Cách làm bài nghị luận văn học | ThayHieu.Net

Nhà Xinh Plaza mời các bạn xem ngay kiến thức rất hay về Cách làm văn nghị luận văn học hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi, đừng quên chia sẻ bài viết này nhé

A. Yêu cầu – Cần nắm vững nội dung kiến thức tác phẩm. – Đọc kỹ đề, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng trong đề. Phải hiểu đề thi đang hỏi ta điều gì? – Xác định đề thi thuộc dạng đề thi nào? Chứng minh một nhận định hay phân tích một hình tượng, một đoạn thơ, một bài thơ… hay so sánh đối chiếu giữa các tác phẩm với nhau?

B. Các bước làm bài giống như ở phần đã lập dàn ý nhưng cần chú ý:

I. Mở bài: nêu được yêu cầu của đề bài. Nghĩa là đề thi yêu cầu như thế nào thì phải dẫn vào vấn đề như thế. Tránh lối viết mở bài mà không làm nổi bật được yêu cầu của đề. II. Thân bài 1. Khái quát về tác giả (phong cách sáng tác), tác phẩm, xuất xứ: (Phần này rất quan trọng vì trong đáp án của Bộ, học sinh làm tốt những yêu cầu này sẽ đạt 0,50 điểm; nếu các em đã đưa phần tác giả lên mở bài thì phần khái quát có thể không cần nữa; hoặc phần khái quát sẽ dùng để nói hoàn cảnh sáng tác) 2. Nội dung phân tích, cảm nhận: – Trong phần nội dung của bài làm, học sinh phải xác lập được các luận điểm chính rồi từ đó dựa vào các thao tác: chứng minh, bình luận, phân tích, cảm nhận… để làm rõ luận điểm. – Nên viết đoạn văn theo lối diễn dịch để ý được rõ ràng, giám khảo chấm cũng dễ cho điểm. Đầu mỗi luận điểm, lùi bút vào 2 ô giấy để giám khảo dễ nhìn bố cục của mình hơn. – Đối với thơ hay truyện thì phải lấy nghệ thuật để phân tích phần nội dung (Nhất là phân tích thơ). – Khi hành văn, cần tránh những câu từ sáo rỗng. Cần viết thật cô đọng, giọng văn phải kết hợp được chất lý luận và suy tư cảm xúc. – Tránh gạch bỏ quá nhiều trong bài làm, làm bẩn bài làm sẽ gây phản cảm cho người chấm. – Để tăng chiều sâu cho bài viết, cần có sự so sánh, đối chiếu giữa nhân vật này, nhân vật kia, tác phẩm này, tác phẩm nọ. Cần đưa một số lời phê bình, nhận định văn học vào trong bài làm. Cần có dẫn chứng thêm ngoài tác phẩm. Những yếu tố vừa nói trên đây sẽ làm cho bài văn của các em thêm phong phú và có chiều sâu, chắc chắn sẽ được giám khảo cân nhắc mà cho điểm cao. 3. Phần tổng kết nghệ thuật: theo đáp án, trước khi kết bài sẽ có phần tổng kết nghệ thuật. Học sinh cần có đánh giá, nhận xét chung về nghệ thuật của tác phẩm (phần này đáp án cho từ 0,5 – 1,0 điểm). Thực ra phần nghệ thuật này đã nói trong khi chúng ta làm bài. Đây chỉ là bước đệm cuối cùng cho đủ bố cục bài văn. III. Kết bài: đánh giá chung về vấn đề.

Phần này các em cố gắng viết cho lắng đọng, vì sẽ có cảm tình rất lớn với người chấm (giống như khi ca sĩ hát, cuối bài hát thường rất hay, mà hay thì tiếng vỗ tay không ngớt)

(Trích Cẩm Nang Luyện Thi Quốc Gia Ngữ Văn – Ths. Phan Danh Hiếu)