SKTN

1. Các giai đoạn của giấc ngủ

Khi ngủ các hoạt động của cơ thể diễn ra qua 5 giai đoạn bao gồm: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ (REM). Các giai đoạn diễn ra thứ tự tạo thành một chu kỳ và được lặp đi lặp lại. Chu kỳ này thực hiện trong suốt thời gian kể từ khi nhắm mắt ngủ vào buổi tối hôm trước đến khi thức dậy vào sáng ngày hôm sau.

Cach nhan biet nguoi ngu say

Khi ngủ, các hoạt động trải qua 5 giai đoạn: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ

5 giai đoạn của giấc ngủ được chia thành 2 nhóm: giấc ngủ REM (rapid eye movement) và giấc ngủ NREM/Non-REM (non rapid eye movement). Cụ thể, giấc ngủ NREM gồm giai đoạn ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và ngủ rất sâu. Giấc ngủ REM chỉ bao gồm giai đoạn ngủ mơ.

  • Giai đoạn ru ngủ

Thông thường giai đoạn ru ngủ chỉ diễn ra từ 3 – 15 phút. Thời điểm nhắm mắt để bắt đầu ngủ là lúc giai đoạn này bắt đầu. Ở giai đoạn ru ngủ, cơ thể chuyển dần sang trạng thái ngủ nông và có thể bị đánh thức một cách dễ dàng.

Những người bị thức giấc ở giai đoạn này thường có những hình ảnh không rõ ràng, một số người còn bị co giật đột ngột, đây là hành động phản ứng lại cảm giác như mình đang rơi trước đó. Hiện tượng co giật này được gọi là hypnic myoclonia, diễn ra tương tự như khi cơ thể đang tập trung suy nghĩ thì người khác vỗ vào vai gây giật mình.

  • Giai đoạn ngủ nông

Giai đoạn ngủ nông chiếm khoảng 50% tổng thời gian ngủ. Ở giai đoạn này mắt ngừng chuyển động và hoạt động của bộ não (sóng não) trở nên chậm hơn. Thỉnh thoảng bên trong não xảy ra những đợt sóng nhanh được gọi là sleep spindle. Khi chuyển tiếp sang giai đoạn tiếp theo, các đợt sóng nhanh này thưa dần.

  • Giai đoạn ngủ sâu

Giai đoạn này chỉ chiếm dưới 10% tổng thời gian ngủ. Ngủ sâu là giai đoạn chuyển tiếp giữa ngủ nông và ngủ rất sâu. Ở giai đoạn này, sóng não diễn ra rất chậm và được gọi là sóng delta. Đôi khi, chúng được xen kẽ với những đợt sóng nhanh. Nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp của cơ thể đều giảm, hệ thống cơ xương khớp cũng giãn ra, chùng xuống.

  • Giai đoạn ngủ rất sâu

Giai đoạn này chiếm khoảng 20% tổng thời gian ngủ, đây là giai đoạn quan trọng giúp cơ thể được nghỉ ngơi gần như hoàn toàn. Ở giai đoạn này, nhiệt độ của cơ thể, nhịp tim, nhịp thở và huyết áp đều giảm xuống mức thấp nhất. Thậm chí, hoàn toàn không có sự chuyển động của mắt và các cơ tay, chân.

Cach nhan biet nguoi ngu say 2

Cách nhận biết người ngủ say. Giai đoạn ngủ rất sâu chiếm khoảng 20% tổng thời gian ngủ

Lúc này, sóng tồn tại trong bộ não hầu hết là sóng chậm delta. Những người bị thức giấc ở giai đoạn này thường cảm thấy choáng vạng, bơ vơ, mất phương hướng, một vài phút sau đó hoạt động của bộ não mới có thể được tăng cường trở lại như bình thường.

  • Giai đoạn ngủ mơ

Giai đoạn ngủ mơ còn được gọi là REM (rapid eye movement) chiếm khoảng 20% tổng thời gian ngủ. Ở giai đoạn này mặc dù đang ngủ nhưng nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, nhịp thở và huyết áp đều tăng lên. Trong khi nhãn cầu – đôi mặt chuyển động nhanh qua lại thì cơ chân tay tạm thời không hoạt động.

Những giấc mơ xuất hiện ở giai đoạn này, đối với những người thức dậy đột ngột ở giai đoạn REM, họ thường nhớ lại những câu chuyện dường như vô lý – những giấc mơ. Cuối giai đoạn REM, thông thường cơ thể thức giấc tạm thời một vài phút sau đó nhanh chóng lặp lại chu kỳ giấc ngủ cho đến sáng.

2. Khi ngủ say, cơ thể sẽ hoạt động những gì?

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong nhịp sinh học của cơ thể. Một số chức năng của cơ thể sẽ vẫn tiếp tục thực hiện theo đúng quy trình, thậm chí một vài chức năng chỉ được thực hiện tốt hơn khi đã ngủ say. Do đó, các chuyên gia cho biết nên có giấc ngủ thật say để bảo vệ sức khoẻ.

  • 21h – 23h: Hệ miễn dịch thải độc

Trong khoảng thời gian này, các bạch cầu Lympho trong hệ miễn dịch thực hiện đào thải chất độc và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh.

Lúc này cần thả lỏng cơ thể và tinh thần. Do đó, có thể nằm nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh, xem phim nghe nhạc thư giãn tinh thần hoặc có thể thực hiện các động tác bấm huyệt, yoga đơn giản giúp ngủ ngon hơn. Lưu ý tránh làm việc căng thẳng.

