Cách tính suy dinh dưỡng trẻ em cực đơn giản, mẹ đã biết?

Gõ cụm từ khóa “cách tính suy dinh dưỡng trẻ em” trên Google, trong vòng 0,1 giây đã cho ra gần 26 nghìn kết quả. Điều này đủ để thấy rất nhiều người quan tâm đến vấn đề này, vậy bố mẹ đã biết cách tính chưa?

Theo số liệu điều tra của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, năm 2013 cả nước có 15,3% trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và 9% trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi.

TS.BS Phạm Thị Thu Hương cho biết, suy dinh dưỡng ở trẻ em xảy ra do thiếu protein, năng lượng và nhiều chất dinh dưỡng khác khiến cơ thể chậm hoặc ngừng tăng trưởng. Không chỉ vậy, suy dinh dưỡng còn khiến hệ miễn dịch ở trẻ trở nên suy yếu, tạo “điều kiện thuận lợi” để các bệnh tật xảy ra và kéo dài. Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi, song vẫn thấy ở trẻ vị thành niên và cả người lớn, nhất là phụ nữ độ tuổi sinh đẻ.

suy dinh duong tre em

Suy dinh dưỡng trẻ em cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để giúp trẻ phát triển bình thường

Nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng

Ở mức thiếu dinh dưỡng nặng, trẻ sẽ có biểu hiện ngừng tăng trưởng, kém hoặc mất khả năng vận động thể lực, cơ thể teo đét. Đồng thời, các dấu hiệu phù dinh dưỡng, biến đổi ở da và tóc… cũng xuất hiện một cách rõ ràng.

Nếu suy dinh dưỡng thông thường, trẻ sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Cân nặng đứng yên, thậm chí giảm trong một thời gian dài
  • Quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn, ít vận động
  • Chậm mọc răng, chậm biết đi, chậm tăng chiều cao trong vòng 2-3 tháng liên tục
  • Hay bị các bệnh vặt về đường hô hấp, tiêu hóa…

>> Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

Cách tính suy dinh dưỡng trẻ em dựa trên chỉ số nhân trắc

Việc sử dụng các chỉ số nhân trắc dinh dưỡng trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng thực ra rất đơn giản. Phép đo này không đòi hỏi dụng cụ đắt tiền mà ngược lại, ai cũng có thể tự thực hiện dễ dàng. Nhờ đó, mẹ có thể đánh giá tình trạng dinh dưỡng của con, xác định xem trẻ đang hoặc có nguy cơ bị suy dinh dưỡng không.

Từ năm 2007 đến nay, Bộ Y tế và Viện Dinh Dưỡng Quốc gia áp dụng cách tính suy dinh dưỡng trẻ em dựa vào Z-Score (đơn vị đo độ lệch chuẩn) của 4 chỉ số: cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi (hoặc chiều dài nằm theo tuổi nếu trẻ dưới 2 tuổi), cân nặng theo chiều cao và BMI theo tuổi. Công thức tính trẻ suy dinh dưỡng như sau:

  • Trước tiên, mẹ cần xác định 4 chỉ số này của trẻ theo bảng đánh giá: cân nặng theo chiều cao, cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và BMI theo chuẩn của WHO.
  • Sau đó, đối chiếu các chỉ số đo được với chỉ số Z-Score, mẹ sẽ biết trẻ suy dinh dưỡng hay không. Cụ thể:

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ < 5 tuổi

Bảng 1: Chỉ số cân nặng theo tuổi với Z-Score

Chỉ số Z-Score Đánh giá < -3 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng < -2 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa -2 SD >=Z-Score<= 2 SD Trẻ bình thường > 2 SD Trẻ thừa cân > 3 SD Trẻ béo phì

