Cách Làm Nha Đam Đắp Mặt Không Bị Ngứa

Nha đam vốn được coi là “thần dược” làm đẹp của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, rất nhiều người gặp tình trạng đắp mặt nạ nha đam bị ngứa. Vậy đâu là nguyên nhân và cách làm nha đam đắp mặt không bị ngứa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Tại sao đắp mặt nạ nha đam bị ngứa?

Trong nha đam có chứa chất bradykinnin, chất này khi tiếp xúc với các vết thương hở có thể gây ra dị ứng, bong tróc da, sưng tấy, nhiễm trùng,…

Do không làm sạch nha đam: Vốn dĩ trong nha đam có nhựa và chất nhựa này sẽ khiến những làn da nhạy cảm dễ bị kích ứng, dị ứng nếu bạn không làm sạch nha đam.

Do quá lạm dụng mặt nạ nha đam: Nhiều chị em vì muốn nhanh chóng khắc phục các khuyết điểm trên da nên tích cực đắp mặt nạ nha đam. Nhưng trong nha đam có thành phần giúp làm tẩy tế bào chết trên da, tái tạo những tế bào da mới nên nếu bạn quá lạm dụng sẽ khiến da bị mỏng đi, trở nên nhạy cảm hơn và rất dễ bị kích ứng.

Cách làm nha đam đắp mặt không bị ngứa.

Cách làm nha đam đắp mặt không bị ngứa, OxspaSơ chế nha đam đúng cách: Sau khi cắt lấy lá nha đam tươi, bạn hãy rửa sạch lại với nước rồi dựng ngược xuống trong khoảng 10 – 15 phút để nhựa nha đam chảy hết. Tiếp theo bạn dùng dao lọc bỏ toàn bộ phần vỏ và chỉ lấy phần gel trắng bên trong. Cẩn thận hơn bạn hãy ngâm phần gel đó trong nước muối loãng khoảng 2 – 3 phút.

Trước khi đắp mặt nạ nha đam, bạn hãy bôi thử 1 chút vào lòng bàn tay, chờ trong khoảng 15 – 20 phút, nếu không thấy có bất cứ dấu hiệu nào bất thường thì hãy đắp lên mặt bởi dù bạn đã sơ chế cẩn thận nhưng có những người làn da quá mẫn cảm cũng có thể bị dị ứng.

Chỉ nên đắp mặt nạ nha đam 2 – 3 lần/tuần, tuyệt đối không được lạm dụng sẽ dẫn đến tác dụng ngược.

Sử dụng nguyên liệu kết hợp 1 cách hợp lý: Ngoài việc nguyên liệu đó phải sạch, an toàn, bạn hãy chú ý xem xét về đặc tính làn da của mình để kết hợp nguyên liệu thích hợp.

Luôn nhớ quy tắc bảo vệ làn da cẩn thận trước khi ra ngoài: Bôi kem chống nắng, sử dụng kính râm, mũ rộng vành,… Tốt nhất nên đắp mặt nạ nha đam vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Các loại mặt nạ nha đam đắp mặt không bị ngứa:

Mặt nạ nha đam và Mật ong:

Nha đam gọt sạch phần vỏ và ngâm qua nước muối, tránh gây ngứa và kích ứng da.

-Xay nhuyễn nha đam và trộn cùng một lượng mật ong vừa đủ, sau đó apply trực tiếp hỗn hợp này lên da. Lưu ý, da cần đảm bảo sạch khuẩn với các bước tẩy trang và rửa mặt trước đó.

-Chờ cho mask hấp thụ dưỡng chất trên da khoảng 2 phút thì dùng nước mát vỗ nhẹ nhàng, từ từ mát – xa để loại bỏ những phần mặt nạ dư thừa trên da.

-Với công thức này khuyến khích thực hiện đều đặn mỗi tuần 2 – 3 lần để cải thiện độ ẩm và giúp da duy trì độ mềm mượt, không nên đắp hàng ngày vì sẽ ảnh hưởng đến làn da.

Mặt nạ Nha đam với Sữa chua:

-Nha đam cần sơ chế kỹ với các công đoạn gọt vỏ và ngâm muối để an toàn với làn da.

-Xay nát nha đam và trộn cùng 2 thìa sữa chua không đường. Đắp mặt nạ nha đam tươi sữa chua lên khắp các vùng da trên mặt, với khu vực ổ mụn thì apply dày hơn.

-Duy trì mask trên da khoảng 15 phút trước khi làm sạch hoàn toàn. Sử dụng lotion để giúp da ổn định pH hơn.

Mặt nạ nha đam với nước vo gạo:

-Nha đam cần làm sạch nhựa và xay nhuyễn, sau đó cho thêm một chút nước vo gạo để lại hỗn hợp sệt vừa đủ, tránh cho quá nhiều nước sẽ khiến hỗn hợp bị loãng, khó apply lên da.

Đắp mặt nạ nha đam – nước vo gạo lên da và giữ ổn định trong khoảng 15 phút, tránh mọi hoạt động cơ mặt, kể cả nói chuyện.

-Massage với nước mát để gột rửa hỗn hợp mặt nạ trên da, thao tác nhẹ nhàng theo chuyển động tròn để giúp làn da được thư giãn.

Trên đây là cách làm nha đam đắp mặt không bị ngứa đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà để nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp.

Bài viết cách làm nha đam đắp mặt không bị ngứa được biên soạn bởi đội ngũ Oxspa.