6 Cách Để Tiếp Tục Cuộc Trò Chuyện – YBOX

Trong kinh doanh hoặc các mối quan hệ, kết thúc một cuộc trò chuyện có thể là kết thúc của một cơ hội. Nếu bạn không muốn bỏ lỡ nó, hãy bắt đầu một cuộc trò chuyện cho đến khi mục đích của bạn hoàn thành. Nhưng làm sao để cứu vãn một cuộc trò chuyện đang trên đà kết thúc? Đây là 6 cách có thể làm được điều đó.

1. Lắng nghe

Nói ít hơn có thể khiến người đối diện thể hiện bản thân thoải mái hơn, nhưng không ai muốn nói chuyện với không khí cả. Không chỉ bạn muốn lắng nghe, nhưng bạn còn muốn người nói thấy rằng bạn đang lắng nghe. Tại sao? Nếu bạn tỏ ra là bạn quan tâm, điều đó khuyến khích người đối diện nói nhiều hơn bởi vì họ cảm thấy họ có giá trị, được tôn trọng và thông cảm.

Nhưng làm sao để làm được điều đó? Quá trình đó phức tạp hơn bạn nghĩ nhiều. Thật ra, dựa vào MindTools, lắng nghe chủ động là “một cố gắng có ý thức để nghe không chỉ những từ ngữ mà người khác đang nói, nhưng quan trọng hơn, toàn bộ thông điệp đang được giao tiếp.” Họ gợi ý rằng nên tóm tắt lại những gì người đối diện đang nói. Bằng cách này, bạn sẽ giữ tập trung và đặt những ý chính của cuộc nói chuyện vào đầu cho đến khi đến lượt bạn trả lời.

Hãy cẩn thận không diễn tập câu trả lời trong khi người khác vẫn đang nói và bạn vô ý để mất thông tin quan trọng. Bên cạnh đó, bạn chỉ có thể trả lời và hỏi những câu hỏi liên quan nếu bạn hiểu về cách nhìn của người nói.

6 Cách Để Tiếp Tục Cuộc Trò Chuyện - YBOX

2. Cho thấy sự thích thú

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể là một trong những cách hiệu quả nhất để bạn thể hiện sự thích thú của mình đối với họ. Đối với ngôn ngữ cơ thể, những gì bạn không thể hiện cũng quan trọng như những gì bạn thể hiện. Thí dụ, cười, gật đầu, và giữ một thời gian giao tiếp bằng mắt thoải mái cho thấy sự thích thú với người nói và cho thấy bạn đang lắng nghe. Bạn có thể nghĩ ra những gì thể hiện sự đối lập với nó? Có lẽ bạn đã nói chuyện với người liên tục xem đồng hồ hoặc điện thoại. Bạn có thể cảm thấy họ đang chán, vội hoặc đơn giản là không quan tâm mấy đến cuộc trò chuyện.

Nếu bạn cần có điện thoại trong một sự kiện kinh doanh, hãy để nó ở chế độ rung. Nếu bạn có một cuộc gọi quan trọng, hãy xin lỗi và ra ngoài nghe nó, và chỉ trở lại để tiếp tục cuộc trò chuyện khi bạn có thể chú ý hoàn toàn vào nó.

3. “Hãy nói cho tôi nghe thêm về…”

Bây giờ, hãy chuyển từ ngôn ngữ cơ thể sang một cụm từ luôn có tác dụng trong mọi hoàn cảnh:” Hãy nói cho tôi nghe thêm về….” Bên cạnh cho người nói thấy bạn muốn nghe thêm, cụm từ này có thể giúp dẫn cuộc trò chuyện đến chủ đề mà bạn quan tâm nhất.

Ví dụ, bạn có thể cười và gật đầu lịch sự khi người bạn mới của bạn nói về kỳ nghỉ của anh ta, nhưng khi anh ta nói về ngày đầu anh đi làm sau kỳ nghỉ lễ, đó là cơ hội để bạn nói,” Thú vị thật! Làm việc ở công ty X thì như thế nào?”

