Chữa trị bệnh trĩ bằng Đông y hiệu quả với 14 bài thuốc

Bên cạnh uống thuốc Tây y thì chữa trị bệnh trĩ bằng Đông y cũng là phương pháp được nhiều bệnh nhân mắc trĩ tin tưởng và lựa chọn. Bài viết này xin giới thiệu đến các độc giả cách điều trị bệnh trĩ bằng Đông y với 14 bài thuốc đã được công nhận chất lượng và được áp dụng tại nhiều viện Y dược học cổ truyền hiện nay.

Chữa trị bệnh trĩ bằng Đông y hiệu quả với 14 bài thuốc 1

Phân loại bệnh trĩ theo Đông y học

Bệnh trĩ là một bệnh rất hay gặp ở vùng hậu môn trực tràng, chiếm 50% dân số ở người trưởng thành tại Việt Nam. Bệnh trĩ không phải là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không chữa trị thì sẽ dễ dẫn đến nhiễm khuẩn, xa nghẹt hậu môn, tắc mạch trĩ, ung thư trực tràng…

Theo Đông y học, bệnh trĩ thường gặp nhất là 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó, bệnh trĩ nội được chia thành 6 thể; bệnh trĩ ngoại chia thành 3 thể.

Phân loại bệnh trĩ nội với 6 thể theo Đông y:

  • Trĩ nội thể ứ trệ: Hậu môn thốn, tức nặng.
  • Trĩ nội thể huyết ứ: Là trĩ có xung huyết.
  • Trĩ nội thễ thấp nhiệt: Là trĩ có thấp phối hợp với nhiệt.
  • Trĩ nội thể nhiệt độc: trĩ ứ huyết lâu ngày phối hợp với nhiệt độc.
  • Trĩ nội thể khí huyết suy: bệnh trĩ bị đi cầu ra máu tươi nhiều lần trong ngày kéo dài, lâu ngày hoặc kèm theo một số bệnh toàn thân.
  • Trĩ nội thể tỳ khí suy: Thường gặp ở người già, bệnh tái phát nhiều lần.

Phân loại bệnh trĩ theo Đông y học 1

Phân loại bệnh trĩ ngoại với 3 thể theo Đông y:

  • Trĩ ngoại đơn thuần (trĩ ngoại độ I – độ II) gọi là huyết ứ.
  • Trĩ ngoại tắc nghẽn (trĩ ngoại độ III) gọi là nhiệt độc.
  • Trĩ ngoại có biến chứng viêm loét (trĩ ngoại độ IV) gọi là thấp nhiệt.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ theo Đông y

Theo Đông y, nguyên nhân bị bệnh trĩ là do các yếu tố như âm dương thiếu cân bằng, tạng phủ khí huyết hư tổn cùng với thấp nhiệt, phong táo, ăn uống, nghề nghiệp đặc thù phải ngồi nhiều… tác động kết hợp gây ra. Cụ thể:

+ Thể thấp nhiệt: gây ra phân lỏng, nát, lỵ mót rặn nhiều.

+ Phong táo (táo bón): táo nhiệt ở đại trường lâu ngày làm tổn thương âm tân dịch hư hao, huyết nhiệt, nhiệt bức huyết vong hành gây ra chảy máu.

+ Khí hư hạ hãm lâu ngày làm cho trĩ sa ra ngoài.

+ Các yếu tố khác tác động gây trĩ như: ăn uống mất điều hòa, ăn nhiều đồ cay nóng, uống ít nước, ; … hoặc do một số yếu tố:

