Liên kết website Liên kết website

Mời các bạn cùng khám phá thông tin và kiến thức về Bị nổi mẩn ngứa như muỗi đốt hay nhất được tổng hợp bởi Nhà Xinh Plaza, đừng quên chia sẻ bài viết thú vị này nhé!

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt khắp người là biểu hiện thường gặp của các bệnh da liễu như mề đay, viêm da tiếp xúc, dị ứng thời tiết,… Ngoài ra, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Nên đọc: Bị nổi mẩn đỏ nổi cục như muỗi đốt là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả

Nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt do đâu?
Nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt do đâu?

Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt là tình trạng da xuất hiện các sẩn cục màu đỏ, hồng hoặc có màu tương tự như vùng da lành nhưng thường nổi cộm, sờ vào cứng chắc. Đi kèm với cảm giác ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội hoặc nóng rát, châm chích.

Thông thường, nổi mẩn đỏ chủ yếu khu trú ở một số vùng da cụ thể như lưng, tay, chân hoặc vùng mặt. Tuy nhiên ở một số trường hợp, triệu chứng có thể lan tỏa khắp người dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu và bứt rứt.

Trong trường hợp nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt lan khắp người, nguyên nhân có thể do:

1. Biểu hiện của mề đay mẩn ngứa

Mề đay mẩn ngứa (mày đay) là bệnh da liễu phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Thống kê cho thấy, bệnh lý này ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số và mỗi người đều có nguy cơ bị mề đay 1 lần trong đời.

Triệu chứng của mề đay thực chất là phản ứng viêm của mao mạch trung bì do phản ứng dị ứng với tác nhân nội sinh hoạt ngoại sinh. Trong đó, biểu hiện điển hình nhất của bệnh là tình trạng da xuất hiện các sẩn cục cứng chắc như muỗi đốt, kèm theo ngứa ngáy và nóng rát thoáng qua.

Nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt là biểu hiện điển hình của mề đay
Nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt là biểu hiện điển hình của mề đay

Mề đay được xem là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa như vết muỗi đốt. Trong trường hợp mề đay lan tỏa khắp người, nguyên nhân thường do các yếu tố nội sinh như stress, xúc động quá mức, rối loạn nội tiết, suy nhược,… Hoặc cũng có thể do một số tác động ngoại sinh như sử dụng thuốc, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ma sát.

2. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một trong những dạng tổn thương da thường gặp. Bệnh lý này xảy ra khi da tiếp xúc với các yếu tố kích ứng như hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa có độ kiềm cao, kim loại nặng hoặc do ma sát. Tổn thương do viêm da tiếp xúc thường khu trú ở phạm vi nhỏ. Tuy nhiên ở những người có cơ địa nhạy cảm, tổn thương da có xu hướng lan dần trên diện rộng hoặc thậm chí là bùng phát toàn thân.

Viêm da tiếp xúc có triệu chứng tương đối đa dạng. Trong đó thường gặp nhất là hiện tượng da nổi mẩn đỏ như vết muỗi cắn, nổi cộm so với vùng da lành, có màu đỏ hoặc hồng. Nếu do hóa chất, mủ thực vật và nọc độc côn trùng, da có thể xuất hiện mụn mủ, mụn nước và vết lở loét.

3. Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các thay đổi của thời tiết như nhiệt độ, không khí, độ ẩm, gió,… Tình trạng này chủ yếu bùng phát trong giai đoạn chuyển mùa – đặc biệt là từ mùa nóng chuyển sang mùa lạnh và mùa có nhiều phấn hoa.

Dị ứng thời tiết có thể khiến da nổi mẩn đỏ ngứa kèm theo hắt hơi, sổ mũi, đỏ mắt,...
Dị ứng thời tiết có thể khiến da nổi mẩn đỏ ngứa kèm theo hắt hơi, sổ mũi, đỏ mắt,…

Dị ứng thời tiết gây ra nhiều triệu chứng, trong đó ảnh hưởng nhiều đến da và cơ quan hô hấp. Trong một số trường hợp, tình trạng da nổi mẩn đỏ ngứa khắp người có thể là biểu hiện của bệnh lý này. Tổn thương da do dị ứng thời tiết thường xuất hiện ở những vùng da hở như mặt, cổ, tay và chân, sau đó lan dần ra toàn thân, đi kèm với cảm giác ngứa âm ỉ đến dữ dội.

