Đi tìm nét riêng trong phong tục của người Ấn Độ – PYS Travel

Ấn Độ – Đất nước có lịch sử lâu đời cùng một nền văn minh nhân loại phát triển rực rỡ. Bên cạnh các công trình kiến trúc và di tích lịch sử nổi tiếng qua hàng nghìn năm lịch sử, nơi đây còn là thánh địa của tôn giáo và tín ngưỡng mà điều thể hiện rõ nét nhất chính là qua các phong tục của người Ấn Độ.

Mỗi du khách đến thăm Ấn Độ, không chỉ chiêm ngưỡng những tuyệt tác của kiến trúc mà còn mở mang tầm hiểu biết của mình về những nét văn hóa cùng phong tục tập quán riêng biệt của quốc gia Nam Á này. Có thể nói, phong tục của người Ấn Độ chính nét chấm phá độc đáo tô điểm cho sắc màu văn hóa đa dạng của người dân nơi đây.

Đi tìm nét riêng trong phong tục của người Ấn Độ - PYS Travel

Phong tục của người Ấn Độ cầu kỳ và đa dạng

Phong tục người Ấn thể hiện qua cách đặt tên

Những người Hindu truyền thống không có họ trong tên của mình. Tên của họ thường có nguồn gốc từ Ả Rập. Tên của phụ nữ Hồi giáo thường bắt đầu bằng tên + “binti” (“daughter of”) + tên của cha. Đối với người Sikh Ấn Độ, trước tên của họ thường thêm “Singh” nếu là nam giới hay “Kaur” nếu là nữ giới. Người Ấn tuyệt nhiên sẽ không giới thiệu tên gọi của mình với một người phụ nữ đang đi trên đường một mình.

Trong các văn hóa ứng xử

Đi tìm nét riêng trong phong tục của người Ấn Độ - PYS Travel

Cách chắp tay chào hỏi của người Ấn Độ

Ấn Độ là một nền văn minh châu Á cổ đại, và các cuộc trao đổi rất chú trọng đến nghi thức xã giao. Phong tục của người Ấn Độ là sự kết hợp của văn hóa nước Anh và châu Á.

Khi người Ấn Độ gặp gỡ bạn bè, họ thường chắp tay hoặc giơ tay, nói “Namaskara” có nghĩa là “chào bạn”. Đối với người lớn tuổi giơ tay cao sẽ thể hiện sự tôn trọng; giơ tay ngang vừa phải với đồng nghiệp để thể hiện sự bình quyền; giơ tay thấp để thể hiện sự quan tâm với đối phương.

Bắt tay cũng phổ biến trong cách chào hỏi của người Ấn. Khi bắt tay bạn nên tránh dùng tay trái và theo quan niệm của người Ấn Độ, tay trái là biểu tượng của sự ô uế.

Đối với phụ nữ Ấn, đặc biệt là phụ nữ Hồi giáo, họ không tương tác với người lạ một cách tình cờ, và không bắt tay với người khác giới.

Người Ấn Độ cũng có văn hóa tôn trọng người già và thường không uống rượu và hút thuốc trước mặt người già.

Phong tục ăn uống của người Ấn

Đi tìm nét riêng trong phong tục của người Ấn Độ - PYS Travel

Người Ấn Độ thường dùng tay bốc thức ăn

Nếu như người Á Đông thường dùng đũa để gắp thức ăn, người Tây Âu dùng dao và thìa thì trong phong tục của người Ấn Độ, họ lại dùng tay. Điều này đã tạo nên một nét khác biệt về cách thức ăn uống của người Ấn. Trong quan niệm của người Ấn, tay trái được cho là ô uế nên khi ăn họ có xu hướng dùng tay phải nhiều hơn.

Người Ấn Độ nổi tiếng với việc dùng rất nhiều gia vị để chế biến và tạo ra món ăn ngon. Chúng có tác dụng làm sánh đặc thức ăn ở dạng bột; thường được làm từ ngũ cốc như ngô, lúa mạch, đỗ… Loại gia vị tạo hương thơm đặc trưng và không thể thiếu trong nhiều món ăn là lá càri.

