Hướng dẫn kiểm tra motor 3 pha bị cháy – Đấu dây motor đúng cách

Ở bài viết này, Nhà Xinh Plaza đã tổng hợp danh sách rất hay về Cách kiểm tra motor 3 pha hay nhất được tổng hợp bởi Nhà Xinh Plaza, đừng quên chia sẻ bài viết thú vị này nhé!

Cách đấu dây motor 3 pha như thế nào? Làm thế nào để kiểm tra motor 3 pha bị cháy và cách khắc phục ra sao? Tham khảo các hướng dẫn ở bài viết này nhé!

Motor 3 pha ngày càng được sử dụng nhiều hơn bởi nó có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với motor 1 pha như công suất hoạt động lớn hơn, tiết kiệm dây dẫn và cấu tạo của động cơ 3 pha cũng đơn giản hơn. Và tất nhiên để tạo ra và có thể sử dụng được motor 3 pha thì bạn cần phải biết cách đấu dây cho motor 3 pha.

Cách đấu dây cho motor 3 pha có vai trò rất quan trọng nếu bạn đấu sai sẽ gây ra nhiều nguy hiểm có thể làm motor bị cháy. Bài viết này Thiết Bị Khang An sẽ hướng dẫn bạn cách đấu dây cũng như cách kiểm tra motor 3 pha bị cháy.

>>>> Thông tin hữu ích dành cho bạn:

  • Kiểm tra – Cách đấu dây motor 1 pha đúng cách
  • Cách hàn điện không bị đau mắt – Quy tắc an toàn trong quá trình hàn
  • Cách hàn chân bồn nước đúng cách – chắc chắn

Cách đấu dây motor 3 pha

Hiện nay có 2 cách đấu dây motor 3 pha có 6 đầu ra là đấu hình sao và đấu hình tam giác. Tùy thuộc vào thông số của từng động cơ cụ thể và tùy vào điện áp của lưới điện mà bạn lựa chọn cách đấu hình tam giác hay hình sao cho phù hợp.

Cách đấu hình tam giác:

Motor điện 3 pha nên đấu theo hình tam giác khi thông số của motor là 220V/380V và điện áp của lưới điện là 110V/220V. Dây điện được đấu theo hình tam giác để phù hợp với thông số điện áp của motor ở mức thấp nhất là 220V và điện áp của lưới điện cao nhất là 220V.

Cách đấu dây motor 3 pha hình tam giác được hiện hiện theo sơ đồ dưới đây:

Xem thêm:: Khám phá 10+ cách mời bạn gái đi uống cafe hay nhất

Cách đấu dây hình sao:

Khi thông số định mức của motor 3 pha là 220V/380V và điện áp lưới điện là 220V/380V thì bạn thực hiện cách đấu hình sao để phù hợp với điện áp thấp nhất của motor là 220V và điện áp cao nhất của lưới điện là 380V. Cách đấu dây motor 3 pha hình sao được thực hiện theo sơ đồ dưới đây:

Hướng dẫn kiểm tra motor 1 pha, 3 pha bị cháy

Nguyên nhân motor bị cháy

Hiện tượng motor 1 pha, 3 pha bị cháy trong quá trình sử dụng là hiện tượng mà nhiều người gặp phải và nguyên nhân motor bị cháy phổ biến là:

– Motor điện bị cháy do nguồn cấp điện 3 pha khi đi vào motor bị mất 1 pha dẫn đến việc quá dòng 2 pha còn lại từ đó dẫn đến quá nhiệt cục bộ và làm cháy motor.

– Motor 1 pha, 3 pha bị cháy do quá dòng vì điện áp nguồn điện không ổn định, khi điện áp quá cao hoặc quá thấp dẫn đến cường độ dòng điện tăng cao gây quá dòng và cháy motor.

– Nhiệt độ môi trường làm việc của motor quá cao, motor đóng nhiều bụi không tỏa nhiệt được.

– Motor điện bị quá tải kéo dài.

– Motor đã bị hư các gối trục phát nóng, do motor bị thiếu mỡ bò hoặc dầu nhớt bôi trơn dẫn đến các bộ phận bị mài mòn nhiều làm khe hở giữa các mặt ma sát tăng cao từ đó dẫn đến cọ sát giữa Stator và Rotor tạo thành các vết xướt bóng gây cháy motor.

Xem thêm:: Những cách bảo quản đông trùng hạ thảo giữ trọn nguồn dinh dưỡng

– Bụi bặm, hơi nước, hóa chất thẩm thấu vào chất cách điện làm phóng điện một chỗ dẫn tới motor bị cháy có chỗ bị nổ dây hay nám đen xung quanh.

Cách kiểm tra motor bị cháy

Kiểm tra cầu chì: Khi điện áp không ổn định hoặc quá tải sẽ làm đứt cầu chì của motor, do đó khi motor bị cháy bạn hãy kiểm tra cầu chì xem có bị bứt ra hay không. Nếu có thì bạn hãy thay cầu chì mới cho motor để motor hoạt động bình thường trở lại.

Kiểm tra chổi than: Với motor có sử dụng chổi than, bạn tiến hành kiểm tra hoạt động của chổi than xem nó có hoạt động không có bị ăn mòn, hư hỏng trong quá trình sử dụng không. Nếu chổi than không hoạt động bạn hãy thay thế bằng chổi mới để khắc phục lỗi.

Kiểm tra nguồn điện: Tiến hành kiểm tra dây dẫn, phích cắm điện nếu có đoạn dây bị đứt hay cháy thì thay mới, các dây cắm lỏng thì cắm lại để tăng độ tiếp xúc cho bề mặt để motor hoạt động tốt hơn.

Dòng điện không ổn định: Nguồn điện tăng cao hoặc xuống thấp đột ngột cũng sẽ làm cho motor hoạt động không ổn định dẫn đến hư hỏng. Bạn hãy dùng đồng hồ vạn năng hay đồng hồ đo điện và ampe kế để kiểm tra và khắc phục lỗi nguồn điện và tiếp tục sử dụng motor.

Quan sát Stator: Khi thấy các vết xướt bóng do Rotor quay và ma sát tạo thành thì có nghĩa là ổ góp đã bị hỏng, mòn. Bạn cần thay ổ góp mới để motor có thể hoạt động trở lại.

Khi bạn đã thực hiện kiểm tra toàn bộ những chi tiết trên nhưng không nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì điều này cho thấy motor của bạn đã bị hỏng hoặc đã bị cháy.

Trên đây chính là những cách cơ bản nhất giúp bạn thực hiện đấu dây motor 3 pha cũng như kiểm tra motor 3 pha bị cháy. Nếu còn bất kỳ vấn đề thắc mắc nào bạn hãy liên hệ với Thiết Bị Khang An để được hỗ trợ giải đáp nhé!

Xem thêm:: Triệt Sản Chó Bao Nhiều Tiền | Phòng Thú Y Tphcm

Ngoài ra, nếu đang có nhu cầu dùng máy hàn cùng phụ kiện máy hàn chính hãng hãy truy cập vào website của chúng tôi để tham khảo nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

– Địa chỉ: số 4 Đường 17, KP5, Thủ Đức, Hồ Chí Minh

– Chi nhánh Đồng Nai: Ngã Ba Ông Phúc, Bảo Vinh A, Long Khánh, Đồng Nai

– Điện thoại: (028) 3720 5379

– Di động: 0937 143 178 – 0946 978 448 – 0906 703 583

– Email: [email protected] & [email protected]

Tác giả: Phụng Lê

Nguồn: https://thietbikhangan.vn/