Xem thêm:: Không thể bỏ qua 10+ cách sửa bồn cầu bị chảy nước tốt nhất bạn nên biết

Ngoài tổn thương da, dị ứng thời tiết còn gây ra một số triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt, đỏ mắt,… Một số người còn có thể gặp phải tình trạng mệt mỏi và uể oải.

4. Dấu hiệu của dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng thái quá với thành phần có trong một số loại thuốc – kể cả thuốc bôi và thuốc tiêm. Tình trạng này có biểu hiện lâm sàng khá đa dạng tùy theo mức độ dị ứng. Tuy nhiên, triệu chứng thường gặp nhất là hiện tượng da nổi các mẩn đỏ ngứa như nốt muỗi cắn, có thể khu trú hoặc lan tỏa toàn thân.

Ở những trường hợp dị ứng nhẹ, da chỉ xuất hiện mẩn đỏ ngứa trong thời gian ngắn và có thể tự thuyên giảm sau khoảng vài ngày. Tuy nhiên, dị ứng thuốc cũng có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như phù Quincke, đỏ da toàn thân, hồng ban, khó thở, nghẹn cổ họng,… Trong trường hợp nhận thấy các triệu chứng bất thường, bạn nên thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.

5. Dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ khắp người như muỗi đốt. Tình trạng này xảy ra khi hệ miễn dịch xem “protein” trong thực phẩm là dị nguyên và đối kháng bằng cách tăng kháng nguyên (IgE) trong huyết tương. Kết quả là hoạt hóa các thành phần trung gian, phóng thích histamin vào cơ quan hô hấp, tiêu hóa và da.

Da nổi mẩn đỏ ngứa có thể biểu hiện của dị ứng thức ăn
Da nổi mẩn đỏ ngứa có thể biểu hiện của dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn có biểu hiện tương đối đa dạng. Nhưng thường gặp nhất là triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, ngứa cổ họng, nổi mẩn đỏ như muỗi cắn, ngứa mũi và chảy nước mắt. Tất cả các loại thực phẩm đều có nguy cơ dị ứng nhưng xảy ra nhiều hơn ở các loại hải sản, sữa bò, lòng trắng trứng, mè và đậu phộng.

6. Phát ban da

Phát ban là hiện tượng da thường gặp xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng này đặc trưng bởi tình trạng da xuất hiện các mảng hoặc đốm có màu hồng/ đỏ, nổi cộm hoặc bằng phẳng so với vùng da lành. Phát ban có thể gây ngứa hoặc không, đôi khi đi kèm với cảm giác nóng rát và châm chích. Vì vậy, nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt cũng có thể là dấu hiệu của phát ban da.

Phát ban xảy ra chủ yếu do nhiễm trùng (cảm lạnh, cảm cúm, sởi, viêm họng), nhiệt độ cao, ma sát quá mức,… Tình trạng này có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em nhưng phổ biến hơn ở trẻ dưới 7 tuổi.

7. Triệu chứng của các bệnh lý tiềm ẩn

Ngoài các nguyên nhân trên, tình trạng da nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt khắp người còn có thể là dấu hiệu của các bệnh tiềm ẩn như:

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ ngứa còn có thể là biểu hiện của các bệnh lý tiềm ẩn

