Top 13 cách giảm đau lưng khi đến tháng hiệu quả dễ thực hiện

Giảm đau lưng khi đến tháng bằng cách nào hiệu quả nhất và cần những lưu ý gì khi áp dụng? Nếu bị đau lưng trong những ngày đèn đỏ, chị em có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục an toàn, hiệu quả, dễ áp dụng.

1. Vì sao bị đau lưng khi đến tháng

Đau lưng khi hành kinh là một trong số triệu chứng phổ biến khi đến ngày đèn đỏ. Trong những ngày kinh nguyệt, nhiều người chỉ bị đau bụng, có người bị đau lưng dưới nhưng cũng có người gặp phải cả hai tình trạng trên, nghĩa là vừa đau bụng kinh, vừa đau mỏi lưng dưới.

Nguyên nhân đau lưng khi đến tháng là do sự sản sinh quá mức của hormone prostaglandin để co bóp tử cung làm bong niêm mạc tử cung. Sự dư thừa prostaglandin gây ra chứng rối loạn kinh nguyệt hoặc đau bụng kinh. Các cơn co thắt nhiều dễ dẫn đến đau thắt lưng vì cơn đau có thể lan từ bụng dưới tới thắt lưng.

Ngoài ra, phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung cũng có thể bị đau thắt lưng trong kỳ kinh nguyệt. Một số yếu tố góp phần tăng nguy cơ bị đau lưng khi đến tháng như:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn ở tử cung và bị lây lan
  • U xơ tử cung
  • Dị tật tử cung
  • Viêm vùng chậu

Nếu các cơn đau thắt lưng dữ dội, không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên thăm khám để xác định vấn đề và cách điều trị.

Vì vậy, chị em khi bị đau lưng trong những ngày “đèn đỏ” có thể áp dụng các cách giảm đau lưng tại nhà, đơn giản, dễ thực hiện dưới đây.

Đau bụng kinh? Vấn đề thường gặp của chị em phụ nữ

2. Top 13 cách giảm đau lưng khi đến tháng

Có nhiều cách giảm đau lưng khi đến tháng nhưng mục tiêu điều trị là làm giảm prostaglandin hoặc giảm đau tạm thời. Bạn có thể tham khảo một số cách giảm đau bụng đau lưng khi đến tháng dưới đây.

2.1. Dùng thuốc giảm đau trị đau lưng

Cách làm giảm đau lưng khi đến tháng phổ biến nhất chính là dùng các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, việc dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể dẫn đến nhờn thuốc, thuốc không còn tác dụng đối với cơ thể như ban đầu. Ngoài ra còn gặp phải một số tác dụng phụ.

Do vậy, khi sử dụng thuốc để giảm đau lưng, bạn nên cân nhắc lựa chọn các loại thuốc phù hợp và chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết.

Tùy thuộc vào nguyên nhân chính xác của các cơn đau thắt lưng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như:

  • Thuốc tránh thai có chứa estrogen và progestin có thể làm giảm đau, bao gồm các dạng thuốc viên, miếng dán, vòng âm đạo
  • Progesterone cũng giúp giảm đau
  • Thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, aspirin để làm dịu cơn đau bằng cách giảm prostaglandin.

Nếu đau lưng do lạc nội mạc tử cung có thể dùng thuốc chủ vận hormone giải phóng gonadotrophin giúp giảm đau.

2.2. Chườm nóng giảm đau lưng khi đến tháng

Chườm nóng là một trong những phương pháp giúp giảm đau hiệu quả. Nhiệt tỏa ra sẽ giúp thư giãn các cơ và dây thần kinh, bao gồm các cơ và dây thần kinh vùng lưng dưới, từ đó cải thiện cơn đau hiệu quả.

Bạn có thể chườm lưng bằng một chai nước ấm hoặc miếng dán nhiệt, túi chườm nhiệt.

Tuy nhiên nên lưu ý không nên chườm nước quá nóng có thể gây bỏng da.

2.3. Tắm dưới vòi sen và nước ấm

Tương tự như cách chườm nóng, tắm dưới vòi sen và đảm bảo nước đủ ấm từ 35 – 40 độ C không những giảm đau hiệu quả mà còn giúp các cơ toàn thân được thư giãn, tăng cường lưu thông máu cho cơ thể, không chỉ giảm đau bụng mà còn giảm đau lưng trong kỳ kinh nguyệt.

Bạn nên đứng trực tiếp dưới vòi sen và xả dước xuống dưới chân để quen dần với nhiệt độ sau đó bắt đầu xả từ cổ xuống, cuối cùng là xả từ đầu xuống.

