Câu bị động trong tiếng Anh lớp 7

Khi bạn học tiếng Anh thì việc hoc ngữ pháp cũng rất quan trọng, và câu bị động chính là một trong những phần quan trọng trong ngữ pháp tiếng Anh.

Câu bị động bạn thường gặp trong các bài tập dù bạn học lớp nào khi đã bắt đầu học các ngữ pháp từ dễ đến nâng cao thì sẽ đều bắt gặp về các câu bị động. Vậy cách sử dụng câu bị động trong tiếng Anh lớp 7 như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

>> Xem thêm:

>> tiếng anh trực tuyến lớp 7

>> Bí quyết học tiếng Anh trực tuyến lớp 6, 11 tuổi hiệu quả

Câu bị động trong tiếng Anh

1. Câu bị động là gì?

Câu bị động là câu mà chủ ngữ không thực hiện hành động của động từ. Thực tế, trong câu bị động, hành động của động từ được thực hiện đối với chủ ngữ .

Ví dụ:

  • Anita was driven to the theatre.

(Anita được đưa đến nhà hát.)

(Trong ví dụ này, Anita đã không thực hiện hành động của động từ “lái xe.” Hành động được thực hiện với cô ấy. Cô ấy là người nhận hành động.)

2. Cách sử dụng câu bị động

Câu bị động được dùng khi ta muốn nhấn mạnh vào hành động trong câu, tác nhân gây ra hành động dù là ai hay vật gì cũng không quá quan trọng.

Ví dụ:

  • My bike was stolen.

(Xe đạp của tôi bị đánh cắp.)

Trong ví dụ trên, ta thấy người nói muốn truyền đạt với mọi người là chiếc xe đạp của anh ta bị đánh cắp. Và ai gây ra hành đông này thì chưa thể biết được.

Ngoài ra, câu bị động được dùng để nói khi ta muốn tỏ ra sự lịch sự hơn trong mọi tình huống.

Câu bị động trong tiếng Anh lớp 7

Ví dụ:

A mistake was made. (Một lỗi lầm đã được thực hiện)

Với câu này nó sẽ nhận mạnh vào trạng thái rằng đã có một lỗi lầm hoặc sự nhầm lẫn ở đây, chứ không quan trọng là ai đã gây ra lỗi này.

3. Câu trúc của câu bị động

S + be + VpII

Trong đó:

  • S: là chủ ngữ (chủ thể bị tác động)
  • be: đông từ be chia theo chủ ngữ và thì
  • VpII: Động từ ở quá khứ phân từ

Ví dụ:

A letter was written.

(Một lá thư được viết)

  • S: a letter
  • be: was (chia ở thì quá khứ đơn)
  • VpII: write => written

Khi chuyển câu từ dạng chủ động sang dạng câu bị động:

Tân ngữ của câu chủ động chuyển thành chủ ngữ của câu bị động.

Ví dụ: Active: He punished his child. -> Passive: His child was punished. (Anh ta phạt cậu bé.) (Cậu bé bị phạt)

Câu chủ động ở dạng thì nào, chúng ta chia động từ to be theo đúng dạng thì đó. Chúng ta vẫn đảm bảo nguyên tắc chủ ngữ số nhiều, động từ to be được chia ở dạng số nhiều, chủ ngữ số ít thì động từ to be được chia ở dạng số ít.

Cấu trúc của dạng bị động ở trong một số thì trong tiếng Anh

Trong trường hợp câu chủ động có 2 tân ngữ, thì chúng ta có thể viết thành 2 câu bị động.

Ví dụ:

  • Active Professor Villa gave Jorge an A.

(Giáo sư Villa chấm cho Jorge một điểm A)

  • Passive An A was given to Jorge by Professor Villa.

(Một điểm A được chấm cho Jorge bởi giáo sư Villa)

  • Passive Jorge was given an A.

