Phương pháp dạy trẻ hát đơn giản và hiệu quả nhất

Phương pháp dạy trẻ hát như thế nào để mang lại hiệu quả? Sau đây sẽ là những kiến thức hữu ích cho các bậc phụ huynh.

1. Làm quen với bài hát:

Làm quen với bài hát

– Trẻ nghe qua các phương tiện truyền thông ở mọi lúc mọi nơi để làm quen với bài hát mới.

– GV có thể hát cho trẻ nghe gắn với thời điểm sinh hoạt nào đó có liên quan đến nội dung bài hát.

– Cô giới thiệu cho trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, dẫn dắt trẻ nghe bằng các thủ thuật với mục đích tập trung sự chú ý của trẻ đến nội dung, hình tượng nghệ thuật, khơi gợi trí tưởng tượng và sự hình dung ở trẻ.

+ Đối với nhà trẻ và MGB: dùng lời ngắn gọn kết hợp với phương tiện trực quan, đồ chơi tranh ảnh gắn với nội dung bài hát để giới thiệu

+ Đối với MGN, MGL: GV kể chuyện một cách có hình ảnh, đặt câu hỏi trò chuyện về nội dung bài hát, có thể dùng thơ, truyện… để giới thiệu. Tuỳ theo tính chất nội dung, GV lựa chọn sử dụng linh hoạt cho phù hợp với nhận thức của nhóm trẻ.

* Phần hát mẫu:

  • Sử dụng biện pháp trực quan truyền cảm. Tạo cho trẻ khả năng tri giác bài hát trọn vẹn, gợi lên sự hưởng ứng, cảm xúc, lôi cuốn trẻ vào cảm xúc chung của bài hát. Bởi tính truyền cảm của diễn xuất ở trẻ phụ thuộc vào diễn xuất mẫu của GV. Nên cho trẻ nghe bài hát 2-3lần.
  • Đặt câu hỏi khai thác nội dung lời ca để trẻ lắng nghe và trả lời, hoặc cô giải thích chi tiết bài hát giúp trẻ định hướng trước khi hát mẫulại.
  • Nếu sử dụng nhạc cụ, GV nên đệm theo hát, có thể biểu diễn giai điệu bài hát bằng nhạc cụ: trẻ nghe và phân biệt được tính chất chung của bài, sau đó GV hát cho trẻnghe

2. Dạy trẻ hát (hát cùng trẻ)

– PP dạy chung cho các lứa tuổi là dạy “truyền khẩu”, tức là trẻ hát theo cô cho tới khi tự hát được. Đối với bài hát ngắn trẻ đã được làm quen từ trước,

trẻ sẽ hát theo cô liên tục cả bài, không dạy thuộc câu này sang câu khác làm gián đoạn tri giác.

– Cách bắt giọng: Dạy trẻ hát bằng âm thanh vang tự nhiên là cách tốt nhất để trẻ hát thoải mái, không bị ức chế hay căng thẳng, giúp trẻ hát đúng, hát hay. Tránh âm vực giọng hát cao quá hay thấp quá bằng cách dịch giọng cho phù hợp khi kết hợp nhạc cụ để bảo vệ và phát triển giọng hát của trẻ.

– Cách bắt nhịp: Trẻ học hát thông qua bắt chước GV, do đó GV vừa hát vừa bắt nhịp bằng tay để giữ tốc độ cho các cháu hát.

Cần thay đổi hình thức hát tổ, nhóm, luân phiên nối tiếp để trẻ có dịp nghỉ ngơi, theo dõi, đánh giá hoặc biết hoà nhập đúng lúc với bạn.

Cần thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng để trẻ đỡ mỏi, đỡ chán và kết hợp với vận động nhẹ nhàng hoặc đơn giản.

phương pháp dạy trẻ hát

3. Hát ôn

  • Khi trẻ thuộc bài hát cần dạy trẻ thể hiện diễn cảm để trẻ có thể biểu diễn dễ dàng, hấpdẫn.
  • Trong khi củng cố luyện tập, chủ yếu sử dụng biện pháp nhắc lại, cho trẻ hát cùng nhạc cụ. GV đàm thoại, giải thích, gợi ý tính chất diễn cảm để trẻ có thể biểu diễn dễ dàng, hấpdẫn.

Để tạo sự nhịp nhàng khi hát, cô cho trẻ vỗ tay theo nhịp, phách, hoặc âm hình tiết tấu của bài hát

để trẻ tăng thêm cảm xúc về nhịp điệu và tiết tấu

(chỉ vỗ hoặc gõ vào phách mạnh sau vạch nhịp)

Ngoài yêu cầu thuộc bài hát, hát có kĩ năng, có diễn cảm, GV cần tạo cho buổi học không khí vui vẻ, hào hứng, lôi cuốn bằng cách động viên khuyến khích trẻ để trẻ bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên.

  • Tránh dùng mệnh lệnh khô khan làm tiết học căng thẳng ảnh hưởng đến khả năng cảm thụ ÂN của trẻ.
  • Cần bảo vệ giọng hát của trẻ không để trẻ la hét, hát quá lâu, phòng học đảm bảo vệ sinh không bụi bẩn không bị giólùa

4. Chuẩn bị dạy hát

Để chuẩn bị dạy hát GV tự phân tích bài hát và trên cơ sở đó luyện hát trôi chảy chính xác, diễn cảm theo tính chất, đặc điểm của bài hát những công việc này bao gồm:

  • Nắm được ý nghĩa, tính chất chung của bài hát trong sự thống nhất giữa ÂN với lời ca, từ đó chuẩn bị các câu hỏi để kiểm tra việc cảm thụ củatrẻ
  • Xác định đặc điểm ÂN như: sắc thái tình cảm, âm vực, cấu trúc câu, đoạn của bàihát.
  • Tìm hiểu âm vực giọng hát, xác định “âm bắt giọng” của bài hát phù hợp với giọng hát của trẻ. Dự kiến chỗ khó về âm điệu, nhịp điệu, lời diễn nhầm lẫn, khó phát âm, những chỗ giai điệu trái với dấu giọng của lời ca, chỗ ngân – nghỉ giữa 2 câu hát
  • Luyện tập đàn, hát chuẩn xác và diễn cảm. lưu ý thể hiện sắc thái hát nhanh – chậm, to -nhỏ
  • Xác định cụ thể yêu cầu từng bài, từng tiết học
  • Nêu cụ thể biện pháp, thủ thuật tiến hành theo tuần tự trong giáo án, theo độ tuổi, đội hình ca hát.

Chuẩn bị dạy hát