  • Uống nhiều rượu bia, ăn ít rau quả.
  • Uống ít nước.
  • Ăn đồ cay nóng hay táo bón kéo dài làm cho phong, thấp, táo, nhiệt nội sinh rồi kết tụ ở trực tràng hậu môn.
  • Bị xơ gan
  • Phụ nữ thời gian mang thai bị nóng trong và do tác động của bào thai chèn vào các đám rối tĩnh mạch trĩ và vùng chậu
  • Phụ nữ có thai dùng sức khi sanh đẻ;
Nguyên nhân gây bệnh trĩ theo Đông y 1
Mang thai và sinh nở là nguyên nhân chính gây trĩ ở nữ giới
  • Người ngồi lâu, đi xa, khuân vác nặng nề làm cho kinh lạc ứ trệ, khí huyết vận hành không thông mà gây thành búi trĩ.
  • Cơ thể suy nhược, bị tả lỵ lâu ngày (Viêm đại tràng mãn tính) dẫn đến hạ tiêu hư thoát mà thành trĩ.

Chữa trị bệnh trĩ bằng Đông Y cùng 14 bài thuốc

Dưới đây cotripro.vn xin được trích 14 bài thuốc Đông y có tác dụng chữa trị bệnh trĩ được các bệnh viện Y dược Cổ truyền áp dụng. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé:

★★ Chữa bệnh trĩ bằng Đông y với 3 bài thuốc từ Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh:

Chữa trĩ bằng Đông y do thể thấp nhiệt ở đại trường

Triệu chứng: Đại tiện ra máu sắc đỏ tươi, số lượng nhiều hoặc ít, trĩ sa theo độ và trĩ chảy máu nhiều, đau nóng rát hậu môn, đại tiện táo hoặc đau quặn bụng, mót rặn, đại tiện bí, khó đi, đại tiện vàng sẻn, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền tế sác.

Pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết chỉ huyết.

Bài thuốc Hòe hoa tán gia giảm: Hòe hoa 12g (sao vàng đậm); Kinh giới tuệ 12g (sao cháy); Chỉ thược 10g Trắc bá diệp 12g (sao cháy); Hoàng bá 10g

Cách dùng: Sắc uống ngày một thang, chia hai lần.

Chữa trĩ bằng Đông y do thể tỳ hư không nhiếp huyết

Triệu chứng: Đại tiện ra máu tươi sắc nhạt màu lượng có thể nhiều hay ít khác nhau kèm theo sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp mệt mỏi, ăn ngủ kém, phân tá hoặc lỏng thất thường, bị trĩ chảy máu nhiều, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế vô lực.

Pháp điều trị: kiện tỳ ích khí nhiếp huyết

Bài thuốc Quy tỳ thang gia giảm: Hoàng kỳ 12g; Mộc hương 04g; Bạch linh 10g; Bạch truật 12g; Đan bì 10g; Trần bì 10g; Chế hoàng tinh 12g; Chi tử 10g (sao đen); Đương quy 12g; Cam thảo sao 06g; Đảng sâm 12g;

Chữa trĩ bằng Đông y do thể tỳ hư không nhiếp huyết 1
Hoàng kỳ

Cách dùng: Sắc uống ngày 01 thang chia 2 lần

Điều trị bệnh trĩ bằng Đông y do thể khí hư hạ hãm

Triệu chứng: Hay gặp ở bệnh nhân có tuổi mắc bệnh lâu ngày, búi trĩ sa ra không tự lên được, kèm theo sa niêm mạc trực tràng chảy máu tươi khi đại tiện, sắc nhạt màu kèm theo tinh thần mệt mỏi suy nhược, hụt hơi ngại nói, sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp váng đầu, ăn ngủ kém. Đại tiện phân nát, tiểu tiện trong dài. Chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế nhược.

Pháp điều trị: Ích khí dưỡng huyết, thăng đề, cố nhiếp.

Bài thuốc Bài bổ trung ích khí thang gia giảm: Đảng sâm 12g; Thăng ma 12g; Hoàng kỳ 12g; Sài hồ 10g; Xuyên quy 12g; Trần bì 10g; Bạch truật 10g; Cam thảo 06g; Chi tử (sao đen) 10g;

Cách dùng: Sắc uống ngày 01 thang chia 2 lần

★★ Điều trị bệnh trĩ bằng Đông y với 8 bài thuốc từ Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang:

Chữa bệnh trĩ nội bằng Đông y do thể huyết ứ – khí trệ

Chỉ định: dùng cho người mắc bệnh trĩ độ 1, 2, 3 không có biến chứng (xem thêm: cách trị bệnh trĩ nội).