Bên cạnh tắm vòi sen, bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm, có pha muối Epsom để an thần và giảm đau cơ hiệu quả.

Trong thời gian kinh nguyệt, nếu bạn thuộc cơ địa yếu, dễ bị cảm lạnh không nên tắm quá lâu. Nếu tắm nên đảm bảo phòng tắm được kín, tránh nhiệt độ thất thoát ra bên ngoài.

2.4. Uống nhiều nước ấm là cách giảm đau lưng khi đến tháng

Nước ấm đi trực tiếp vào cơ thể sẽ giúp duy trì nhiệt độ cơ thể đồng thời tăng cường lưu thông máu, giúp máu đến được vùng lưng và giảm đau. Cơ thể khi thiếu nước sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, co thắt cơ làm đau lưng.

Vì vậy bạn nên uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài uống nước, bạn có thể pha thêm với một chút chanh hoặc mật ong để dễ uống hơn.

2.5. Nghỉ ngơi hợp lý giảm đau lưng

Khi cơn đau bụng kinh kèm đau lưng kinh nguyệt “ghé thăm”, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh mang vác nặng sẽ khiến mức độ đau tăng lên.

Ngoài ra, có thể kết hợp các động tác xoa lưng, massage nhẹ nhàng để tăng tuần hoàn máu và tạo nhiệt để giảm đau hiệu quả. Bạn cũng có thể kết hợp cách chườm nóng để nghỉ ngơi.

2.6. Giảm đau lưng khi tới tháng bằng thay đổi tư thế nằm

Có thể bạn chưa biết, tư thế nằm giảm đau lưng khi đến tháng rất hiệu quả. Tư thế nằm đúng sẽ không tác động đến các dây thần kinh ở lưng cũng như giúp máu kinh được đào thải ra ngoài một cách suôn sẻ.

Bạn có thể áp dụng hai cách nằm giảm đau lưng như sau:

Nằm co người, nghiêng sang phải:

  • Vùng bụng được giữ ấm, giảm các cơn quặn thắt bụng
  • Giảm tác động xấu đến các bộ phận khác
  • Không ảnh hưởng tới lưng
  • Có thể dùng một chiếc gối ôm và một chiếc gối kẹp giữa hai chân

Nằm ngửa có gối ở dưới lưng:

  • Nằm ngửa ở tư thế thoải mái
  • Nên kê gối đầu vừa phải, có thể đặt một chiếc gối mỏng ở vùng lưng dưới
  • Nên kết hợp với túi chườm

2.7. Uống trà gừng giảm đau lưng

Trà gừng có tính ấm, giúp giữ ấm cơ thể và tăng lưu thông máu, từ đó cải thiện các cơn đau bụng cũng như đau lưng khi đến tháng hiệu quả.

Cách thực hiện trà gừng:

  • Gừng một nhánh vừa phải rửa sạch và đập dập
  • Pha gừng với một cốc nước ấm và thêm một thìa mật ong
  • Uống khi còn ấm
  • Nếu đau kéo dài có thể pha 2-3 cốc uống trong ngày
  • Có thể ngậm một chút gừng để giữ ấm cho cơ thể
  • Không nên ăn quá nhiều gừng vì gừng thuộc tính nhiệt, ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước.

2.8. Tập yoga chữa đau lưng khi hành kinh

Các động tác yoga không chỉ giúp cho cơ bắp, xương khớp linh hoạt mà còn giúp bạn điều chỉnh nhịp thở. Vì vậy, bạn nên duy trì tập yoga để điều hòa kinh nguyệt, từ đó góp phần cải thiện các cơn đau bụng và đau lưng khi đến tháng.

Tư thế em bé:

  • Ngồi trên gót chân, đầu gối khép vào nhau
  • Tay đặt trên đùi khi hít thở sâu, sau đó dần dần thở ra, đồng thời tay đưa chạm xuống sàn
  • Tư thế em bé này giúp dịu các dây thần kinh và giải phóng căng thẳng ở vùng lưng

Tư thế rắn hổ mang:

  • Nằm sấp, đặt lòng bàn tay dưới vai
  • Hít thở thật sau đồng thời chống tay sao cho thân trên hướng lên trần nhà
  • Chân vẫn giữ trong tư thế duỗi thẳng

2.9. Châm cứu chữa đau lưng khi đến tháng

Trong trường hợp các cơn đau lưng, đau bụng kinh không thuyên giảm, chị em có thể lựa chọn cách châm cứu để giảm đau. Châm cứu sẽ dựa vào các huyệt đạo liên quan để tác động, từ đó cải thiện cơn đau và tăng lưu thông máu.

