Polyp dạ dày là gì? Cắt polyp dạ dày bao lâu thì khỏi?

Polyp dạ dày là một bệnh lý thường gặp, trong đó phổ biến là những người trên 50 tuổi. Hầu hết, polyp ít gây ra triệu chứng nên rất khó phát hiện, chỉ có thể tìm thấy khi tình cờ nội soi đường tiêu hóa. Tuy nhiên, một số loại polyp lại là nguyên nhân của căn bệnh ác tính vì thế bạn không nên chủ quan.

Tìm hiểu chung về Polyp dạ dày

Polyp dạ dày không phải là tên của một bộ phận trong dạ dày mà là những khối tăng trưởng bất thường trong thành dạ dày. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lý này là gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn.

Polyp dạ dày là gì?

Dạ dày đóng vai trò quan trọng khi tiêu hóa thức ăn. Trong dạ dày có rất nhiều axit để tiêu diệt vi khuẩn và phân cắt thức ăn thành từng mảnh nhỏ giúp hỗ trợ tiêu hóa. Lớp trong cùng của dạ dày gọi là biểu mô. Nếu tế bào biểu mô của dạ dày hoạt động và phát triển bất thường có thể sẽ tạo ra polyp dạ dày.

Polyp dạ dày là các khối tế bào hình thành trên lớp lót của dạ dày và có hình dạng giống như những khối u lồi (hình tròn hoặc hình elips).

Nguyên nhân gây polyp dạ dày

Nguyên nhân gây ra polyp dạ dày vô cùng đa dạng với nhiều lý do khác nhau. Theo các chuyên gia thì bất kỳ yếu tố nào khiến cho dạ dày phát triển bất thường đều là nguyên nhân tạo nên polyp dạ dày. Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra lý do chính nào hình thành nên polyp trong dạ dày.

Một số nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ bị polyp dạ dày, đã được ghi nhận như sau:

  • Tình trạng viêm dạ dày mạn tính kéo dài và không có chuyển biến tốt.
  • Dạ dày bị nhiễm Helicobacter pylori.
  • Người bệnh bị thiếu máu ác tính.
  • Người bệnh có tổn thương niêm mạc dạ dày kéo dài hoặc bị viêm loét dạ dày tái đi tái lại.
  • Người bệnh có tiền sử sử dụng các loại thuốc ức chế bơm proton kéo dài.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người thân từng bị polyp dạ dày thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác. Ngoài ra, nếu bạn bị các bệnh lý di truyền trên đường tiêu hóa cũng sẽ có khả năng dễ dàng mắc bệnh hơn.

Triệu chứng nhận biết

Khác với các căn bệnh về tiêu hóa khác, polyp hoạt động khá âm thầm và hầu như không gây triệu chứng đặc biệt nào. Đa phần người bệnh phát hiện ra bản thân bị polyp dạ dày đều rất tình cờ khi đi nội soi đường tiêu hóa vì bệnh lý khác.

Theo các chuyên gia, triệu chứng nhận biết polyp dạ dày còn phụ thuộc vào loại polyp mắc phải và kích thước của polyp. Nếu polyp có kích thước càng lớn thì biểu hiện bệnh sẽ càng rõ ràng hơn. Theo dõi một số triệu chứng sau để nhận biết bệnh:

  • Đau bụng hoặc đau khi bấm bụng.
  • Buồn nôn, nôn ói, ói mửa.
  • Có máu ở phân, thiếu máu mãn tính.
  • Một số triệu chứng khi tắc nghẽn dạ dày: nôn ói dữ dội, tụt cân không rõ nguyên do.
  • Biểu hiện của tiền ung thư khi polyp tiến triển thành ung thư.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Polyp dạ dày có thể gặp ở cả nam và nữ với nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên theo thống kê, những người lớn có độ tuổi từ 50-65 tuổi trở lên dễ bị mắc bệnh hơn. Trong đó phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh có nguy cơ cao bị mắc polyp tuyến.

Một đối tượng khác có nguy cơ mắc bệnh cao là những người có người thân trong gia đình đã từng bị polyp dạ dày. Điều này là do yếu tố di truyền gây ra.

