Cách phục hồi và chăm sóc cây hoa hồng sau tết | Nông nghiệp phố

Cách phục hồi cây hoa hồng hot nhất hiện nay được quan tâm nhiều nhất, đừng quên chia sẻ kiến thức rất hay qua bài viết này nhé!

Mang vẻ đẹp kiêu sa đài các, hoa hồng rất được ưa chuộng chơi xuân. Thế nhưng việc ép cây ra hoa ngay tết có thể làm cây suy yếu, vì vậy bạn cần phục hồi, thiết lập lại cây hoa hồng sau tết.

Cùng Nông nghiệp phố tìm hiểu ngay cách phục hồi và chăm sóc cây hoa hồng sau tết trong bài viết này nhé.

Việc phục hồi và chăm sóc cây hoa hồng sau tết thường gồm 4 bước cơ bản là cắt tỉa cây, bổ sung thêm đất, cung cấp dinh dưỡng và phòng ngừa sâu bệnh cho cây.

1. Cắt tỉa cây hoa hồng đúng cách

Cắt tỉa cây sau khi hoa tàn là việc rất quan trọng, việc bỏ đi những cành lá già yếu hay chết để cây không bị đuối sức, giúp cây hồi phục lại sức sống để sẵn sàng cho hoa vào đợt tiếp theo.

cat-tia-hoa-hong

Ngoài ra, cắt tỉa cây còn cải thiện lưu thông không khí, giúp cây thông thoáng, nhờ đó sẽ làm giảm sâu bệnh hại cho cây. Song song đó, khi cắt tỉa hoa hồng bạn sẽ định hình lại tán cây một cách cân đối.

Sau tết, khi thấy khoảng 2/3 số hoa trên cây đã tàn thì bạn chọn một ngày đẹp trời để cắt tỉa, thời gian cắt tỉa nên là lúc sáng sớm hoặc chiều mát, không cắt tỉa cây khi trời đang nắng gắt.

Với những cành hoa có chồi mập thì để lại từ 3 – 4 cặp lá, còn cành nhỏ yếu thì để lại 2 lá. Với cành tăm, cành điếc thì cắt tỉa hết đi. Với những cây hoa hồng đã già cỗi, bạn nên cắt tỉa mạnh vào sát thân để cây đẻ ra nhánh mới giúp trẻ hóa cây.

cat-tia-hoa-hong

Xem thêm:: Đau bụng đi ngoài nên ăn gì để nhanh khỏi, mau lại sức?

Cắt các cành cây chéo góc một góc 45 độ và chéo góc hướng ra ngoài. Vết cắt chéo góc sẽ giúp nước không chảy vào trong chồi cây, nhờ đó sẽ giảm nguy cơ thối rữa.

Sau khi cắt tỉa, bạn có thể bôi keo liền sẹo cho hoa hồng để tránh cây bị mất hơi nước và vết thâm cũng như nấm bệnh sẽ không lây lan từ vết cắt.

2. Thay chậu hoặc bổ sung thêm đất trồng mới

Thời điểm thích hợp để thay chậu cho hoa hồng vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa. Đối với những cây hồng non bạn vừa mua trước tết, bạn nên chuyển sang chậu mới có kích thước lớn hơn.

thay-dat-cho-hoa-hong

Đối với cây đã trưởng thành, nếu bạn đã thay chậu vào đầu mùa mưa năm trước thì bạn chỉ nên bổ sung thêm đất trồng, giá thể mới để tránh làm động rễ.

Đất trồng hoa hồng cần tơi xốp, thoát nước tốt, giữ ẩm tốt, sạch mầm bệnh và dinh dưỡng đầy đủ, cân đối. Bạn có thể trộn giá thể trồng gồm đất sạch potting mix namix + mụn dừa + phân trùn quế.

Ngoài hỗn hợp trên bạn có thể trộn thêm một ít chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma nhằm ngăn ngừa tốt các nấm bệnh trong đất.

⫸ Bạn mua Combo trộn đất và dinh dưỡng trồng hoa hồng TẠI ĐÂY.

thay-dat-hoa-hong

Hoặc bạn nên lựa chọn đất sạch trồng hoa kiểng SFARM vừa có độ tơi xốp giúp thoát nước tốt không ngập úng, và đồng thời cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây đến tận 60 ngày.

Xem thêm:: Hướng dẫn cách đăng xuất iCloud khi quên mật khẩu HIỆU QUẢ | Hướng dẫn kỹ thuật

⫸ Bạn mua Đất Sfarm chuyên hoa, cây kiểng TẠI ĐÂY.

thay-dat-hoa-hong

Sau khi thay chậu cho hoa hồng, bạn sử dụng các sản phẩm giúp kích rễ, kích chồi như N3M, Atonik, Root-2… để giúp bộ rễ phát triển, nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và hấp thu chất dinh dưỡng tốt.

3. Bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng phân bón

Sau một thời gian cho hoa trong dịp tết, cây hoa hồng bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng. Vì vậy, sau khi tỉa cành bạn nên tiến hành bổ sung phân bón cho cây để cây được phục hồi và cho ra chồi mới.

phan-bon-cho-hoa-hong

Giai đoạn này bộ rễ cây còn yếu, vì vậy bạn nên sử dụng phân bón lá có hàm lượng đạm và lân cao như 30-10-10, đầu trâu 501, Seasol, Powerfeed… kết hợp cùng dịch chuối hoặc Vitamin B1. Sử dụng định kỳ 10 – 15 ngày/ lần.

Song song đó, bạn cần kết hợp sử dụng phân bón hữu cơ cho cây. Một số loại phân bón hữu cơ chuyên cho hoa hồng như trùn quế viên nén, phân đậu tương, đạm cá, phân hữu cơ Bounce Back, phân bánh dầu, phân gà, phân dê…

Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cây cũng giúp cây khỏe mạnh, có thể kháng bệnh tốt hơn.

4. Phòng ngừa sâu bệnh cho cây

Ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây thì phòng trừ sâu bệnh hại cũng quan trọng không kém trong việc phục hồi và chăm sóc cây hoa hồng sau tết.

Xem thêm:: Mẹ bầu cần lưu ý khi chảy máu cam khi mang thai?

phong-tru-sau-benh-tren-hoa-hong

Thời điểm này cây hồng có nhiều lá non, đọt non, thời tiết nắng ấm là điều kiện thuận lợi để bọ trĩ, sâu hại phát triển mạnh, vì vậy bạn cần phun phòng bằng Radiant, Yamida, Stun, Ortus, Confidor, Movento…

Bên cạnh đó, do cây còn yếu vì vậy bạn cũng cần phun phòng nấm bệnh tấn công bằng các loại như Anvil, Ridomil Gold, Aliette, Antracol, Daconil, Coc85…

⫸ Xem thêm: cắt tỉa hoa hồng như thế nào là đúng cách?

⫸ Xem thêm: côn trùng, sâu hại chính trên hoa hồng

⫸ Xem thêm: bệnh hại phổ biến trên hoa hồng và biện pháp phòng trừ

Đây là các bước phục hồi và chăm sóc cây hoa hồng sau tết, hy vọng với những chia sẻ này, Nông nghiệp phố đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm để chăm sóc tốt cho những cây hoa hồng nhà mình nhé.

Nông Nghiệp Phố – chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 086