Các huyệt thường châm cứu khi đau lưng do đến tháng như:

  • Huyệt Âm giao
  • Huyệt Quan nguyên
  • Huyệt Quy lai
  • Huyệt Tam âm giao

Nghiên cứu chỉ ra, châm cứu và bấm huyệt là hai liệu pháp bổ sung tập trung vào việc tạo áp lực lên các vùng khác nhau trên cơ thể từ đó giảm đau. Thực hành châm cứu trong 12 buổi có thể giảm cơn đau do kinh nguyệt, hiệu quả kéo dài đến 1 năm.

2.10. Bổ sung thực phẩm giúp giảm đau lưng dưới

Uống đủ nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh, các loại thực phẩm có khả năng chống viêm có thể giúp cải thiện các triệu chứng đau lưng dưới trong chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, bạn có thể tăng cường các thực phẩm giàu kali, canxi và magie. Nghiên cứu chỉ ra, các khoáng chất này có thể cải thiện cảm giác đau nhờ ức chế hormone prostaglandin.

Các thực phẩm tốt trong kỳ kinh nguyệt như:

  • Trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa
  • Rau màu xanh đậm như rau chân vịt, cải xoăn, bông cải xanh…
  • Hoa quả nhiều màu sắc
  • Gạo lứt
  • Hạnh nhân
  • Cá béo giàu omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá cơm…

2.11. Hạn chế rượu, caffeine và hút thuốc lá

Những chất này có thể làm trầm trọng thêm cơn đau. Vì vậy, nên hạn chế các chất kích thích trong những ngày kinh nguyệt hoặc trước kì kinh nguyệt từ 1-3 ngày.

Uống nhiều rượu có thể làm co mạch máu, khiến mất nước và mệt mỏi hơn.

Ngoài ra, chị em trong thời gian kinh nguyệt nên hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm dễ gây đầy bụng để tránh bị khó chịu.

2.12. Kích thích thần kinh điện tử xuyên qua da (TENS)

Đây là phương pháp can thiệp giảm đau bụng kinh khi đến tháng bằng một thiết bị nhỏ chạy bằng pin và có thể truyền dòng điện nhẹ đến khu vực bạn cảm thấy đau.

Máy TENS giúp giảm đau bằng cách ngăn chặn các tín hiệu đau truyền đến não của bạn đồng thời giúp cơ thể tăng lượng hormone endorphin.

Phương pháp này cần được hướng dẫn bởi người có chuyên môn và có thể thực hiện tại nhà nếu đã thuần hục.

2.13. Can thiệp phẫu thuật

Trường hợp đau lưng khi đến tháng nguyên nhân do nội mạc tử cung, khi bị nặng các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ các mô tử cung bị tổn thương. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ cần loại bỏ các phần nhỏ của mô tử cung bị dịch chuyển.

Phương pháp này chỉ nên dùng trong trường hợp áp dụng thuốc hoặc các phương pháp khác không hiệu quả. Bên cạnh đó cần thận trọng, nếu quyết định cắt bỏ tử cung vì các triệu chứng nội mạc tử cung, điều đó đồng nghĩa với việc có liên quan đến việc loại bỏ:

  • Tử cung
  • Buồng trứng
  • Cổ tử cung

3. Lưu ý khi thực hiện chữa đau lưng khi đến tháng

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, nếu các cơn đau thắt lưng ngày càng trầm trọng và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên chủ động thăm khám sớm. Các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân vấn đề. Ngay cả khi không gặp tình trạng bệnh lý nào nguy hiểm bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp điều trị nội khoa và điều trị tại nhà để giảm đau.

Bên cạnh đó, khi áp dụng các cách giảm đau lưng khi đến tháng này, chị em nên chú ý:

  • Nên kiêng khem cẩn thận trong những ngày đèn đỏ
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh viêm nhiễm
  • Không nên mang vác nặng trong trường hợp đau lưng.
  • Uống đủ nước, ngủ đủ giấc mỗi ngày
  • Tránh tinh thần uể oải, mệt mỏi và áp lực có thể làm trầm trọng hơn cơn đau
  • Nên duy trì thói quen thể dục thể thao mỗi ngày.

Trên đây là một số cách giảm đau lưng khi đến tháng cũng như những lưu ý quan trọng. Nếu có thắc mắc nào bạn có thể liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn hướng dẫn.

XEM THÊM:

  • Giảm đau bụng kinh hiệu quả – thử ngay 20 cách này
  • Đau bụng kinh không ra máu – Tìm hiểu nguyên nhân và cách cải thiện
  • Phân biệt đau bụng kinh và đau bụng có thai? Giống và khác nhau ra sao