Pháp trị: tư âm, lương huyết, thanh nhiệt, hoạt huyết, chỉ huyết

Bài thuốc Lương Huyết địa hoàng thang gia giảm: Sinh địa 16g; Xích thược 10g; Đương quy 12g; Hoè hoa 16g; Hoàng cầm 08g; Kinh giới 06g; Ngư tinh thả 10g; Hạn liên thảo (Cỏ mực) 10g;

Trường hợp:

  • Nếu có táo bón: Gia thêm các vị Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g;
  • Đại tiện ra máu nhiều: Gia thêm các vị Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g (không dùng Hạn liên thảo).

Điều trị bệnh trĩ nội bằng Đông y do thể nhiệt độc

Chỉ định: Dùng cho người bị nội cấp độ nặng, có thể đã có biến chứng.

Pháp trị: hoạt huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm chỉ thống.

Bài thuốc Đào hồng tứ vật thang gia giảm: Đào nhân 08g; Hồng hoa 08g; Bạch thược 10g; Thục địa 10g; Đương quy 12g; Xuyên khung 08g. Gia thêm các vị: Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 10g, Bồ công anh 10g; Hoặc gia: Sài đất 12g, Bồ công anh 12g.

Điều trị bệnh trĩ nội bằng Đông y do thể nhiệt độc 1
Cây đương quy dạng tươi

Trường hợp:

  • Nếu có táo bón: Gia thêm các vị Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g.
  • Đại tiện ra máu: Gia thêm các vị Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g.
  • Nếu sưng đau nhiều: Gia thêm các vị Đan sâm 12g, Bạch chỉ 10g.

Chữa trĩ nội bằng Đông y do thể khí huyết suy

Chỉ định: chữa bệnh trĩ nội độ 1, 2, 3 kèm đi đại tiện ra máu nhiều lần, hoặc kèm các bệnh toàn thân khác khiến cơ thể bị suy nhược.

Pháp trị: Bổ khí huyết, chỉ huyết.

Bài thuốc Bát trân thang gia giảm: Đảng sâm 12g; Bạch linh 10g; Bạch truật 08g; Cam thảo (chích) 06g; Bạch thược 08g; Đương quy 12g; Thục địa 10g; Xuyên khung 08g.

Trường hợp:

  • Nếu có táo bón: Gia thêm các vị Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g;
  • Đại tiện ra máu nhiều: Gia thêm các vị Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g.

Trị bệnh trĩ nội bằng Đông y do thể Tỳ khí suy

Chỉ định: cho các trường hợp trĩ nội độ 4, trĩ vòng.

Pháp trị: kiện tỳ bổ khí, hành khí thăng đề.

Bài thuốc Bổ trung ích khí thang gia giảm: Đảng sâm 10g; Hoàng kỳ (chích) 10g; Bạch truật 10g; Trần bì 06g; Thăng ma 10g; Sài hồ 10g; Đương quy 10g; Cam thảo (chích) 04g; Đại tá 12g; Sanh cương/Can khương 04g.

Trị bệnh trĩ nội bằng Đông y do thể Tỳ khí suy 1
Củ đảng sâm tươi

Trường hợp:

  • Nếu có táo bón: Gia thêm các vị Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g.
  • Đại tiện ra máu: Gia thêm các vị Hắc Kinh giới 16g, Hắc Địa du 10g, Hắc Chi tử 6g

Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng Đông y do thể huyết ứ

Chỉ định: Người bị sa búi trĩ ngoại cấp độ nhẹ – trĩ độ 1 và độ 2.

Pháp trị: Hoạt huyết, bổ khí, hành ứ.

