Nấu cháo đậu bắp cho bé: Con tăng cân, không lo táo bón • Hello Bacsi

Trước khi nấu cháo đậu bắp cho bé, bạn cần hiểu rõ thời gian có thể bắt đầu cho bé ăn đậu bắp để đảm bảo an toàn và nhận được nhiều lợi ích nhất.

Bạn hoàn toàn có thể cho trẻ nhỏ ăn đậu bắp. Tuy nhiên, do đậu bắp khá nhớt nên mẹ rất khó để nghiền nhuyễn cho bé. Do đó, tốt nhất, bạn nên đợi đến khi bé có thể cầm nắm đồ ăn và nhai nuốt thành thạo thì hãy cho bé ăn loại rau củ này.

Thông thường, bạn có thể cho bé ăn trong khoảng thời gian từ 14-18 tháng tuổi. Ngoài điều này, khi cho bé ăn, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi món ăn này không có nguy cơ gây dị ứng cao.

8 lợi ích của đậu bắp đối với sức khỏe trẻ nhỏ

Dưới đây là 8 lý do mà bạn nên nấu cháo đậu bắp cho bé ăn thường xuyên:

  1. Cung cấp vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, B, B1, B3, B9, E và các khoáng chất như canxi, phốt pho, kali, magiê, sắt và kẽm. Đây đều là những vitamin đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của bé.
  2. Giàu chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự gây hại của các gốc tự do được sản xuất trong quá trình trao đổi chất. Các gốc tự do này có thể làm hỏng tế bào và DNA.
  3. “Thần dược” nhuận tràng: Lượng chất xơ có trong 100 gram đậu bắp đáp ứng đến 10% lượng chất xơ mà cơ thể cần mỗi ngày. Do đó, đậu bắp rất tốt cho tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Ngoài ra, hàm lượng vitamin A có trong đậu bắp cũng góp phần làm cho màng nhầy trong ruột kết thực hiện tốt chức năng, giúp việc đi tiêu dễ dàng hơn.
  4. Ngăn ngừa thiếu máu: Ăn đậu bắp thường xuyên sẽ giúp sẽ giúp cơ thể sản xuất nhiều tế bào hồng cầu. Khi tế bào hồng cầu ở mức ổn định, các chất dinh dưỡng sẽ được vận chuyển đầy đủ đến tất cả các bộ phận trong cơ thể.
  5. Điều trị kiết lỵ và tiêu chảy: Ayurveda, một trong những nền y học cổ xưa nhất từ ​​Ấn Độ, đã chỉ ra rằng đậu bắp có thể là phương thuốc chữa tiêu chảy và kiết lỵ rất hiệu quả.
  6. Tốt cho sức khỏe của mắt: Vitamin C, vitamin A có trong đậu bắp có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng ở trẻ nhỏ.
  7. Xây dựng xương chắc khỏe: Nhờ chứa nhiều vitamin K và folate, đậu bắp được coi là “vị cứu tinh” trong việc ngăn ngừa mất xương và bệnh loãng xương.
  8. Tốt cho làn da: Hàm lượng vitamin C cao rất cần thiết cho sự phát triển của các tế bào da. Vì vậy, không có lý do gì để phủ nhận lợi ích của đậu bắp trong việc giúp da trẻ ngày càng trở nên khỏe khoắn và mịn màng.

Mách mẹ bí quyết lựa chọn đậu bắp để nấu cháo đậu bắp ngon cho bé

nấu cháo đậu bắp cho bé

Để nấu cháo đậu bắp cho bé ngon, bạn cần biết cách chọn mua đậu bắp chất lượng:

  • Chọn đậu bắp tươi, trái có màu xanh bóng, phần vỏ bên ngoài có một lớp lông mao mỏng, không xuất hiện vết thâm hoặc dính chất lạ
  • Không chọn trái quá mềm, quá dài vì trái càng dài, càng lớn thì càng già.
  • Dùng tay bẻ phần đuôi của đậu bắp. Nếu bẻ được dễ dàng và gãy ngay thì đó là trái đậu bắp non và giòn. Còn nếu không bẻ được, bị vỡ lúc bẻ thì là đậu bắp già.
  • Bạn nên chọn mua đậu bắp ở những cửa hàng rau củ uy tín, quen thuộc hoặc hệ thống các siêu thị lớn để được đảm bảo về chất lượng.

Sau khi mua về, bạn có thể rửa sạch rồi chế biến ngay hoặc nếu chưa dùng, bạn cho vào túi nilông hoặc túi giấy rồi để trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng dần. Với cách bảo quản này, đậu bắp sẽ luôn tươi ngon và có thể giữ được 4-5 ngày.

Thành phần dinh dưỡng của đậu bắp

Dưới đây là thành phần dinh dưỡng có trong 100g đậu bắp:

  • Nước: 89,58g
  • Protein: 1,93g
  • Carbohydrates: 7,45g
  • Canxi: 82mg
  • Magie: 57mg
  • Kali: 299mg
  • Kẽm: 0,59mg
  • Vitamin B1: 0,2mg
  • Vitamin B3: 1g
  • Axit folic: 60ug
  • Vitamin E: 0,27mg
  • Năng lượng: 33kcal
  • Chất béo: 0,19g
  • Đường: 1,48g
  • Sắt: 0,62mg
  • Phốt pho: 61mg
  • Natri: 7mg
  • Vitamin C: 23mg
  • Vitamin B2: 0,060mg
  • Vitamin B6: 0,215mg
  • Vitamin A: 716IU
  • Vitamin K: 31,3ug