệu bệnh gì?
  • Da nổi mẩn ngứa thành mảng có nguy hiểm không? Cách chữa trị

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!