Các Loài Nhện Độc Ở Việt Nam Bạn Cần Biết, Danh Sách Các Loài Nhện Phổ Biến Ở Việt Nam

Các loài nhện phổ biến ở Việt Nam. Đôi khi có một số loài nhện vô cùng độc hại mà chúng ta cần phải tránh xa. Thế Giới Côn Trùng sẽ tổng hợp những loài nhện xuất hiện phổ biến ở Việt Nam có những loại có độc và vô hại. Hi vọng bài viết này sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về loài nhện.

Bạn đang xem: Các loài nhện độc ở việt nam

1. Nhện nhà

Hình dáng:

Nhện nhà đực kích thước khoảng 4 mm, trong khi nhện cái có chiều dài từ 5 đến 8 mmMột mắt thấu kính, tổng cộng có 8 mắtCó màu nâu hoặc màu xám, với các đường phân đoạn đậm nằm dọc theo cơ thể nhện nhà.Được chia thành hai phần gồm bụng và ngực trước. Giống như bọ ve, bọ cạp chúng không có cánh.

Tập tính thói quen:

Nhện nhà thường xâm nhập vào nhà thông qua các kẻ hở tren tườngChúng thích sống ở những khu vực tối tăm hoặc bị mốc và những khu vực lộn xộn, ít khi được sử dụng.Có thể là những khe hở dưới của, vết nứt trong nhà hoặc chạy vào nhà khi chúng ta mở cửa.Con nhện nhà

2. Nhện chân dài

Hình dáng:

Con trưởng thành có thể dài từ 3mm đến 10 mmMặt trên của nhện chân dài có những hoa văn màu xám hoặc nâu nhạtMặt dưới của chúng thường có màu kem

Vòng đời:

Khác với các loài nhện phổ biến khác, nhện chân dài chỉ đẻ một mẻ trứng/nămCon cái sẽ đẻ trứng ở trong khu vực đất ẩm

Tập tính thói quen:

Nhện chân dài thường tìm thức ăn ở trên mặt đất hoặc thân câyNhện chân dài

3. Nhện túi vàng

Hình dáng:

Nhện túi vàng trưởng thành có chiều dài từ 6.5mm đến 9.5mmCó tám mắt màu sẫm xếp thành hai hàng ngang bằng nhauChúng có 4 đôi chân, đặc biệt là đôi đầu tiên dài hơn đôi thứ tưCơ thể chúng có màu xanh xám, bụng có thể màu vàng hoặc màu be có sọc tối chạy dọc theo cơ thể

Tập tính:

Loài nhện này xây ống hoặc túi tơ thay vì mạng nhện như các loài nhện phổ biến khác. Các túi tơ này sẽ bảo vệ chúng và dùng làm nơi ẩn dật vào ban ngàyChúng thường xuất hiện vào ban đêm để tìm thức ănChúng sẽ chủ động rơi xuống sàn để tìm sự che chở khi bị quấy rầy

Vòng đời:

Nhện túi vàng cái có thể đẻ vài lứa trứng trong suốt cuộc đời của nó.Mỗi lần đẻ khoảng 5 túi trứng, mỗi túi có từ 30 – 48 trứngTheo số liệu thống kê, khoảng 30% con đực trưởng thành sẽ bị con cái ăn sau thịt sau khi giao phốiNhện túi vàng

4. Nhện sói

Hình dáng:

Nhện sói cái trưởng thành dài khoảng 8mm, con đực khoảng 6mmMàu sắc của chúng đa phần có màu nâu đến xám

Tập tính:

Nhện sói thích trống sống trong hang cạn, có lối vào mở, trong rong rêu hoặc chất thối rữaChúng có thói quen tìm kiếm thức ăn vào ban đêm và lẩn trốn vào ban ngày

Vòng đời:

Nhện sói mẹ mang các túi trứng quanh mình dính với cơ quan nhả tơ dưới bụngNhện con leo lên lưng mẹ để sống trong vài tuần đầu tiên sau khi nởCon nhện sói

