Dụng cụ để nhổ răng

Bài này Nhà Xinh Plaza sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Các loại kìm nhổ răng hot nhất hiện nay được quan tâm nhiều nhất, đừng quên chia sẻ kiến thức rất hay qua bài viết này nhé!

– Kìm nhổ răng hàm trên hay hàm dưới.

– Kìm nhổ bên phải hay bên trái.

– Kìm nhổ răng hay chân răng.

Loại kìm nhổ hàm trên : cổ thẳng hay hình lưỡi lê.

Loại kìm nhổ hàm dưới : cổ vuông giống càng cua hay mỏ chim.

Đối với kìm nhổ răng hàm, hàm trên cần phân biệt phải và trái vì hai chân ngoài đòi hỏi mỏ ngoài của kìm có mấu để kẹp vào giữa hai chân cho chặt, do đó kìm bên phải không thể nhổ răng bên trái.

Kìm nhổ chân răng mỏ nhọn, hai mỏ khít lại với nhau khi bóp kìm.

Bộ kìm nhổ răng.

Xem thêm:: Các kiểu tóc ngắn đẹp đi dự tiệc cưới – 25 kiểu đơn giản sang trọng

* Kìm nhổ răng vĩnh viễn.

– Kìm nhổ cho răng cửa hàm trên : cán, cổ mỏ thẳng, mỏ không mâu, nhổ R số 1,2,3.

– Kìm nhổ cho răng cửa hàm dưới : mỏ chim, mỏ thon nhỏ, hai mỏ khi bóp không sát vào nhau, để nhổ R1,

R2,R3 có thể nhổ R4,R5.

– Kìm nhổ R4, R5 hàm trên : cổ thẳng, cặn lượn hình chữ s, mỏ không có mấu.

– Kìm nhổ R6, R7 hàm trên : có hai cây, phải và trái, kìm có hình chữ S. Hai mỏ to, khỏe, mỏ ngoài có mấu để kẹp giữa hai chân ngoài, cầm ngửa cán kìm -trong lòng bàn tay.

– Kìm nhổ R6,R7 hàm dưới : hình mỏ chim và càng cua (khỏe hơn), hai mỏ to, đều có mấu dùng cho cả bên phải và bên trái.

– Kìm nhổ chân răng hàm trên : hình lưỡi lê, có nhiều cỡ, chân gãy càng sâu thì mỏ kìm càng cần thon và nhọn.

Xem thêm:: Ấn tượng với 10+ ram 4gb ddr4 laptop hot nhất bạn cần biết

– Kìm nhổ chân răng hàm dưới : giống kìm nhổ răng cửa nhưng mỏ thon nhọn hơn và bóp khít vào nhau, có nhiều cỡ.

– Kìm số 151 : có hình càng cua, hai mỏ không mấu, thon nhưng khỏe – là cây kìm đa năng có thể nhổ được tất cả các răng thuộc hàm dưới.

* Kìm nhổ răng sữa.

Kìm nhổ răng sữa có hình dáng giống kìm nhổ răng người lớn nhưng kích thước nhỏ hơn.

Mỗi hàm chỉ cần 2 cây : răng cửa và răng côi. Kìm nhổ R người lớn có thể dùng nhổ răng sữa nhưng chú ý mỏ kìm phải thích hợp với răng cần nhổ.

Bộ bẩy. (H.1)

Dụng cụ để nhổ răng

Hình 1. Bộ bẩy

Xem thêm:: Dự Định trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt

– Bẩy chân răng và răng hàm trên : bẩy thẳng lòng máng, có nhiều cỡ tùy độ vòng của chân răng.

– Bẩy chân và răng hàm dưới : câu tạo từng cặp lưỡi bẩy lòng máng, cổ vuông – sở dĩ có hai chiếc là để bẩy phía ngoài gần và phía ngoài xa của răng – thông thường cần 3 cỡ : lớn, vừa và tí hon.

Cây tách bóc lợi và dây chằng cổ răng.

Có hai cây :

+ Hàm trên thẳng

+ Hàm dưới cong

Giống cây bẩy nhưng yếu hơn hoặc lưỡi dẹp không có lòng máng.

Có thể dùng cây bẩy để tách bóc dây chằng thay cho cây tách bóc.