Đi tìm nét riêng trong phong tục của người Ấn Độ - PYS Travel

Đa dạng gia vị trong chế biến món ăn

Thịt lợn là thức ăn kiêng kỵ đối với người Hồi giáo, trong khi đó người Hindu giáo lại không dùng thịt bò. Vì vậy, các loại thịt thông dụng trong bữa ăn của người Ấn phải kể đến là thịt gà, dê, cừu và các loại thuỷ hải sản. Trong bữa ăn của người Ấn không thể thiếu đi món ăn chính là cơm. Khác với người Việt, cơm người Ấn thường lấy gạo xào với dầu hay bơ trước, sau đó mới cho nước vào nấu. Khi cơm gần chín, họ cho thêm vào đó nhiều hương liệu khác như tiêu, hạt cumin, quế để tạo mùi thơm cho cơm.

Đi tìm nét riêng trong phong tục của người Ấn Độ - PYS Travel

Cà ri được xem là quốc hồn trong ẩm thực Ấn Độ

Cà ri – một trong những món ăn đặc trưng của người Ấn, được kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau để tạo nên món ăn như: cà ri trứng, thịt băm cà ri, cà ri bắp cải… và thường được nấu ở dạng khô. Nước sữa và nghệ tây là một trong những thức uống phổ biến nhất ở Ấn Độ; được chế biến từ hạnh nhân, hạt pít-tat, sữa, thảo quả, nghệ tây, cho thêm chút rượu và được dùng nhiều trong các lễ hội hoa đăng, lễ hội mùa xuân…

Các biểu tượng đặc trưng của người Ấn

Đi tìm nét riêng trong phong tục của người Ấn Độ - PYS Travel

Trong văn hóa Ấn Độ mỗi màu sắc mang một ý nghĩa khác nhau

Trong phong tục tín ngưỡng của người Ấn, màu đỏ là biểu tượng của sức sống và thịnh vượng, màu xanh là biểu tượng của sự chân thành, màu tím là biểu tượng của sự yên tĩnh, màu vàng là biểu tượng của sự rực rỡ, màu xanh lá cây là biểu tượng của hòa bình. Hoa sen được đánh giá cao ở Ấn Độ. Voi được coi là động vật tốt lành ở Ấn và được xem là biểu tượng của trí tuệ, sức mạnh và lòng trung thành.

Nét độc đáo trong lễ cưới người Ấn

Đi tìm nét riêng trong phong tục của người Ấn Độ - PYS Travel

Đám cưới diễn ra trang trọng và nhiều nghi thức

Đám cưới trong văn hóa Ấn Độ là biểu tượng của địa vị xã hội và là một nghi lễ lớn của đời người. Vào ngày cưới, chú rể sẽ cưỡi một con ngựa trắng đến nhà cô dâu. Lúc này, bàn thờ lửa được đặt trong nhà gái, người thân và bạn bè của hai bên quây quần bên bàn thờ cầu nguyện câu thần chú tốt lành cho 2 người.

Sau đó, cô dâu đi đến trước bàn thờ lửa được bao quanh bởi những người bạn đồng hành của cô và vị linh mục buộc sari của cô dâu và chiếc khăn của chú rể lại với nhau, đại diện cho một cuộc hôn nhân gắn bó keo sơn. Vào đêm tân hôn, chú rể ở lại và qua đêm tại nhà cô dâu, ngày hôm sau cô dâu được chính thức đón về nhà chồng.

Có thể nói, phong tục của người Ấn luôn chứa đựng các giá trị tinh hoa văn hóa đầy màu sắc ý nghĩa, tạo nguồn cảm hứng cho du khách thập phương chọn Ấn Độ là điểm đến trong chuyến hành trình du lịch của mình. PYS Travel hy vọng với đôi nét về các phong tục thú vị của người Ấn trên đây, sẽ giúp bạn hiểu thêm về đất nước Ấn Độ, để cùng nhập gia tùy tục khi đến với quốc gia vùng Nam Á xinh đẹp này nhé!

Xem thêm: TOUR BAY THẲNG TP.HCM – ẤN ĐỘ 5N4Đ: Khám phá xứ sở sắc màu Delhi – Agra – Jaipur

Hotline: 028.44 50 60 70