Từ Hán Việt là gì? Soạn bài từ Hán Việt lớp 7 ngắn gọn, chính xác nhất

Từ Hán Việt là gì? Trong từ vựng tiếng Việt hiện nay, từ vựng Hán Việt chiếm khoảng 70%, 30% còn lại là từ thuần Việt. Sở dĩ có số lượng từ gốc Hán nhiều như vậy là vì lịch sử của đất nước, giai đoạn đầu chúng ta dùng chữ Hán, sau đó mời sáng tạo và dùng chữ Nôm, và mới đến chữ Quốc ngữ như bây giờ.

Như vậy, kéo dài hàng ngàn năm lịch sử, từ vựng tiếng Việt có sử dụng từ gốc Hán là điều đương nhiên. Vậy với số lượng từ Hán Việt nhiều như vậy thì từ vựng có đặc điểm gì? Từ Hán Việt có những loại nào và sử dụng từ Hán Việt có khác biệt gì so với từ thuần Việt. Bên cạnh đó, chủ đề này cũng sẽ giúp các em học sinh giải quyết bài soạn Từ Hán Việt lớp 7 một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất.

Từ Hán Việt là gì?
Từ Hán Việt là gì?

Từ Hán Việt là gì?

Từ Hán Việt là từ mượn tiếng Việt, Từ Hán Việt có nghĩa gốc của tiếng Hán nhưng được ghi bằng hệ chữ Quốc ngữ và âm đọc là âm đọc tiếng Việt (không phải âm đọc tiếng Hán). Trong từ vựng tiếng Việt từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao, khoảng 70 phần trăm, 30 phần trăm còn lại là từ Thuần Việt.

Quá trình lịch sử của Việt Nam là nguyên nhân của sự xuất hiện từ Hán Việt nhiều như vậy trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn từ Hán Việt, giúp chúng ta biểu thị ý nghĩa sự vật, sự việc tốt hơn cũng như thể hiện được sắc thái trong từng ngôn cảnh, ngữ cảnh.

Đặc điểm của từ Hán Việt

Trong tiếng Việt, sự có mặt của từ Hán Việt giúp cho vốn từ được mở rộng hơn, cũng như từ mang nhiều sắc thái khác nhau. Trong đó từ Hán Việt có sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm, sắc thái phong cách.

Mang sắc thái nghĩa

– Sắc thái ý nghĩa: từ Hán Việt sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát sự vật sự việc.

Ví dụ: thảo mộc = cây cỏ, viêm = loét, lâm = rừng

Mang sắc thái biểu cảm

– Sắc thái biểu cảm: từ Hán Việt thể hiện cảm xúc, sử dụng từ Hán Việt để giảm hoặc tăng sắc thái biểu cảm, thể hiện sự trang trọng, lịch sự.

Ví dụ: phu nhân = vợ, quốc vương = vua một nước, chết = băng hà, băng hà = vua chết, từ trần = qua đời

Mang sắc thái phong cách

– Sắc thái phong cách: từ Hán Việt riêng biệt được dùng trong các lĩnh vực khoa học, chính luận, hành chính. Còn từ tiếng Việt có sắc thái đơn giản và đời thường hơn.

Ví dụ: bằng hữu = bạn bè, huynh đệ = anh em, thiên thu = ngàn năm, vô sinh = không sinh nở được, xuất huyết…

Ví dụ về từ Hán Việt

Ví dụ: An ninh, ẩn sĩ, bảo vệ, bản lĩnh, chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, dân chủ, độc lập, chiến tranh, hoà bình, hạnh phúc, quốc gia, giang sơn, xã tắc, thanh mai trúc mã, ấn dật, quy tiên, hồi sinh v.v..

Ví dụ từ Hán Việt
Ví dụ từ Hán Việt

Phân loại từ Hán Việt

Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam chia từ và âm Hán Việt thành 3 loại dựa theo thời điểm hình thành trong tiếng Việt là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

Từ Hán Việt cổ

– Từ Hán Việt cổ là những từ tiếng Hán được sử dụng trước thời nhà Đường. Hầu hết từ Hán Việt cổ bắt nguồn từ tiếng Hán thời nhà Hán.