Bài thuốc Bổ trung ích khí thang gia giảm: Đảng sâm 10g; Hoàng kỳ (chích) 10g; Bạch truật 10g; Cam thả(chích) 04g; Sài hồ 06g; Thăng ma 06g; Đương quy 16g; Xích thược 10g; Trần bì 06g;

Trường hợp: Nếu có táo bón: Gia thêm các vị Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g.

Xem thêm: Cách làm co búi trĩ ngoại

Chữa trĩ ngoại bằng Đông y do thể nhiệt độc

Chỉ định: khi bị trĩ ngoại tắc mạch cấp, trĩ ngoại độ 3.

Pháp trị: Hoạt huyết chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm chỉ thống

Bài thuốc Đào hồng tứ vật thang gia giảm: Đào nhân 08g; Hồng hoa 08g; Thục địa 10g; Đương quy 12g; Bạch thược 10g; Xuyên khung 08g. Gia thêm các vị: Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 10g, Bồ công anh 10g; Hoặc Sài đất 12g, Bồ công anh 12g.

Chữa trĩ ngoại bằng Đông y do thể nhiệt độc 1
Bạch thược (rễ của hoa mẫu đơn trắng)

Trường hợp:

  • Nếu có táo bón: Gia thêm các vị Hắc chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g.
  • Đại tiện ra máu: Gia thêm các vị Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g.
  • Nếu sưng đau nhiều: Gia thêm các vị Đan sâm 12g, Bạch chỉ 10g.

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng Đông y do thể thấp nhiệt

Chỉ định: Trĩ ngoại độ 4

Pháp trị: Thanh thấp nhiệt hoạt huyết chỉ thống.

Bài thuốc Đào hồng tứ vật thang gia giảm: Sanh địa 16g; Đương quy 10g; Xích thược 10g; Đào nhân 10g; Hồng hoa 04g; Chỉ xác 10g; Hạn liên thả 10g; Trạch tả 10g; Kim ngân hoa 10g; Liên kiều 10g; Thổ phục linh 08g.;

Trường hợp: Nếu có táo bón: Gia thêm các vị Hắc chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g.

* Ngoài ra có thể sử dụng hoặc kết hợp thuốc thành phẩm Y học cổ truyền có tác dụng phù hợp với các thể bệnh.

Điều trị ngâm hậu môn kết hợp chung cho các thể

Chuẩn bị: Phèn chua (bạch phèn) 10g hoặc Thực diêm 30g

Cách ngâm hậu môn: Chia nguyên liệu thành 3 phần. Mỗi phần đem pha với 1 lít nước ấm nóng, sau đó tiến hành ngâm hậu môn với nước ấm với phèn chua (hoặc thực diêm). Mỗi lần ngâm khoảng 10-15 phút thì rửa sạch lại với nước ấm rồi lau khô búi trĩ, hậu môn.

★★ Một số bài thuốc Đông y khác có tác dụng chữa trị bệnh trĩ:

Bài thuốc số 1

Tác dụng: là cách chữa đi đại tiện ra máu, ngăn ngừa ứ trệ khí huyết, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể,chỉ thống, phù hợp cho người bị trĩ thể huyết ứ.

Nguyên liệu: Hoa hòe 12g; Đương quy 12g; Bạch thược 12g; Sinh địa 20g; Đại hoàng 4g; Chỉ xác 8g; Đào nhân 8g; Hồng hoa 8g

Bài thuốc số 1 1
Cây sinh địa

Cách sắc: Cho tất cả nguyên liệu vào ấm và sắc cùng với 5 chén nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi thấy trong ấm còn khoảng 2 chén thì tắt bếp.

Cách dùng: Chia lượng thuốc vừa sắc thành 3 phần và sử dụng trong vòng 1 ngày.

Bài thuốc số 2

Tác dụng: Bổ máu, tăng cường sức khỏe, làm co búi trĩ, chống đi ngoài ra máu, làm co búi trĩ, giúp ăn ngon miệng, dùng cho người bị thể khí huyết hư.

