Giãn dây chằng đầu gối bao lâu khỏi, phục hồi bằng cách nào?

Mời các bạn cùng khám phá thông tin và kiến thức về Cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi, đừng quên chia sẻ bài viết này nhé

Giãn dây chằng đầu gối có thể tự hồi phục trong 1 – 2 tháng, tuy nhiên dễ bị tái phát. Nếu kéo dài và không điều trị sớm có thể gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối với các biểu hiện: đau nhức dữ dội, thường xuyên mỏi gối và dễ té ngã khi di chuyển.

1. Giãn dây chằng đầu gối là tình trạng gì?

Trước hết cần hiểu rõ dây chằng là một dải ngắn gồm các mô liên kết sợi cứng, được cấu tạo từ phân tử Collagen dài và dai.

Vậy giãn dây chằng đầu gối là tình trạng các mô liên kết bên trong dây chằng bị kéo giãn quá mức, nhưng chưa bị đứt hẳn.

Xem thêm:: Danh sách 5 ghét tiếng anh là gì hot nhất hiện nay

Thông thường, các dây chằng liên kết với xương nhằm ổn định sụn khớp, giúp hoạt động đi lại của cơ thể diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên khi dây chằng bị giãn, nó sẽ giảm chức năng liên kết khiến khớp gối dần trở nên lỏng lẻo, phạm vi chuyển động của khớp gối bị thu hẹp.

Cấu trúc của khớp gối có 4 dây chằng: dây chằng bên trong giúp gối không bị xoay ra ngoài, dây chằng bên ngoài giúp gối không bị xoay vào trong, dây chằng chéo trước giúp gối không bị trượt ra trước, dây chằng chéo sau giúp gối không bị trượt ra sau.

Có thể bạn quan tâm: > Hiểu rõ về giãn dây chằng để điều trị đúng cách > Đứt dây chằng đầu gối: Nhận biết sớm, phòng ngừa biến chứng

2. Nguyên nhân gây giãn dây chằng gối

Khớp gối bị giãn dây chằng là hậu quả của nhiều nguyên nhân:

  • Chấn thương khi chơi thể thao, xoay người chuyển tư thế quá nhanh, chân bị xoắn vặn đột ngột, nhảy quá cao và tiếp đất với chân trụ không vững, thường gặp ở các môn bóng đá, thể dục dụng cụ, nhảy xa, nhảy cao…
  • Vận động thường ngày không đúng cách, chạy nhảy sai tư thế hoặc bị va đập mạnh.
  • Với người cao tuổi, quá trình lão hóa xảy ra, kéo theo dây chằng khớp gối dễ bị tổn thương.
  • Các bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp có thể làm tổn hại các bộ phận liên quan khớp gối, trong đó có dây chằng.
giãn dây chằng đầu gối
Giãn dây chằng chéo trước khi chơi thể thao là chấn thương phổ biến nhất, khiến khớp gối mất vững

3. Triệu chứng giãn dây chằng khớp gối

Xem thêm:: List 12 cách nấu cháo thịt bằm cà rốt hot nhất hiện nay

Sau đây là cách nhận biết giãn dây chằng đầu gối phổ biến nhất:

Đau nhức dữ dội ở đầu gối, kéo dài trong vài giờ sau khi gặp chấn thương, đầu gối sưng to, bầm tím khiến người bệnh không thể tự đi lại mà phải nhờ người khác hỗ trợ (dìu, cõng, cáng). Mức độ đau nhiều hay ít còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến tuổi tác và sự lão hóa.

Sau khoảng 2 – 3 tuần, triệu chứng đau và sưng không còn, nhưng xuất hiện dấu hiệu lỏng gối. Khi chạy nhanh rất dễ vấp ngã, khó trụ vững khi đứng bằng một chân có đầu gối bị tổn thương, khó giữ vững chân nếu đi trên địa hình không bằng phẳng, sự linh hoạt kém dần. Triệu chứng này càng dễ nhận biết đối với vận động viên thể thao hoặc người thường xuyên hoạt động thể chất: lực ở chân giảm đi nhiều, khó giữ thăng bằng khi xoay người…

triệu chứng giãn dây chằng đầu gối
Thời gian đầu sau chấn thương giãn dây chằng, đầu gối bị đau nhức và sưng to

Xem thêm:: 101 Ảnh Ngã Xe Máy Xước Chân, Té Xe Trầy Xước Ở Chân Nam Nữ

Thời gian sau đó người bệnh bị teo cơ đùi, có thể nhận biết bằng cách quan sát đùi của bên chấn thương nhỏ hơn đùi bên lành, khả năng vận động suy giảm rõ rệt.

Cuối cùng là biến chứng đáng lo nhất – thoái hóa khớp gối. Giãn dây chằng khiến khớp gối bị lệch trục. Nếu gối vẹo vào trong sẽ làm lực tác dụng lên khoang khớp gối bên trong nặng hơn, làm lớp sụn hư hại nhanh hơn, dẫn đến thoái hóa khớp gối.

4. Cần làm gì khi bị giãn dây chằng đầu gối?

Theo bác sĩ Timothy Gallivan (phòng khám ACC), người bệnh không nên tự ý chữa chấn thương giãn dây chằng đầu gối mà nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Điều này nhằm mục đích thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán (chụp X quang, chụp cộng hưởng từ MRI) để đánh giá tình trạng của khớp gối, sụn chêm và mức độ giãn dây chằng.

Nếu giãn dây chằng ở mức độ nhẹ thì người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà thông qua 5 biện pháp sau:

  • Không nên cử động mạnh nếu nhận ra dấu hiệu dây chằng bị tổn thương, hãy nằm nghỉ ngơi và kê cao chân.
  • Chườm lạnh trong 48 giờ đầu ngay sau khi chấn thương giúp làm dịu cơn đau, giảm sưng nề. Người bệnh có thể dùng túi chườm mua ở hiệu thuốc hoặc sử dụng đá lạnh bỏ vào túi nilon, khăn bông ướt. Tuyệt đối không dùng các loại cao chườm nóng vì càng khiến dây chằng bị căng giãn, cơn đau trở nên nghiêm trọng.
  • Đeo nẹp đầu gối hoặc băng thun để cố định. Thời gian cố định khớp gối phụ thuộc vào mức độ chấn thương (thông thường là vài tuần). Nếu không đeo nẹp cố định theo thời gian bác sĩ chỉ định, các tổn thương trong khớp gối khó chữa lành hoàn toàn và người bệnh dễ đau nhức khi đi bộ, va chạm.
  • Một số người có thể dùng thuốc trị giãn dây chằng đầu gối, tuy nhiên cần lưu ý, đây chỉ là thuốc hỗ trợ giảm đau và chống viêm, tuyệt đối không được sử dụng bừa bãi nếu không có chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng.
bác sĩ chẩn đoán và điều trị giãn dây chằng khớp gối