4. Tìm điểm chung

Một khi cuộc trò chuyện đã vào guồng, hãy nghe thật kĩ và tìm kiếm những điểm chung của bạn với người đối diện. Những niềm tin, kinh nghiệm hoặc mối quan tâm giống nhau có thể là nền cho mối quan hệ mới. Nếu người nói không mang ra những điểm chung, bản thân hãy mở đầu hỏi vài câu hỏi.

Đương nhiên, một vài câu hỏi sẽ gợi ra nhiều chia sẻ hơn, nên hãy đặt những câu hỏi hay để làm quen ai đó.

6 Cách Để Tiếp Tục Cuộc Trò Chuyện - YBOX

5. Hỏi những câu hỏi mở

Câu hỏi mở không thể trả lời bằng câu có hoặc không đơn giản. Thay vào đó, người nói phải trauo chuốt câu trả lời. Ví dụ, nếu bạn hỏi một đồng nghiệp nếu họ có đang gặp khó khăn với một dự án, cô ấy có thể trả lời, ” Vâng nó khó quá”. Bạn có thể nhận được rất ít thông tin và cuộc trò chuyện có thể kết thúc tại thời điểm này. Vì vậy, hãy suy nghĩ về những câu trả lời khả thi nếu bạn được hỏi như thế này,” Những khó khăn gì bạn đang gặp phải ở dự án?” Nếu bạn hỏi những câu hỏi liên quan đến mục tiêu của bạn về cuộc trò chuyện, câu trả lời có thể trở nên có giá trị.

Bạn thích khía cạnh nào nhất về công việc của bạn? Bạn đã nhắc rằng bạn làm việc trong nền công nghiệp. Điều gì khiến bạn bắt đầu theo hướng đó? Những thử thách lớn nhất của bạn là gì? Làm sao để tôi có thể giúp bạn?

6. Cho thấy giá trị của bạn

Nếu bạn là người mới đối với lĩnh vực này, câu hỏi cuối cùng phía trên là một câu quan trọng. Khi làm thân hoặc hợp tác với đồng nghiệp, cuộc trò chuyện có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thành công của bạn.

Một bài báo trên tạp chí Thinking Bigger miêu tả giá trị là một yếu tố quan trọng nhất trong việc kết nối bởi vì hầu hết những người đi kết nối đều có một kế hoạch xoay quanh bản thân họ.” Cảm giác nguy cấp – nhu cầu tìm việc làm hoặc bán hàng hoặc tìm nhà tài trợ cho chương trình – làm gợi lên sự thích thú cho họ.”

Người bạn đang trò chuyện cùng cũng có một mục tiêu riêng, và anh ấy có thể đầu tư thời gian vào những người có thể cho anh ấy những lợi thế rõ ràng. Bài báo tiếp tục như thế này:” Bên cạnh thời gian của bạn hãy cởi mở hơn về việc chia sẻ thông tin, nguồn tài liệu hoặc các mối quan hệ. Chia sẻ một bài báo thú vị, một trang web hay một quyển sách. Hãy mở đầu một cách ấm áp trong các mối quan hệ. Hãy mở rộng cuộc trò chuyện bằng một bữa ăn tối. Cho thấy sự thấu hiểu. Bạn càng cho đi nhiều, thì các mối quan hệ của bạn bắt buộc phải đáp lại nhiều hơn. Đó là điều tự nhiên của con người.

6 Cách Để Tiếp Tục Cuộc Trò Chuyện - YBOX

Bạn không nên để một cơ hội lướt qua bạn. Hãy sử dụng 6 phương pháp này thay vì để một cuộc trò chuyện quan trọng đổ bể. Có thể cuộc trò chuyện tiếp theo của bạn sẽ dẫn đến thành công rực rỡ.”

Theo ieltsplanet.info