Polyp dạ dày có nguy hiểm không? Những biến chứng của polyp dạ dày

Tùy theo từng loại polyp mà người bệnh mắc phải mức độ nguy hiểm cũng khác nhau. Một số loại polyp chỉ cần cắt bỏ hoặc làm sinh thiết đơn giản. Tuy nhiên cũng có những loại polyp là tiền thân của ung thư dạ dày, vô cùng nguy hiểm với sức khỏe của bạn.

Polyp tăng sản

Đây là loại polyp dạ dày phổ biến nhất và thường do bệnh viêm dạ dày gây ra. Polyp tăng sản sau khi tiến hành điều trị, cắt bỏ thường sẽ không có nguy cơ tái phát và cực hiếm tiến triển thành ung thư.

Polyp tế bào tuyến đáy

Nguyên nhân chính dẫn đến loại polyp này là do sử dụng nhiều thuốc PPI. Tùy theo kích thước của polyp mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Với những polyp nhỏ, chỉ lớn hơn 1cm sẽ được cắt bỏ và làm sinh thiết. Tuy nhiên polyp càng lớn thì có khả năng ung thư hóa cao.

Đa polyp tuyến liên quan đến gia đình

Nguyên nhân gây nên đa polyp tuyến là do yếu tố di truyền, vì thế khá hiếm gặp. Mức độ nguy hiểm của polyp này không cao nếu như phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, người thân trong gia đình của bệnh nhân cũng nên được thăm khám thường xuyên để tầm soát bệnh.

Polyp u tuyến

Polyp u tuyến là loại polyp nguy hiểm nhất và có biến chứng thành ung thư dạ dày. Loại polyp này thường được tìm thấy ở hang vị dạ dày và có thể do viêm dạ dày mạn gây nên. Thông thường, sau khi phát hiện thì người bệnh sẽ được cắt bỏ polyp tuy nhiên polyp dễ dàng tái phát. Vì vậy, người bệnh cần theo dõi kiểm tra sát sao và điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chẩn đoán và điều trị polyp dạ dày như thế nào?

Cùng tìm hiểu các phương pháp xét nghiệm nào để xác định polyp và cách cách điều trị polyp dạ dày phù hợp.

Chẩn đoán Polyp dạ dày qua những xét nghiệm nào?

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị polyp dạ dày thì bạn sẽ được tiến hành các xét nghiệm và thủ thuật như: nội soi và sinh thiết mẫu mô.

Thông thường, Polyp dạ dày được phát hiện khá bất ngờ do người bệnh đến thăm khám và kiểm tra vì nghi ngờ bị mắc một bệnh lý tiêu hóa khác. Polyp dạ dày sẽ được tìm thấy khi bác sĩ tiến hành nội soi để quan sát. Bác sĩ sẽ quan sát toàn bộ hình ảnh niêm mạc của toàn bộ đường tiêu hóa từ thực quản, dạ dày, đoạn đầu ruột non để tìm ra polyp.

Hầu hết polyp dạ dày không nguy hiểm và ít khi biến chứng thành ung thư. Tuy nhiên, để đảm bảo không có tế bào u ác tính trong dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết. Đây là phương pháp sử dụng mẫu mô nhỏ được lấy từ dụng cụ nội soi để kiểm tra, tìm kiếm các tế bào ung thư (nếu có).

Những cách điều trị polyp dạ dày

Tùy thuộc vào việc bạn mắc phải loại polyp dạ dày nào để có những cách điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Polyp nhỏ không phải là u tuyến: Đây là loại polyp không quá nguy hiểm nên thường chỉ cần theo dõi, điều trị đơn giản và kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt.
  • Polyp lớn: Polyp có kích thước lớn sẽ được cắt bỏ bằng phương pháp nội soi để ngăn ngừa tắc nghẽn.
  • Polyp u tuyến: Đây là loại polyp có nguy cơ cao phát triển thành ung thư nên cần phải được cắt bỏ và thăm khám thường xuyên để tránh biến chứng của polyp dạ dày.
  • Da polyp tuyến gia đình: Loại polyp này cũng sẽ được cắt bỏ để tránh phát triển thành ung thư.