  • Rối loạn chức năng gan: Rối loạn chức năng gan là tình trạng gan hoạt động kém dẫn đến độc tố tích tụ trong cơ thể. Dân gian gọi tình trạng này là hiện tượng “nóng gan”. Nóng gan gây ra cảm giác bứt rứt, khó chịu kèm theo tình trạng da nổi mẩn đỏ như vết muỗi cắn, tập trung ở vùng lưng, ngực hoặc cũng có thể lan tỏa toàn thân.
  • Nhiễm giun sán: Nhiễm giun sán là bệnh lý tiềm ẩn có thể khiến da nổi mẩn đỏ như muỗi đốt kèm theo ngứa ngáy. Tình trạng này xảy ra khi ấu trùng di chuyển đến ống mật khiến quá trình lưu thông mật bị tắc nghẽn. Chất độc tích tụ trong cơ thể kích thích phản ứng quá mức của hệ miễn dịch và kết quả là khiến da nổi mẩn đỏ ngứa như vết muỗi cắn.
  • Rối loạn tuyến giáp: Rối loạn tuyến giáp ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động trao đổi chất của cơ thể dẫn đến rối loạn dẫn đến mất cân bằng điện giải, rối loạn chuyển hóa đường đạm, lipid,… Sự mất cân bằng trong quá trình này vô tình kích hoạt phản ứng quá mức của hệ miễn dịch và hệ quả là xuất hiện các mẩn đỏ như muỗi đốt trên da.
  • Nổi mề đay do nhiễm HIV: Da nổi mẩn đỏ như muỗi đốt là biểu hiện của mề đay mẩn ngứa. Ngoài những nguyên nhân thông thường, nổi mề đay còn có thể là dấu hiệu nhiễm HIV – đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Vì vậy nếu nhận thấy có nguy cơ nhiễm HIV cao (quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc với máu và bệnh phẩm của người bị nhiễm HIV,…), bạn nên chủ động xét nghiệm để có hướng xử lý kịp thời.

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt khắp người. Thông tin trong bài viết chỉ đề cập đến các khả năng phổ biến. Nếu nghi ngờ mắc các bệnh lý ít gặp hơn, bạn nên chủ động thăm khám trong thời gian sớm nhất.

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có nguy hiểm?

Nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt là tình trạng khá phổ biến. Đa phần các trường hợp gặp phải tình trạng này đều có mức độ nhẹ và thuyên giảm nhanh sau khi chăm sóc, sử dụng thuốc. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng khi nhận thấy da xuất hiện mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy và châm chích.

Tuy nhiên ở một số trường hợp, nổi mẩn đỏ khắp người có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Do đó, cần chủ động đến bệnh viện nếu triệu chứng này đi kèm với khó thở, sưng cổ họng, sưng mí mắt, choáng váng, đau đầu, hạ huyết áp,… Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng có thể chuyển biến nặng và dẫn đến tai biến dị ứng – sốc phản vệ.

Dù không phổ biến nhưng cũng đã có một số trường hợp nổi mẩn đỏ do các bệnh lý tiềm ẩn. Khác với những nguyên nhân thông thường, da nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt do vấn đề bên trong cơ thể thường có đặc tính dai dẳng và mãn tính. Trong trường hợp triệu chứng kéo dài trong nhiều tuần, bạn nên chủ động thăm khám để kịp thời phát hiện và xử lý sớm các vấn đề sức khỏe.

Cách xử lý nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt

Xem thêm:: Bánh bao chay, kim sa, đậu xanh, xá xíu, Thọ Phát bao nhiêu calo?

Nổi mẩn đỏ khắp người như muỗi đốt gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Hơn nữa, tình trạng này còn ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. Để xử lý nhanh hiện tượng da nổi mẩn đỏ như vết muỗi đốt, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

1. Các mẹo xử lý tạm thời

Ngay khi da nổi mẩn đỏ ngứa, bạn có thể áp dụng nhanh các mẹo xử lý tạm thời sau:

Menthol trong bạc hà có tác dụng làm mát, chống ngứa và giảm nóng rát da rõ rệt
Menthol trong bạc hà có tác dụng làm mát, chống ngứa và giảm nóng rát da rõ rệt
  • Chườm mát: Chườm mát là biện pháp giảm ngứa và nóng rát đơn giản và dễ thực hiện. Chườm đắp khăn mát lên vùng da bị nổi mẩn đỏ có thể giảm các triệu chứng khó chịu rõ rệt. Nếu tổn thương da lan tỏa toàn thân, nên tắm nước mát để giảm nhanh triệu chứng.
  • Sử dụng tinh dầu bạc hà: Trong trường hợp ngứa nhiều, bạn có thể thêm tinh dầu hoặc lá bạc hà tươi vào nước tắm. Hoạt chất menthol trong thảo dược này có khả năng làm mát da, giảm đau, ngứa ngáy và nóng rát rõ rệt.
  • Tắm lá chè xanh: Lá chè xanh có tác dụng tiêu viêm và chống ngứa. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất trong thảo dược này còn giúp nuôi dưỡng làn da. Vì vậy, bạn có thể tắm nước lá chè xanh để giảm ngứa và tiêu mẩn đỏ.