Bảng 2: Chỉ số cao theo tuổi với Z-Score

Chỉ số Z-Score Đánh giá < -3 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, mức độ nặng < -2 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, mức độ vừa -2 SD >=Z-Score<= 2 SD Trẻ bình thường > 2 SD Chiều cao vượt trội > 3 SD Kiểm tra rối loạn nội tiết nếu trẻ cao bất thường mà không có yếu tố di truyền

Bảng 3: Chỉ số cân theo cao với Z-Score

Chỉ số Z-Score Đánh giá < -3 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ nặng < -2 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ vừa -2 SD >=Z-Score<= 2 SD Trẻ bình thường > 2 SD Trẻ thừa cân > 3 SD Trẻ béo phì

Bảng 4: Chỉ số BMI theo tuổi với Z-Score

Chỉ số Z-Score Đánh giá < -3 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ nặng < -2 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ vừa -2 SD >=Z-Score<= 2 SD Trẻ bình thường > 2 SD Trẻ thừa cân > 3 SD Trẻ béo phì

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ 5-9 tuổi

Bảng 5: Đánh giá chỉ số Z-Score cân nặng theo tuổi

Chỉ số Z-Score Đánh giá < -3 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng < -2 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa -2 SD >=Z-Score<= 2 SD Trẻ bình thường > 1 SD Trẻ thừa cân > 2 SD Trẻ béo phì

Bảng 6: Đánh giá chỉ số Z-Score cao theo tuổi

Chỉ số Z-Score Đánh giá < -3 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, mức độ nặng < -2 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, mức độ vừa -2 SD >=Z-Score<= 2 SD Trẻ bình thường > 2 SD Chiều cao vượt trội > 3 SD Kiểm tra rối loạn nội tiết nếu trẻ cao bất thường mà không có yếu tố di truyền

Bảng 7: Đánh giá chỉ số Z-Score BMI theo tuổi

Chỉ số Z-Score Đánh giá < -3 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ nặng < -2 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ vừa -2 SD >=Z-Score<= 2 SD Trẻ bình thường > 1SD Trẻ thừa cân > 2SD Trẻ béo phì

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ 10-19 tuổi

Bảng 8: Đánh giá chỉ số Z-Score cao theo tuổi với Z-Score

Chỉ số Z-Score Đánh giá < -3 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, mức độ nặng < -2 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, mức độ vừa -2 SD >=Z-Score<= 2 SD Trẻ bình thường > 2 SD Chiều cao vượt trội > 3 SD Kiểm tra rối loạn nội tiết nếu trẻ cao bất thường mà không có yếu tố di truyền

Bảng 9: Đánh giá chỉ số Z-Score BMI theo tuổi

Chỉ số Z-Score Đánh giá < -3 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ nặng < -2 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ vừa -2 SD >=Z-Score<= 2 SD Trẻ bình thường >1 SD Trẻ thừa cân > 2 SD Trẻ béo phì

>> Xem thêm: Sữa cho trẻ suy dinh dưỡng

Sau khi xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ, nếu thấy trẻ đang hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng, mẹ cần đưa trẻ đến khám tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome. Tại đây, trẻ sẽ được các chuyên gia giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm đo khám kỹ lưỡng, đánh giá các chỉ số cơ thể quan trọng, từ đó xây dựng phác đồ điều trị riêng để cải thiện chứng suy dinh dưỡng trẻ em. Đồng thời, các kỹ sư tiết chế sẽ lên thực đơn dinh dưỡng cá thể hóa theo ngày, tuần, tháng dựa trên tình trạng bệnh lý, sở thích và thói quen ăn uống của trẻ.

Bên cạnh đó, các chuyên gia ẩm thực – dinh dưỡng Nutrihome cũng sẽ trực tiếp hướng dẫn mẹ các bước chọn thực phẩm, chế biến món ăn một cách khoa học, tăng cường hấp thu dưỡng chất cho trẻ mà mẹ có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Chính quy trình chuẩn khép kín này sẽ giúp thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý trong việc hỗ trợ điều trị suy dinh dưỡng trẻ em.