Cách trồng và chăm sóc cây vú sữa mới bứng. Cách đào chuyển

Cách trồng cây vú sữa mới bứng hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi, đừng quên chia sẻ bài viết này nhé

Chuẩn bị hố sâu và đất ủ hoai trước khi trồng, sau khi trồng nên tưới nước 2 -3 lần/ tuần, bón phân hữu cơ và phân hóa học đúng liều lượng phù hợp với từng độ tuổi nếu muốn cây phát triền tốt nhanh bén rễ và lên mầm. Đó chỉ là 1 vài điều cơ bản mà người trồng vú sữa cần nắm và để có kỹ thuật trồng tốt, khoa học mọi người theo dõi những chia sẻ dưới đây của Hoacanhquangvy.com

Đặc điểm cây vú sữa

Cây vú sữa là một loại cây ăn quả được trông nhiều ở Việt Nam hiện nay. Đây là loại cây thân dẻo hơi sần sùi. Đây là cây ăn trái thuộc hộ Hồng Xiêm có nguồn gốc ở đảo Antilles và châu Mỹ nhiệt đới. Loại cây trồng lớn nhanh, thân dẻo, tán lá rộng, chiều cao lên tới từ 10 – 15 mét.

Săn lùng phôi vú sữa ăn trái

Cây vú sữa hiện không chỉ là cây ăn quả mà còn là cây được trông để làm cảnh. Cây với đặc điểm ưu việt cho bóng mát, dễ uốn do thân dẻo, quả cây vú sữa chín có màu tím, hoa có màu trắng kích thước nhỏ. Hiện nay nhiều người thu mua gốc cây vú sữa để về làm cảnh rất nhiều do cây có nhiều ưu điểm hơn so với các loại cây khác cũng như nó mang ý nghĩa hơn so với các loại cây bình thường.

Có nên trồng cây vú sữa trước nhà không

Về phong thủy : Cây vú sữa được nhiều người chọn để trông trước nhà vì theo qun điểm trong phong thủy thù thì đây là loại cây tốt cho gia chủ. Cây với ý nghĩa đại diện cho tình cảm con người, gia đình nên trồng cây trước nhà giúp cho gia đình luôn vui vẻ hạnh phúc và sum vầy.

Xem thêm:: Bài Tập Sắp Xếp Câu Tiếng Anh Có Đáp Án

Về thẩm mỹ: Cây thân dẻo nên dễ uốn với những hình thủ bắt mắt phù hợp với không gian vườn nhà. Cây vú sữa khi được bứng trồng từ gốc thì sẽ dễ uốn và tạo hình so với trồng từ hạt hat cành. Cây có hoa và quả nên đây cũng sẽ làm điể nhấn khi trồng trước nhà, quả màu tím và lớn nên nhìn rất đẹp mắt và sum xuê.

Về kỹ thuật chăm sóc: Cây có thể sống ở nơi có điều kiện không tốt, trên đất sỏi cũng sống được Không quá khó khi trồng vú sữa, đây là cây dễ trồng và dễ chăm sóc hơn so với các loại cây cảnh khác.

Về tác dụng đối với sức khỏe: Cây có lá xanh, sum xuê nên có tác dụng lọc không khí tốt, tán rộng nên cho bóng mát vào mùa hè. Đặc biệt là quả vú sữa có vị ngọt thanh, thơm giúp người thanh lọc cơ thể, giải nhiệt. Bên cạnh đó quả vú sữa tốt cho xương, giúp giảm cân và tốt cho phụ nữ. Lá vú sữa có tác dụng chữa bệnh dạ dày, sắc uống là phương pháp hiệu quả trong trị bệnh tiêu hóa.

Cách bứng cây vú sữa

Thường cây vú sữa có kích thước lớn , tán rộng và gốc lớn nên khi mua loại cây này về làm cảnh mọi người chỉ có thể bứng lên mà thôi, Nhưng nếu không đúng cách thì về trồng lại cây có khả năng hết yểu hoặc không ra mầm.

Đào phôi vú sữa

Xem thêm:: Danh sách 10+ sống sao cho vừa lòng người hay nhất

Vậy nên mọi người cần tập trung vào kỹ thuật bứng gốc gây vú sữa dưới đây:

  • Với cây cổ thụ thì trước khi đào mọi người cần thực hiện tỉa boswrt lá và cành để phần trên của cây không bị nặng khi đào làm bật gốc cây.
  • Khi đào nên làm ướt gốc cây vú sữa nhưng không làm ướt nhão, ướt để cho đất quanh gốc cứng lại.
  • Tính toán chiều dài rễ cần lấy hợp lý với độ lớn của cây, thường cây cổ thụ thì tính từ gốc ra mọi người lấy bán kinh hình tròn đào khoảng 60 – 70 cm còn cây nhỏ thì tùy theo đó không được đào quá sát làm rễ ngắn lại như vậy cây rất khó sống.
  • Bắt đầu đào từ ngoài vào trong, sau khi đào được hình bầu của rễ thì tiến hành đào theo chiều sâu ngay gần với bán kính từ rể ra. Và đào dần đến rễ phía và chặt rễ lấy cây lên
  • Khi mọ người chặt rễ nên dùng rựa hoặc dao sắc không để rễ bị dập cho chắt nhiều lần.
  • Sau khi đào xong nên ddered cây nằm xuống để không bị chảy nhựa.