– Một số ví dụ về từ Hán Việt cổ:

  • Tươi: âm Hán Việt cổ của chữ “鮮”, âm Hán Việt là “tiên”
  • Kim, ghim: âm Hán Việt cổ của chữ “針”, âm Hán Việt là “châm”
  • Bố trong “bố mẹ”: âm Hán Việt cổ của chữ “父”, âm Hán Việt là “phụ”
  • Xưa: âm Hán Việt cổ của chữ “初”, âm Hán Việt là “sơ”
  • Cải trong “dưa cải”: âm Hán Việt cổ của chữ “芥”, âm Hán Việt là “giới”
  • Búa: âm Hán Việt cổ của chữ “斧”, âm Hán Việt là “phủ”
  • Khéo: âm Hán Việt cổ của chữ “巧”, âm Hán Việt là “xảo”
  • Buồn: âm Hán Việt cổ của chữ “煩”, âm Hán Việt là “phiền”
  • Cả trong “giá cả”: âm Hán Việt cổ của chữ “價”, âm Hán Việt là “giá”
  • Chè: âm Hán Việt cổ của chữ “茶”, âm Hán Việt là “trà”
  • Mùi: âm Hán Việt cổ của chữ “味”, âm Hán Việt là “vị”

Từ Hán Việt

– Từ Hán Việt là các từ tiếng Hán được sử dụng trong tiếng Việt giai đoạn thời nhà Đường cho đến đất nước Việt Nam trong thời gian đầu thế kỷ 10.

– Thời kỳ này, Nhà Đường đẩy mạnh việc dạy học và sử dụng tiếng Hán ở An Nam, yêu cầu người Việt không được đọc chữ Hán bằng âm Hán Việt cổ bắt nguồn từ tiếng Hán thời nhà Hán nữa, mà phải đọc bằng tiếng Hán đương thời. Điều đó làm cho tiếng Việt lúc này có hai loại từ Hán Việt là:

+ Từ Hán Việt cổ bắt nguồn từ tiếng Hán trước thời Nhà Đường

+ Từ Hán Việt bắt nguồn từ tiếng tiếng Hán đương thời (tiếng Hán thời Nhà Đường).

– Ví dụ như từ: gia đình, lịch sử, tự nhiên, đức cao vọng trọng, vân vân.

Từ Hán Việt Việt Hóa

– Từ Hán Việt Việt hoá là các từ Hán Việt không nằm trong 2 trường hợp trên, không rõ thời điểm hình thành, có quy luật biến đổi ngữ âm không hoàn toàn giống với từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt. Vẫn rát khó phân biệt giữa từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá.

– Ví dụ:

  • Gương âm Hán Việt đọc là “kính”.
  • Goá âm Hán Việt là “quả”.
  • Cầu trong “cầu đường” với âm Hán Việt là “kiều”.
  • Vợ với âm Hán Việt là “phụ”.
  • Cướp với âm Hán Việt là “kiếp”.
  • Trồng, giồng: âm Hán Việt của “chúng”.
  • Thuê với âm Hán Việt là “thuế”.

Phân biệt từ Hán Việt với các loại từ mượn khác

Sơ đồ phân loại từ tiếng Việt theo nguồn gốc
Sơ đồ phân loại từ tiếng Việt theo nguồn gốc

– Từ Hán Việt thuộc trong hệ thống từ mượn tiếng Việt. Từ mượn tiếng Việt chia thành 2 nhóm, từ mượn tiếng nước ngoài (Nga, Anh, Pháp…) và từ Hán Việt.

– Từ mượn phần lớn được lấy từ tiếng nước ngoài như Nga, Anh, Pháp có thể nhận ra dễ dàng qua cách đọc, nói và theo thời gian đã thích nghi với chuẩn mực của tiếng Việt.

– Khi sử dụng các từ mượn trong cuộc sống hàng ngày người dùng không cảm thấy quá xa lạ hay khác biệt quá nhiều.