Cach nhan biet nguoi ngu say 4

Khi ngủ, hệ miễn dịch thải độc trong khoảng từ 21h – 23h

Không chỉ riêng với người bệnh, ngay cả những người có sức khỏe tốt cũng nên nghỉ ngơi trong khoảng thời gian này để cơ thể nhanh chóng phục hồi cho ngày làm việc tiếp theo và phòng chống mọi bệnh tật

  • 23h – 1h: Gan thải độc

Khoảng thời gian này là lúc gan hoạt động tốt nhất để hấp thụ chất dinh dưỡng và đào thải các chất độc được nạp vào cơ thể qua những thực phẩm được ăn hằng ngày. Chức năng này chỉ được thực hiện tốt nhất khi cơ thể trong trạng thái ngủ say.

  • 1h – 3h: Túi mật thải độc

Thời gian này là lúc túi mật hoạt động năng suất để giúp cơ thể đào thải chất béo và cholesteron xấu ra khỏi cơ thể. Với những người đang có ý định giảm cân, ngủ thật say vào thời điểm này sẽ hỗ trợ túi mật thực hiện công việc được tốt hơn.

  • 3h – 5h: Phổi thải độc

Đây là thời điểm lá phổi hoạt động hết công suất để đào thải chất cặn bã và khí độc ra khỏi cơ thể. Do đó, vào thời điểm này chúng ta thường ho nhiều hơn. Chức năng này cũng chỉ thực hiện được khi cơ thể trong trạng thái ngủ say.

3. Những biểu hiện của con người chỉ ngủ say mới làm được

Thực tế khi say giấc, bộ phận kiểm soát nhận thức của con người cũng nghỉ ngơi, dẫn tới rất nhiều hành động khó hiểu có thể xảy đến mà chính bản thân người đó cũng chẳng hề hay biết.

Dưới đây chính là 3 hành động thường gặp mà ai cũng từng gặp phải khi ngủ say ít nhất một vài lần…

  • Chân tay khua khoắng

Theo các chuyên gia, việc chân tay khua khoắng trong lúc ngủ thường được coi là biểu hiện của chứng rối loạn chuyển động chi theo chu kỳ (Periodic limb movement disorder – PLMD).

Cach nhan biet nguoi ngu say

Khi ngủ say, chân tay người ngủ thường khua khoắng

Hội chứng này xuất hiện trong 4% người trưởng thành và thường gặp nhất là ở người cao tuổi và nữ giới. PLMD xuất hiện trong nửa đầu của giấc ngủ, trước giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement).

Người mắc hội chứng này thường hoạt động chân tay một cách vô thức trong lúc ngủ với chu kỳ 20 – 40 giây, vì vậy đôi khi tạo nên những tư thế rất khó giải thích khi ngủ. Sau đó, họ cũng sẽ không nhớ gì hết.

Nguyên nhân gây ra hội chứng đến nay vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng khả năng mắc PLMD bao gồm tình trạng làm việc theo ca, sử dụng thực phẩm có hại.

Hơn nữa, với phái nữ thì còn liên quan đến một số yếu tố như bệnh tim, cơ xương, hay việc hoạt động thể chất quá sức trước giờ ngủ.

  • Nói mơ khi ngủ

Sự thật là, có khoảng 5% người trưởng thành nói mơ trong lúc ngủ, theo như báo cáo của Hiệp hội Y khoa về giấc ngủ của Mỹ. Hầu hết các cuộc nói mơ này chỉ kéo dài trung bình khoảng 30 giây.

Theo TS. Christopher Winter tại Trung tâm giấc ngủ của bệnh viện Martha Jefferson (Virginia), nói mơ thường xảy ra trong vòng 1 hoặc 2 giờ đầu tiên của giấc ngủ.

Cach nhan biet nguoi ngu say 3

Có khoảng 5% người trưởng thành nói mơ khi ngủ

Khi đó, cơ thể đang bước vào giai đoạn ngủ sâu, thời điểm các cơ bắp kiểm soát việc phát âm vẫn còn khả năng hoạt động. Vì vậy, con người có xu hướng tạo ra các âm thanh hoặc cử động miệng vô thức và gắn liền với những gì xảy ra trong giấc mơ.

Tuy nhiên, chưa có bằng chứng chứng minh tác hại mà nói mơ gây nên cho cơ thể con người nên không cần quá lo lắng khi mình mơ nói. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người khác.

  • Ngã trong mơ

Nhiều người có giấc mơ bị ngã trong mơ, cảm giác đó rất thật đến mức gần như phải lập tức thức giấc.

Hiện tượng mơ thấy mình bị té ngã còn được biết đến với một cái tên khác là “chứng co giật khi m”. Chứng này xuất hiện ở hầu hết mọi người, kể cả những người khỏe mạnh.

Cụ thể, khi mắc chứng co giật khi mơ, người đó sẽ thấy mình như rơi xuống từ bầu trời hay vấp ngã trên vách núi. Cú ngã trong mơ khiến nhịp tim tăng, hơi thở nhanh hơn, đổ mồ hôi và gây ra một cảm giác sốc khiến ai cũng phải giật mình tỉnh dậy.

Giải thích hiện tượng này, các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa chắc chắn về câu trả lời chính xác. Song nhiều khả năng, hiện tượng này xảy ra khi cơ thể quá mệt mỏi, mất ngủ hay căng thẳng.

Khi đó, bộ não đi vào chu kỳ giấc ngủ một cách nhanh chóng nhưng cơ thể lại không bắt kịp, làm xuất hiện những cơn co cơ đột ngột không đồng bộ, tạo cảm giác mất cân bằng và từ đó kích thích ảo giác bị ngã.

  • Cởi trần đi ngủ có tốt không?
  • Món ăn giúp dễ ngủ