5. Nhện góa phụ đen

Nhện góa phụ đen cái chiếm ưu thế tuyệt đối về kích thước cũng như trọng lượng cơ thể, con cái có thế to gấp 2 – 3 lần con đựcNhện cái sẽ ăn thịt con đực sau khi giao phốiTheo nghiên cứu, nọc độc của nhện góa phụ đen cực kỳ nguy hiểm, có thể mạnh gấp 15 lần rắn đuôi chuông.Chất độc latrotoxin trong nọc độc của chúng là chất đầu độc thần kinh tương đối mạnh, sẽ gây ra tình trạng nôn mửa, mê sảng, khó thở, liệt bán phần và cả co giật.Nộc độc của nhện góa phụ đen sẽ không gây nguy hiểm cho con người nếu được xử lý kịp thời trong vòng 24 giờ sau khi bị cắn.Nhện góa phụ đen

6. Nhện Tarantula

Hình dáng:

Chiều dài cơ thể của nhện Tarantula trưởng thành trừ chân có phần lớn hơn so với các loài nhện phổ biến khác.Chân nhiều lông màu đen hay nâu

Thói quen:

Nhện Tarantula thường sống ở trong đất khô, đất dễ rút nướcChúng có thói quen đào hang kết hợp với đan mạng nhện

Vòng đời:

Mùa giao phối là vào mùa thuMỗi con cái đẻ 500 – 1000 trứng vào kén tơ.Con con rời khỏi hang sau 2 đến 3 tuầnThời gian ấp con con là từ 6 đến 9 tuầnTuổi thọ từ 25 – 40 nămNhện tarantula

Thông tin tổng quát về loài nhện

Nhện (nhền nhện, tên khoa học là Araneae) là một loài thuộc bộ động vật không xương sống thuộc ngành chân khớp, thuộc lớp hình nhện. Tất cả các loài nhện phổ biến hiện nay đều có khả năng tạo màng nhện. Đây là một loại sợi mỏng được tạo ra bằng chất đạm, được tiết ra từ phần sau cùng của bụng Nhện.

Màng nhện có nhiều chức có thể kể đến như:

Leo trèo trên vách và làm tổ trong hốc đáGiăng bẫy để bắt mồi,Được sử dụng để giữ trứng và giữ tinh trùng.

Cấu tạo cơ quan sinh học

1. Phần đầu ngực

Nhện có bốn cặp chân hai bên phần đầu ngực.Nhện thường có mắt đơn, thị giác nhện có nhiều dạng – có loài chỉ phân biệt sáng tối, có loài có khả năng thấy chi tiết gần bằng mắt chim bồ câu.Mỗi bên miệng có hai ngàm dùng để kẹp mồi và bám vào bạn tình khi giao hợp.Trên mình và chân có lông lưa thưa để cảm giác sự rung động và âm thanh và mùi hương.Nhện không nhai mà chỉ thò ống hút vào mồi để hút chất lỏng ra.

2. Phần bụng

Phần bụng nhện bao gồm: khe thở, lỗ sinh dục và núm tuyến tơ.

Phía sau và dưới cùng ở phần bụng là núm tuyến tơ.Nhện có hai khe thở và ở giữa là lỗ sinh dục.Một số nhện có hai mắt phát triển to hơn những mắt kia (Ví dụ họ Salticidae). Một số khác không có mắt.Đa số nhện có 8 mắt. Loài Haplogynae có 6 mắt, Tetrablemma có 4 mắt và Caponiidae có 2 mắt.Các loài nhện phổ biến

Những điều bạn cần biết về các loài nhện phổ biến

1. Con nhện có bao nhiêu chân?

Cơ thể của nhện có hai phần: phần bụng và phần đầu ngựcNhện có tám chân, miệng không hàm nhai, không cánh, đôi kìm có tuyến độc

1. Nhện nhà có cắn không?

Thực tế có hơn 50 loài nhện có thể cắn người nhưng lại không gây ra những vết thương trầm trọng. Vết nhện nhà cắn thường đau đớn và sưng trong vòng 1 tới 2 ngày, giống như khi ta bị ong đốt.

3. Nhện có phải là côn trùng hay không?

Nhện là động vật thuộc lớp hình nhện, cùng với đại diện tiêu biểu khác là bọ cạp.Nhện có 8 chân, trong khi côn trùng có 6 chân.Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm khá giống côn trùng như được bao bọc bởi lớp vỏ, có chân khớp.

Xem thêm: Top 7 Phần Mềm Làm Kỹ Xảo Video Chuyên Nghiệp, Tốt Nhất Hiện Nay

Trên đây là những thông tin về các loài nhện phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Hi vọng bài viết mang lại cho bạn thông tin hữu ích nhất.