– Sự khác biệt rõ nhất của từ Hán Việt và từ mượn tiếng nước ngoài cách sử dụng chữ, dựa vào mặt chữ là phân biệt được.

– ví dụ:

+ từ Hán Việt: góa phụ, trường ca, bất hủ…

+ Từ mượn tiếng nước ngoài: ghi-đông, sơ mi, karaoke…

Nhận diện từ Hán Việt

Dựa vào đặc điểm ý nghĩa

– Từ Hán Việt thường có ý nghĩa mang tính trừu tượng, khái quát cao. Vì thế, khi tiếp nhận từ Hán Việt chúng ta thường cảm thấy nghĩa của nó mơ hồ, khó giải thích hết nghĩa của nó, vì nghĩa thường khá rộng.

– Chẳng hạn như nghe các từ: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, độc lập, tự do, hoà bình, chiến tranh, du kích, hàm số, hằng số v.v… Hay là chúng ta phải tìm yếu tố tương đương trong từ thuần Việt rồi mới suy ra được ý nghĩa. Chẳng hạn khi nghe các từ: ảo ảnh, ẩn sĩ, thực đơn, danh nhân, cường quốc v.v..chúng ta thường liên hệ đến các yếu tố tương đương rồi suy ra nghĩa của chúng.

Dựa vào trật tự phân bố từ

– Trong lớp từ Hán Việt, có một số lượng khá lớn từ ghép được cấu tạo theo quan hệ chính – phụ, gọi là từ ghép chính phụ, trong đó, phụ tố thường đứng trước, chính tố thường đứng sau: P + C.

– ví dụ: Ẩn ý, ẩn sĩ, cường quốc, dịch giả, tác giả, khán giả, văn sĩ, thi sĩ, viễn cảnh, cận cảnh, giáo viên, học viên, hội viên v.v…

Chú ý khi dùng từ Hán Việt

Từ Hán Việt có một số quy tắc riêng mà người sử dụng cần nắm để tránh bị sai nghĩa hoặc không phù hợp với hoàn cảnh. Đồng thời người dùng không nên lạm dụng nhiều từ Hán Việt trong khi nói hoặc viết.

– Nói viết đúng các từ gần âm giữa Hán Việt và thuần Việt để tránh sai nghĩa.

Ví dụ: tham quan thành thăm quan, vong gia thành phong gia…

– Cần hiểu đúng nghĩa của từ Hán Việt.

Ví dụ: yếu điểm, biển thủ từ Hán Việt khác nghĩa với điểm yếu, đầu biển thuần Việt

– Sử dụng đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

Ví dụ: hi sinh, mất, từ trần, qua đời… để có nghĩa là chết. Nhưng sử dụng trong trường hợp nào, với ai để phù hợp.

– Tránh lạm dụng sử dụng từ Hán Việt để đảm bảo độ thuần Việt và dễ hiểu trong tiếng Việt. Từ Hán Việt thì thường được dùng trong văn học để biểu cảm cũng như biểu thị sắc thái nghĩa.

Giải thích nghĩa các từ Hán Việt sang thuần Việt

Gia đình: nơi mà những người thân thiết, ruột thịt trong nhà đoàn tụ với nhau.

Phụ mẫu: Cha mẹ.

Nghiêm quân: Cha.

Trưởng nam: Con trai đầu lòng.

Gia quy: quy định của gia đình

Quốc pháp: quy định của nhà nước

Phi trường: sân bay

Bất cẩn: không cẩn thận…

Câu hỏi luyện tập

Từ Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập?

Từ Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập?

  1. Xã tắc
  2. Quốc kì
  3. Sơn thủy
  4. Giang sơn

Đáp án:B

Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính

Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính?

  1. Hai
  2. Ba
  3. Bốn
  4. Năm

Đáp án: B: Từ Hán việt cổ, Từ Hán việt, từ Hán việt Việt hóa.

Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?

Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?

  1. Thiên lí
  2. Thiên kiến
  3. Thiên hạ
  4. Thiên thanh

Đáp án: B. Thiên trong thiên kiến có nghĩa là lệch, nghiêng ngả

Nghĩa của từ “tân binh” là gì?