(Jorge được chấm một điểm A)

Trong quá trình học tiếng Anh, thì người ta thường dùng những các bị đông. Khác với các câu chủ động thì chủ ngữ sẽ thực hiện hành động, nhưng trong câu bị động thì chủ ngữ sẽ nhận tác động của hành động nào đó.

Câu bị động chúng ta thường dùng khi mà chúng ta muốn nhấn mạnh đến một đối tượng nào đó chịu sự tác động của hành động hơn là của bản thân hành động đó.

Thời của động từ ở trong câu bị động thì phải tuân theo thời của động từ ở trong câu chủ động. Nếu như loại động từ mà có 2 tân ngữ, và muốn nhấn mạnh vào tân ngữ nào đó mà người ta sẽ đưa tân ngữ đó lên làm chủ ngữ, nhưng thông thường thì chủ ngữ hợp lý của câu bị động sẽ là tân ngữ gián tiếp.

Ví dụ:

I gave him a book = I gave a book to him = He was given a book (by me).

Đặt by + tân ngữ mới đằng sau tất cả các tân ngữ khác. Nếu sau by là một đại từ vô nhân xưng mang nghĩa người ta: by people, by sb thì bỏ hẳn nó đi.

4. Hướng dẫn chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động trong tiếng Anh lớp 7

Để chuyển đổi được các câu ở thể chủ động sang thể bị động bạn cần nắm chắc kiến thức bởi đây là một trong những dạng bài tập quen thuộc mà học sinh hay gặp trong các kỳ thi.

Bài tập dạng này tương đối dễ vì chỉ cần nhớ hết công thức và bạn áp dụng theo là việc chuyển câu chủ động sang câu bị động sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.

  • Bước 1: Cần xác định các thành phần của câu chủ động, thì được sử dụng trong câu bị động.
  • Bước 2: Tiến hành xác định chủ ngữ mới cũng như tân ngữ mới. Bởi chủ ngữ mới sẽ là tân ngữ của câu chủ động, và tân ngữ mới sẽ là chủ ngữ của câu chủ động.
  • Bước 3: Bắt đầu chia động từ cho câu bị động và lưu ý là động từ cần chia theo chủ ngữ mới và chia theo thì của câu.
  • Bước 4: Cuối cùng bạn tiến hành ghép lại thành một câu hoàn chỉnh là xong.

5. Bài tập câu bị động trong tiếng Anh lớp 7

Bài tâp 1: Với những câu ở dưới đâу bạn hãу хác định đó là câu chủ động (Actiᴠe) haу câu bị động (Paѕѕiᴠe)

  1. Boуѕ like to plaу ѕoccer.
  2. Thiѕ room haѕ been painted blue.
  3. Cricket iѕ plaуed in Auѕtralia.
  4. I am giᴠen a book.
  5. We haᴠe loѕt our keуѕ.
  6. You might ѕee dolphinѕ here.
  7. The report muѕt be completed bу neхt Fridaу.
  8. Theу ᴡere ѕinging a ѕong in the leѕѕon уeѕterdaу.
  9. A letter ᴡaѕ ᴡritten to her ѕome daуѕ ago.
  10. The black bike iѕ being repaired at the moment.

Đáp án

→ Actiᴠe→ Paѕѕiᴠe→ Paѕѕiᴠe→ Paѕѕiᴠe→ Actiᴠe→ Actiᴠe→ Paѕѕiᴠe→ Actiᴠe→ Paѕѕiᴠe→ Paѕѕiᴠe

Bài tập 2: Chuyển những câu sau sang câu bị động.

1. We sell tickets at the gate of the tourist site.

=> Tickets are sold at the gate of the tourist site.

2. People grow a lot of l owers in Can Tho.

=> A lot of l owers are grown in Can Tho.

3. Tourists can buy many kinds of goods in Dong Xuan Market.

Many kinds of goods can be bought (by tourists) in Dong Xuan Market.