Mẹ đã biết cách làm nước ép trái cây cho bé ăn dặm đúng chuẩn chưa?

Nhà Xinh Plaza mời các bạn xem ngay kiến thức rất hay về Cách làm nước trái cây cho bé ăn dặm hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi, đừng quên chia sẻ bài viết này nhé

1/ Nước ép trái cây cho bé: Nên bắt đầu như thế nào?

Khi bước vào thời kỳ ăn dặm (thường là sau 6 tháng tuổi), cơ thể bé cần tiêu thụ thức ăn dưới dạng lỏng như sữa mẹ. Do đó, bổ sung nước ép trái cây vào thực đơn ăn dặm là một trong những cách giúp tăng cường vitamin và khoáng chất cho trẻ phát triển, hạn chế tình trạng táo bón trong độ tuổi ăn dặm. Tuy nhiên, với nước ép trái cây, mẹ cần lưu ý những điểm cơ bản sau khi cho bé sử dụng:

  • Pha loãng nước ép trái cây với nước, tỷ lệ 1: 10 (1 thìa nước ép, 10 thìa nước đun sôi để nguội)
  • Bắt đầu từ 1-2 thìa nước ép để bé làm quen hương vị
  • Lượng nước ép 1 ngày của bé không vượt quá 120ml và cần chia nhỏ ít nhất 4 lần/ngày
  • Làm quen với nước ép rau củ trước, sau đó hãy cho bé sử dụng nước ép trái cây
  • Cho bé sử dụng nước ép ngay sau khi ép, tránh để quá 20 phút hay bảo quản tủ lạnh dễ làm nước ép nhiễm khuẩn
  • Đừng quên tiệt trùng dụng cụ pha chế và đựng nước ép
  • Bắt đầu với từng loại nước ép, khi bé đã quen mới kết hợp nhiều loại trái cây và rau củ
  • Không thêm đường, muối, mật ong hay bất cứ phụ gia nào vào nước ép
  • Không đun sôi nước ép trái cây sẽ làm mất đi dinh dưỡng trong nước ép.

2/ Loại nước ép nào tốt cho bé đang ăn dặm?

Trái cây có nhiều loại, thế nhưng không phải loại quả nào mẹ cũng có thể ép để lấy nước cho bé sử dụng. Với một số loại trái cây quá ngọt, mẹ không nên cho bé sử dụng. Dưới đây là những loại nước ép trái cây mẹ có thể sử dụng cho bé.

Nước dừa non

Nước dừa non rất giàu khoáng chất (kali, natri, magie, sắt, đồng, phốt pho, vitamin B, C…), mẹ có thể cho bé dùng 1-2 thìa cà phê khi mới bắt đầu, sau đó từ từ tăng lên 3 thìa. Không sử dụng dừa già (dừa ngọt) cho bé sử dụng.

Nước ép táo

Táo rất giàu vitamin, do đó mẹ đừng quên bổ sung nước ép táo cho bé. Mẹ cần pha loãng với nước sôi để nguội khi mới bắt đầu cho bé sử dụng. Khi bé quen, mẹ có thể hấp táo sau đó xay mịn cho bé ăn dặm.

Xem thêm:: Tổng hợp 15 sạc pin dự phòng không dây tốt nhất bạn nên biết

Nước ép cà rốt

Cà rốt giàu vitamin A, mẹ ép cà rốt lấy nước, pha loãng theo tỷ lệ 1: 10, sau đó cho bé sử dụng, khi bé quen thì có thể giảm thành tỷ lệ 5:5.

Nước ép mận

Nếu bé nhà bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa, táo bón thì đừng quên bổ sung nước ép mận cho bé.

Nước ép lê

Lê giàu nước và vitamin, không quá ngọt nên mẹ có thể ép lấy nước hoặc hấp, say mịn bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé.

Nước ép nho

Nước ép nho giàu flavonoid và các chất chống oxy hóa. Đây cũng là loại nước ép mẹ có thể bổ sung vào thực đơn của bé. Cụ thể, mẹ chỉ cần vài quả nho tươi, sau đó ép lấy nước, pha loãng theo tỷ lệ 1:10 rồi cho bé sử dụng.

3/ Vì sao nên chọn trái cây hữu cơ để làm nước ép cho bé ăn dặm?

Xem thêm:: Cách nhận dạng đồ thị hàm số

Một trong những điều cơ bản nhất các ông bố bà mẹ cần ghi nhớ khi cho con ăn dặm đó chính là chất lượng thực phẩm. Bởi lúc này hệ tiêu hóa của các bé còn rất non yếu, nếu chất lượng thực phẩm không đảm bảo, hệ tiêu hóa của bé sẽ rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, hóa chất gây rối loạn, tiềm ẩn các mối nguy hại và mầm bệnh khác. Do đó, đối với trái cây, mẹ cần đảm bảo nguồn gốc, tốt nhất là nên sử dụng trái cây hữu cơ để đảm bảo an toàn.

Trái cây hữu cơ và trái cây thường khác nhau ở điểm nào?

Nếu để ý kỹ hoặc đã từng sử dụng thực phẩm hữu cơ nói chung và trái cây hữu cơ nói riêng thì hầu hết bạn sẽ nhận thấy những điểm khác biệt cơ bản sau:

Điểm khác biệt

Trái cây thường

Trái cây hữu cơ

Hình thức

Kích thước to, đều nhau, màu sắc bắt mắt

Xem thêm:: Cách chưng yến cho bé thơm ngon giàu dinh dưỡng rất đơn giản

Kích thước không quá to, không đều, màu sắc tự nhiên

Hương vị

Không nổi bật

Thơm, ngọt thanh tự nhiên

Đặc điểm canh tác

Có sử dụng hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu, chất bảo quản (có thể được kiểm soát hoặc không)

  • Không hóa chất
  • Không phân bón
  • Không thuốc trừ sâu
  • Không GMO (biến đổi gen)
  • Không chất kích thích tăng trưởng
  • Không chất bảo quản

Tóm lại, sau 6 tháng, mẹ đã có thể sử dụng nước ép trái cây cho bé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ cần đặc biệt chú ý trong khâu lựa chọn trái cây, quá trình ép lấy nước, liều lượng cũng như các lưu ý cần thiết khi sử dụng nước ép. Hy vọng với những chia sẻ trên của Organica đã phần nào giúp các mẹ biết cách ép trái cây cho bé ăn dặm an toàn, hiệu quả.

>>> Tham khảo: Các loại nước ép trái cây đạt chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) & EU tốt cho sức khỏe cho bé và người tiêu dùng