Giải đáp về việc cắt polyp dạ dày?

Khi bị polyp dạ dày chắc hẳn bạn sẽ có rất nhiều băn khoăn và thắc mắc. Hãy cùng giải đáp một số câu hỏi thường gặp về việc cắt polyp dạ dày.

Chi phí cắt polyp dạ dày

Chi phí cắt polyp không cố định, tùy thuộc vào số lượng, kích thước của các loại polyp cũng như thể trạng của người bệnh. Ngoài ra, chi phí cắt polyp dạ dày cũng tùy thuộc và từng địa chỉ thực hiện.

Để tìm hiểu thêm về chi phí cắt polyp tại Bệnh viện Hồng Ngọc, vui lòng liên hệ số Hotline: 024 3927 5568 ext 0 để được tư vấn chi tiết.

Cắt polyp dạ dày có phải nằm viện không?

Tùy theo phương pháp cắt polyp dạ dày để biết bệnh nhân có cần phải nằm viện không. Nếu bạn cắt polyp bằng phương pháp nội soi thì có thể về nhà ngay trong ngày. Tuy nhiên do tác dụng của thuốc gây tê nên người bệnh cần phải có sự giúp đỡ của người thân, không nên tự về một mình.

Cắt polyp dạ dày bao lâu thì khỏi?

Cắt polyp dạ dày bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào phương pháp cắt và kích thước của polyp. Đối với các polyp dạ dày nhỏ thì các chân vết sẹo sẽ liền trong khoảng từ 1-2 tuần. Tuy nhiên với những polyp có kích thước lớn thì sẽ có thời gian phục hồi, liền sẹo lâu hơn.

Cắt polyp dạ dày có mọc lại không?

Sau khi cắt thì polyp dạ dày có khả năng mọc lại là rất thấp. Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp polyp tái phát trở lại. Vì vậy, sau khi cắt polyp, bạn cần phải thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.

Cần lưu ý gì sau khi cắt polyp dạ dày?

Ngay sau khi cắt polyp dạ dày thì bạn cần nghỉ ngơi, làm việc nhẹ. Tránh lao động nặng để không bị ảnh hưởng đến vết thương. Đặc biệt, bạn cần bổ sung các món ăn giàu dinh dưỡng, ăn đồ ăn mềm để hấp thụ tốt hơn. Ngoài ra, bạn còn cần uống nhiều nước để quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Khi có bất kỳ điều gì bất thường bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn.

Cắt polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

Sau khi cắt polyp dạ dày, bạn nên bổ sung các món ăn dinh dưỡng, lành mạnh tốt cho sức khỏe. Tốt nhất bạn nên ăn nhiều rau củ quả, trái cây,… và ăn các món dễ tiêu hóa như: cháo, các món hầm.

Ngoài ra, bạn cũng cần kiêng những món ăn cứng, khó tiêu hóa gây bất lợi cho quá trình phục hồi của dạ dày. Bạn nên tránh ăn những món nhiều dầu mỡ, cay nóng, mặn,….

Bệnh viện Hồng Ngọc – Địa chỉ chẩn đoán, điều trị Polyp dạ dày uy tín

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ chẩn đoán, điều trị polyp dạ dày uy tín thì nên lựa chọn Bệnh viện Hồng Ngọc.

Trung tâm Tiêu hóa của bệnh viện Hồng Ngọc tự tin với đội ngũ bác sĩ có thâm niên, tay nghề cao, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai và được đào tạo chuyên môn tại các quốc gia có nền y học tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, trong đó có công nghệ nội soi NBI mới nhất sẽ giúp chẩn đoán chính xác các tổn thương thuộc hệ thống tiêu hóa. Quy trình thực hiện các kỹ thuật nội soi cũng rất nhanh chóng, an toàn nên quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm.

Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến polyp dạ dày hãy đăng ký khám Tiêu hóa ngay để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra cách chữa trị hiệu quả.

Đăng ký khám Tiêu hóa tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.