Mua bán báo giá phôi vú sữa tại: Bán Cây Vú Sữa Cảnh

Cách trồng và chăm sóc cây vú sữa mới bứng

Cách trồng cây vú sữa mới bứng

Sau khi bứng mọi người phỉa đợi cho cây hết chảy nhựa và để nhựa cây khô thì mọi đem đi trồng không nên đem trồng ngay như vậy sẽ gây thối rễ.

  • Chuẩn bị đất trồng: Đào hố lớn hơn so với bầu đất ở gốc cây vú sữa đào lên, đỏ đất và phân ủ hoai vào nữa hố. Trước khi trồng 10 – 15 ngày tiến hành đào hố giữa mô rộng 40-50cm, sâu 20 – 25cm và lấp đầy hố bằng đất ủ hoai.
  • Cách trồng: Cho cây vào chính giữa hố, dựng thẳng và lấy đất ủ hoai đó lấp đầy thân gốc vú sữa và hố. Sau đó nén đất sao ho cứng và ngang với mặt đất ở khu vực đó.
  • Lấy các thanh cây lớn chống cây vú sữa mới trồng đó một cách kiên cố theo hình kim tự tháp để khi tưới cây, có gió mạnh hay va chạm thì cây không bị tác động tránh tình trạng đã bén rễ nhưng lại bị bật gốc vầ rễ lên lại.
  • Sau khi trồng mọi người nên tưới nước sau đó nhưng không nên tưới quá nhiều
  • Mọi người trồng cây nên chọn trước cửa nhà, có đất thịt không trồng ở khu vực có nhiều sỏi đá

Cách chăm sóc cây vú sữa sau khi bứng nhanh bén rễ, lên mầm

Cách tưới nước: Mọi người nên tưới nước 3 -5 lần/ tuần nếu thời tiết không quá nắng gắt. Trường hợp nắng nóng, nhiệt độ cao và trồng ở khu vực đất đai khô cằn thì nên tưới 4 -5 lần/ tuần. Khi tưới lưu ý nên tưới cả cây, không nên dùng vòi xịt mạnh vào gốc cây mới trồng xuống, có thể để vài nước chảy từ xa vào gốc tránh bị xói và ứng rễ. Lưu ý mỗi lần tưới nước nên tưới từ 30 – 40 lít để cho nước thấm sâu vào đất

Xem thêm:: Cách xem mệnh Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ chuẩn nhất | Tập đoàn Trần Anh Group

Khi vây bắt đầu nhú nhầm lá thì nên hạn cheế tưới nước để tránh làm gãy mầm, chờ đến khi mầm ra lá có màu xanh đậm thì mới tưới.

Cách bón phân: Bón phân hữu cơ thì có thể 2 -3 tháng/ lần còn phân hóa học chỉ nên chọn phân lân và loại này bón vào mùa mưa là thích hợp nhất còn nếu bón vào mùa nắng thì nên pha với nước tưới vào gốc. Lưu ý bón lượng nhỏ, vừa phải không dội trực tiếp vào cây hay lá. Thường xuyên làm sạch cỏ quanh gốc cây, làm cho gốc thông thoáng mới bón phân.

  • Cây dưới dưới 1 năm tuổi hạn chế bán bón phân quá nhiều, chỉ nên bón từ 0,5 – 1kg là vừa đủ
  • Cây 1 – 3 năm tuổi: bón 1-2 kg hỗn hợp gồm Urê, Greenfield 555, NPK 16-16-8 (hoặc 20 – 20 – 15), với tỉ lệ 1:3:1; chia làm 4 lần bón trong năm, lượng phân bón tăng dần theo độ lớn của cây

Cách chăm sóc: Khi muốn tạo dáng cho cây thì chờ khi rễ đã bám chắc , lá đã xanh và già thường là sau 6 -7 tháng mọi người có thể uốn thân cây. Khi phát hiện có sâu bệnh thì nên xử lý ngay trước khi bị lây lan đặc biệt là loại sâu đục thân thì nên quan sát để phát hiện sớm.

  • Tỉa bỏ những cành cây bị bệnh
  • Nên tỉa lá vào mùa đông để khi sang mùa xuân có thể đâm chồi lá mới
  • Khi cây lớn hơn mọi người nên dùng rơm rạ mục để đấp trên gốc cây để tránh cây mất nước và hạn chế tới nước cho cây.
  • Nếu trồng cảnh thì mọi người nên chọn cách làm mái che bằng vải mỏng để che nắng vào buổi trưa cho cây trong 1 -2 năm đầu

Trên đây là những hướng dẫn Cách trồng vú sữa mới bứng nhanh ra rễ, lên mầm mà mọi người nên tìm hiểu trước khi quyết định bứng và trồng cây vú sữa. Để có cây vú sữa cảnh đẹp cần có thời gian và sự chăm sóc đúng cách của người trồng hãy nắm rõ những kỹ thuật cơ bản trên đây.

Xem thềm