Nguyên liệu: Đương quy 10g; Nghiệt bì 12g; Sinh địa 16g; Trạch tả 12g; Hoàng liên 12g; Đào nhân 12g; Thược dược 12g;

Cách sắc: Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm, sắc cùng 600ml nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi thấy khoảng 1/3 lượng nước thì dừng.

Cách dùng: Chia thuốc thành 3 phần uống trong 3 lần, tránh để thuốc qua đêm vì nó sẽ giảm tác dụng.

Bài thuốc số 3

Tác dụng: Giảm đau, chữa táo bón làm cho bệnh nhân đi ngoài một cách dễ dàng.

Nguyên liệu: Sinh địa 12g; Huyền sâm 12g; Kinh giới 16g; Nhọ nồi 16g; Hoa hòe 16g; Trách bách diệp 16g;

Cách sắc: Lấy hoa hòe và kinh giới bỏ vào chảo nóng và sao đen. Trách bách diệp, cỏ mực chỉ sao trong vòng vài phút. Các nguyên liệu còn lại đem sao lên cho vàng. Đem toàn bộ nguyên liệu sắc cùng 5 chén nước, đun nhỏ lửa cho đến khi thấy còn khoảng 2 chén thì tắt bếp.

Cách dùng: Chia thuốc thành 3 phần, sử dụng trong ngày.

Xem thêm:

  • Các loại thuốc chữa bệnh trĩ
  • Thuốc điều trị bệnh trĩ ngoại

Kết hợp bài thuốc Đông y ngâm rửa búi trĩ

Bài thuốc Ngũ bội tử thang

Nguyên liệu: Ngũ bội tử, Tang ký sinh, Phác tiêu, Kinh giới, Liên phòng mỗi vị 30g

Cách dùng: Tất cả nguyên liệu đem sắc lấy nước. Xông hơi nước nóng vào hậu môn. Đến khi nước ấm thì ngâm hậu môn từ 15 đến 20 phút. Tiến hành như vậy từ 2 đến 3 lần/ngày.

Bài thuốc từ Hòe hoa, Kinh giới, Ngải cứu

Nguyên liệu: Hòe hoa, Kinh giới, Chỉ xác, Lá ngải cứu mỗi loại 1 nắm (tương đương 50g), bột phèn chua 10g.

Bài thuốc từ Hòe hoa, Kinh giới, Ngải cứu 1
Ngải cứu

Cách dùng: Tất cả nguyên liệu cho vào nước ngập 3 phân, đậy kín miệng nồi bằng lá chuối, đun sôi khoảng 5 phút; sau đó đục 1 lỗ vừa cho hơi bốc lên để xông vào vùng hậu môn.

Khi nước còn ấm thì ngâm hậu môn trong 15 phút. Tiến hành xông & ngâm ngày 1 đến 2 lần trong khoảng 1 tuần.

Bài thuốc từ Huyết giác, Tô mộc, Hoàng bá

Nguyên liệu: Huyết giác, Tô mộc, Hoàng bá, Hoàng đằng, Hậu phác, Tông lư mỗi vị 50g

Cách dùng: Tất cả nguyên liệu tán nhỏ.

Dùng 30g các nguyên liệu trên ngâm với nước sôi. Khi nước ấm thì ngâm hậu môn trong 15 đến 20 phút. Tiến hành co giãn cơ thắt hậu môn trong quá trình ngâm để tăng hiệu quả. Lặp lại 1 đến 2 lần/ngày.