Nghĩa của từ “tân binh” là gì?

  1. Người lính mới
  2. Binh khí mới
  3. Con người mới
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án: A. Tân: mới, binh: lính => lính mới.

Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?

Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?

  1. Gia vị
  2. Gia tăng
  3. Gia sản
  4. Tham gia

Đáp án: C: gia sản (tài sản của gia đình)

Từ nào có nghĩa là “người đốn củi” trong các từ Hán Việt sau:

Từ nào có nghĩa là “người đốn củi” trong các từ Hán Việt sau:

  1. Tiều phu
  2. Viễn du
  3. Sơn thủy
  4. Giang sơn

Đáp án: A.

Tiều phu (người đốn củi)

viễn du (đi chơi ở phương xa)

sơn thủy (núi sông)

giang sơn (đất nước, non sông)

Soạn bài Từ Hán Việt lớp 7 trang 70,71 sgk

Soạn bài từ Hán Việt đầy đủ, ngắn gọn.
Soạn bài từ Hán Việt đầy đủ, ngắn gọn.

Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt

  1. Các yếu tố Hán Việt trong bài Nam quốc sơn hà là:

– Nam: nước Nam

– quốc: quốc gia, đất nước

– sơn: núi

– hà: sông

Cách dùng:

– Từ có thể đứng độc lập là từ Nam có thể tạo thành câu.

– Các từ còn lại cần phải kết hợp với các từ khác nữa.

  1. Từ thiên trong thiên thu có nghĩa là trời. Thiên trong thiên niên kỉ, thiên lí mã: có nghĩa là ngàn/nghìn

– Tiếng thiên trong thiên đô về Thăng Long: là dời chuyển.

=> Đây là các từ đồng âm nhưng khác nghĩa.

Từ ghép Hán Việt

  1. Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc từ ghép đẳng lập hợp nghĩa.
  2. a) Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép chính phụ. Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
  3. b) Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép chính phụ, có trật tự từ ngược lại với trật tự từ các tiếng trong từ ghép thuần Việt. Tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau.

Luyện tập

Soạn bài từ Hán Việt lớp 7 chi tiết nhất.
Soạn bài từ Hán Việt lớp 7 chi tiết nhất.

Bài 1 trang 70 sgk ngữ văn 7 tập 1

– Hoa:

  • Hoa ( hoa quả, hương hoa): cơ quan sinh sản của cây, thường có hương thơm, màu sắc.
  • Hoa (hoa mĩ, hoa lệ): đẹp, tuyệt đẹp.

– Tham:

  • Tham: (tham vọng, tham lam): ham thích một cách quá đáng không biết chán
  • Tham (tham gia, tham chiến): dự vào, góp phần vào.

– Gia:

  • Gia (gia chủ, gia súc): nhà.

– Phi:

  • phi ( phi công, phi đội): bay.
  • phi (phi pháp, phi pháp): trái, không phải.
  • phi (vương phi, cung phi): vợ vua, chúa.

Bài 2 trang 71 sgk ngữ văn 7 tập 1

Yếu tố Hán ViệtTừ ghép Hán ViệtQuốc Quốc gia, quốc kì, quốc vương, quốc sách, quốc tế, quốc trưởngSơnSơn hà, sơn thủy, sơn cước, sơn động, giang sơn…CưCư dân, cư trú, di cư, định cư, ngụ cư…BạiThất bại, chiến bại, bại vong, thảm bại..,

Bài 3 trang 71 sgk ngữ văn 7 tập 1

– Yếu tố đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa.

– Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi.

Bài 4 trang 71 sgk ngữ văn 7 tập 1

– Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: Nhật thực, nhật báo, mỹ nhân, đại dương, phi cơ.

– Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: Phóng đại, chỉ dẫn, ái quốc, hữu hiệu, vô hình.

Như vậy với nội dung trên thì các bạn và các em học sinh đã biết hiểu về khái niệm từ Hán Việt là gì rồi. Để tiếp tục theo dõi những kiến thức ngữ văn trung học và phổ thông, mời các bạn và các em click vào website lessonopoly nhé!