2. Sử dụng thuốc không kê toa

Với những trường hợp ngứa nhiều và mẩn đỏ lan rộng, dày đặc, bạn có thể sử dụng thuốc không kê toa để cải thiện. Một số loại thuốc được sử dụng:

  • Thuốc bôi: Có thể sử dụng thuốc bôi chứa menthol hoặc hoạt chất kháng histamin để giảm ngứa. Thuốc được sử dụng trực tiếp lên vùng da tổn thương vài lần trong ngày.
  • Thuốc uống: Chủ yếu là thuốc kháng histamin H1 như Chlorpheniramine, Cetirizine, Loratadin,… Các loại thuốc này có tác dụng giảm ngứa và cải thiện tình trạng mẩn đỏ, phát ban khá rõ rệt.

3. Thăm khám và điều trị y tế

Hầu hết các trường hợp nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt đều thuyên giảm nhanh sau vài ngày. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, triệu chứng có thể tiến triển dai dẳng trong nhiều tuần gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, ngoại hình,…

Trong trường hợp cần thiết, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị
Trong trường hợp cần thiết, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị

Trong trường hợp triệu chứng kéo dài, bạn nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán bệnh lý và can thiệp các phương pháp điều trị phù hợp. Cần hạn chế tình trạng chủ quan hoặc tự ý sử dụng thuốc nam, thuốc đông y để điều trị.

4. Điều trị HIỆU QUẢ nổi mẩn đỏ ngứa bằng Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền (YHCT), nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là do cơ thể cảm phải phong hàn, phong nhiệt, tà độc nhưng không được đẩy ra ngoài vì can, thận, tỳ suy yếu. Phong, tà, thử, thấp uất kết dưới da, kích hoạt phản ứng dị ứng mà sinh bệnh. Để điều trị nổi mẩn đỏ ngứa, YHCT sử dụng phép trị khu phong, trừ tà, thanh nhiệt, giải độc và bồi bổ cơ thể, chống dị ứng, ngăn tái phát.

Bài thuốc thảo dược của Trung tâm Thuốc dân tộc

Kế thừa và phát triển nguyên tắc điều trị mề đay từ Y học cổ truyền, Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang. Bài thuốc trở thành liệu pháp hoàn chỉnh cho bệnh mẩn ngứa, mề đay hiệu quả, an toàn được nhiều người tin dùng và lành bệnh.

Bài thuốc xử lý mẩn đỏ, ngứa da, mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc được hoàn thiện trong đề tài khoa học “ứng dụng Y học cổ truyền vào điều trị mẩn ngứa, mề đay tại Việt Nam”. Bài thuốc kế thừa có chọn lọc hàng chục bài thuốc cổ phương bí truyền, nổi bật là bài thuốc chữa ngứa da của người Mường – Hòa Bình, Y pháp Hải Thượng Lãn Ông. Bài thuốc và công tác điều trị mề đay, mẩn ngứa da của Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 Chất lượng cuộc sống lựa chọn đưa tin. [Xem chi tiết phóng sự VTV2 TẠI ĐÂY]

Bài thuốc xử lý hiệu quả mẩn đỏ, ngứa da, mề đay, hạn chế bệnh tái phát

Kết hợp cùng lúc 2 nhóm thuốc GIẢI ĐỘC & BÌNH CAN, bài thuốc Y học cổ truyền của Trung tâm Thuốc dân tộc vừa điều trị bệnh vừa điều dưỡng cơ thể, ổn định cơ địa, chống tái phát. Trong đó:

  • NHÓM THUỐC GIẢI ĐỘC HOÀN: Giúp thanh nhiệt, mát gan, giải độc, hoạt huyết, hóa ứ, tiêu viêm, tiêu ban ngứa, tiêu mẩn đỏ, tiêu sẩn phù trên da, loại bỏ căn nguyên gây mẩn ngứa;
  • NHÓM THUỐC BÌNH CAN HOÀN: Có tác dụng điều dưỡng cơ thể, dưỡng huyết, hoạt huyết, bổ gan, thận, tăng cường đề kháng, ổn định cơ địa, chống dị ứng và hạn chế tái phát bệnh.