Lưu ý:

  • Việc xông – ngâm búi trĩ bằng các bài thuốc tuy an toàn nhưng người bệnh cần đề phòng bỏng, nhất là vùng hậu môn đang bị tổn thương.
  • Ngoài ra có thể tiến hành xông ngâm với các loại thuốc nam sẵn có trong vườn nhà như rau sam, rau diếp cá, nghể răm, lá hẹ, lá trầu không, chỉ xác, lá đào, vỏ cây hòe, chua me đất, hỗn hợp ngải cứu, gừng, rễ xoan đà

Chữa trị bệnh trĩ bằng châm cứu, bấm huyệt

Châm cứu bấm huyệt trong điều trị bệnh trĩ có tác dụng điều hòa dương khí, giữ cho các cơ thành mạch được cứng cáp và mạnh mẽ. Tất cả các huyệt vị sau đều có tác dụng chữa bệnh trĩ:

  • Huyệt Bách Hội. Nằm giữa đỉnh đầu, giao giữa đường nối đỉnh hai vành tai và đường dọc cơ thể.
  • Huyệt Hợp Cốc: Nằm trên mu bàn tay.
  • Huyệt Đại Tràng: Nằm trên khớp thứ nhất của ngón trỏ.
  • Huyệt Trường Cường: Nằm ở hạ bộ của thân thể.
  • Huyệt Đại Chùy: Nằm ở phần sau cổ.
  • Huyệt Hội Dương: Nằm ở hạ bộ của lưng.
  • Huyệt Mệnh Môn Hỏa: Nằm giữa đốt sống thắt lưng L2 – L3.
Chữa trị bệnh trĩ bằng châm cứu, bấm huyệt 1
Chữa trị bệnh trĩ bằng châm cứu (ảnh minh họa)

Ấn day các huyệt này, làm cho nó nóng lên để thu được hiệu quả như mong muốn. Các bác sĩ sẽ sử dụng kim để châm huyệt, có thể là châm huyệt Mệnh Môn Hỏa, sau đó là huyệt Bách Hội. Châm cứu có thể tác động từ 5-7 huyệt nằm trên đường Đốc Mạch nối tới Bàng Quang.

Thời gian châm cứu có thể lên đến 30 phút trên các huyệt vị đó.

Nên chữa trĩ bằng Đông y ở đâu?

Nên chữa trĩ bằng Đông y ở đâu? cũng là sự quan tâm của nhiều người bệnh. Để điều trị bệnh trĩ bằng Đông y, người bệnh trĩ có thể tìm thăm khám điều trị trĩ ở các bệnh viện Y học cổ truyền uy tín trên cả nước như:

  • Bệnh viên Y học Cổ truyền Trung Ương;
  • Bệnh viện Y dược Cổ truyền Quảng Ninh
  • Viện Y Dược học Dân tộc
  • Bệnh viện Y học Cổ truyền Tiền Giang
  • Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viện nào chữa bệnh trĩ tốt nhất?

Phòng ngừa bệnh trĩ tái phát

Để hiệu quả chữa trĩ bằng Đông y tốt hơn đồng thời phòng ngừa bệnh trĩ tái phát lại sau khi khỏi thì người bệnh nên thiết lập cho mình một chế độ ăn uống – làm việc – nghỉ ngơi khoa học như:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
  • Ăn, ngủ đúng giờ giấc
  • Ăn các thức ăn dễ tiêu, nhuận tràng, rau xanh, trái cây
  • Uống nhiều nước
  • Không ăn các thực phẩm cay nóng kích thích, các chất gây táo bón, nhất là ớt, rượu, café…
  • Không ngồi một chỗ quá lâu.
  • Không mang vác nặng.
  • Tập thói quen đi đại tiện ít nhất 1 lần/ngày. Không nhịn đi đại tiện
  • Xoa bóp vùng chậu và hố chậu trái.
  • Tập dưỡng sinh động tác chổng mông thở.

Lưu ý

Các bài thuốc đông y chỉ mang tính chất tham khảo, bạn cần đến khám với các bác sĩ y học cổ truyền để được chẩn đoán và điều trị chính xác cho tình trạng bệnh hiện tại.

Một cách điều trị khác trong Đông y kết hợp với Tây y, nhất là người bệnh nặng, để chữa trị kịp thời, tránh biến chứng.