Xem thêm:: Phần mềm diệt virus cho iphone 6

Với công thức thuốc hoàn chỉnh, bài thuốc hiệu quả với mọi thể mẩn ngứa gồm:

  • Nổi mề đay, mẩn ngứa cấp và mãn tính
  • Mẩn ngứa, mề đay lâu năm, tái phát dai dẳng chữa nhiều phương pháp không khỏi
  • Nổi mẩn đỏ và ngứa khắp người, nổi mẩn đỏ nổi cục như muỗi đốt
  • Ngứa da, ngứa dưới da do dị ứng thời tiết nóng, lạnh…
  • Mẩn đỏ, ngứa da do chức năng gan, vàng da, viêm túi mật…

Thành phần thảo dược sạch chuẩn GACP-WHO an toàn, không tác dụng phụ

Trung tâm Thuốc dân tộc sử dụng 100% thảo dược thiên nhiên đạt chuẩn GACP-WHO an toàn, không tác dụng phụ. Hơn 30 vị thuốc đầu bảng giải độc, tiêu viêm, tiêu mẩn ngứa, bổ can thận được lựa chọn như bồ công anh, phòng phong, kim ngân hoa, hồng hoa, đơn đỏ, ké đầu ngựa, ngải cứu, diệp hạ châu, cúc tần… Bài thuốc an toàn với cả phụ nữ sau sinh, trẻ em.

Bảng thành phần vàng, công thức hoàn chỉnh, bài thuốc mang lại hiệu quả cao, lành bệnh sau một thời gian ngắn, hạn chế tỷ lệ bệnh tái phát thấp nhất. Thuốc được Trung tâm Thuốc dân tộc hỗ trợ sắc sẵn dưới dạng cao viên hoàn, cao tinh chất tiện dụng.

Đến với Trung tâm, người bệnh được thăm khám, kê đơn thuốc và tư vấn điều trị bởi các bác sĩ đầu ngành như Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Nguyên PGĐ Trung tâm CNC Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương… Bài thuốc được kê đơn và tư vấn điều trị duy nhất bởi đội ngũ bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc tại địa chỉ:

Hà Nội: B31 Ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – Hotline: 0388 778 986

Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan, Phường 2, Phú Nhuận – Hotline: 0961 825 886

Website: thuocdantoc.org

Quý bạn đọc có thể xem thêm thông tin chi tiết về bài thuốc và công tác điều trị mề đay, mẩn ngứa của Trung tâm Thuốc dân tộc TẠI ĐÂY.

Phòng ngừa nổi mẩn đỏ ngứa tái phát

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có thể tái phát nhiều lần nếu không loại trừ các yếu tố kích thích. Dù ít khi đe dọa đến tính mạng nhưng tình trạng này gây ngứa ngáy nhiều và khó chịu. Vì vậy sau khi điều trị, bạn nên phòng ngừa tình trạng tái phát bằng các mẹo đơn giản sau:

  • Không sử dụng thức ăn và thuốc có tiền sử dị ứng. Phản ứng dị ứng ở những lần sau thường có mức độ nặng và diễn tiến nhanh hơn so với lần đầu tiên. Nếu tiếp tục sử dụng, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng dị ứng nặng hoặc thậm chí là sốc phản vệ.
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa, xà phòng, mủ thực vật, nọc độc côn trùng,…
  • Hạn chế các tác động cơ học như ma sát, gãi cào, chấn thương, tỳ đè,… Kích thích cơ học là yếu tố thường gặp kích thích da nổi mẩn đỏ, ngứa lan tỏa khắp toàn thân.
  • Cách ly với những yếu tố có khả năng khiến da nổi mẩn đỏ ngứa như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, phấn hoa, gió lạnh, mạt bụi,…
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để tránh tiếp xúc với các loại côn trùng có thể gây tổn thương và kích ứng da.
  • Kiểm soát các yếu tố nội sinh như stress, rối loạn nội tiết, suy nhược, xúc động quá mức,…
  • Cải thiện hệ miễn dịch có thể giảm mức độ mẫn cảm của cơ thể với các yếu tố kích ứng và dị ứng. Vì vậy, bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh để phục hồi và nâng cao thể trạng.

Trên đây là thông tin về nguyên nhân và cách xử lý tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt. Tuy nhiên, bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với nhân viên y tế trong trường hợp mẩn đỏ gây ngứa nhiều, tiến triển dai dẳng hoặc đi kèm với các biểu hiện bất thường.

Nguồn: tapchiyhoccotruyen.com

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị