Cách sơ cứu vết thương cho chó bị cắn | PetshopSaigon.vn

Vết cắn (do động vật khác gây ra) là một loại thương tổn phổ biến ở chó; thực tế đây là lý do chính khiến chó phải tới phòng khám thú y.

Thông thường chó hay cắn nhau nhưng mèo hoặc một số loại động vật hoang dã khác cũng có thể cắn chó. Vết cắn từ nhẹ tới nặng có thể tạo thành các vết thương hở gây tổn thương cả bên ngoài và bên trong da.

Vết cắn có thể tạo thành lỗ thủng hoặc vết rách lớn. Bề mặt da có thể mịn, trầy trật hoặc xây xước tùy thuộc vào yếu tố gây ra.

Tùy thuộc vào độ sâu và lực cắn, các mô mềm và cấu trúc bên dưới có thể bị tổn thương đáng kể. Không chỉ da có thể bị thủng hoặc rách, mà các cơ, gân, dây thần kinh và mạch máu bên dưới cũng có thể bị tổn thương.

Vết cắn có thể ở ngay bề mặt da hoặc thậm chí rách sâu tới khoang ngực hoặc bụng, tới mức gãy cả xương bên trong.

Có những vết cắn nhìn qua trông chẳng nhằm nhò gì, nhưng lại gây ra những vấn đề nghiêm trọng thậm chí là đe dọa tới tính mạng.

Ví dụ về một con chó nhỏ bị chó lớn hơn tấn công. Ban đầu, chó nhỏ chỉ bị một vết thủng ngoài da, nhưng vết thủng đó đâm sâu xuống khoang ngực và bụng làm nó bị tràn khí màng phổi, hơn nữa còn hỏng cả thận và ruột. May thay, chú chó nhỏ ấy vẫn có thể sống sót nếu được chăm sóc y tế kịp thời và chuyên sâu.

Trong trường hợp này, những thương tổn bên ngoài không hề gì khi so sánh với những thương tổn bên trong có thể xảy ra. Bạn không nên nhìn qua vết thương và nghĩ nó không nghiêm trọng, nhưng nó nghiêm trọng thật đấy! Vì vậy, tất cả những con chó bị cắn đều nên tới gặp bác sĩ thú y.

Chấn thương do vết cắn nhỏ có thể chỉ gây tổn thương da hoặc trầy xước bề mặt. Những vết cắn sâu hơn hoặc mạnh hơn có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các cấu trúc bên dưới và thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Ngoài ra, vết cắn rất bẩn nên thường đòi hỏi phải được làm sạch và kháng sinh tốt. Đôi khi, tổn thương bên dưới vết thương có thể mất một thời gian mới xuất hiện.

Ví dụ, chấn thương đối với mỡ và cơ dưới da xuất hiện trong vài giờ hoặc vài ngày sau chấn thương ban đầu; trong trường hợp đó, chó thường phải đến bác sĩ thú y nhiều lần và đôi khi phải tiến hành phẫu thuật hoặc thăm khám chăm sóc vết thương.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào những thứ bạn có thể làm ở nhà để giảm thiểu thương tổn cho chó.

Tại sao chó lại bị cắn?

Chó bị cắn có thể do nhiều nguyên nhân. Động vật rất hay đánh nhau vào lần đầu chúng gặp mặt. Những nguyên nhân khác có thể bắt nguồn từ sự thống trị, thứ bậc, xung đột trong tranh chấp thức ăn, sự chú ý từ chủ nuôi hoặc chiếm đóng lãnh thổ. Chó của bạn có thể là nạn nhân hoặc thủ phạm nhưng kết cục cuối cùng là bị thương.

Cách sơ cứu vết thương cho chó tại nhà

Các phương pháp điều trị cụ thể cho vết cắn phụ thuộc vào mức độ và độ sâu của chúng. Rất khó để có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích trực tuyến hoặc qua điện thoại nếu không biết mức độ thương tổn chi tiết. Điều tốt nhất bạn nên làm là đưa chó tới bác sĩ thú y.

Nếu bạn không thể đưa chó tới phòng khám ngay, bạn có thể sơ cứu vết thương cho chó như sau:

  • Cẩn thận xem xét độ sâu, lượng máu chảy và những dấu hiệu thương tổn khác. Chó có thể bị đau, nên hãy đặc biệt cẩn trọng nếu bạn không muốn bị cắn oan.
  • Nếu vết thương đang chảy máu, lấy một chiếc khăn sạch và đè chặt vào chỗ đó.
  • Nếu vết thương nhẹ (không nghiêm trọng), bạn có thể cắt phần lông xung quanh vết thương. Cẩn thận không để lông dính vào vết thương của chó. Sau đó, bạn có thể dùng gel KY vô trùng để bảo vệ vết thương sau khi cắt lông. Lông sẽ dính vào gel thay vì vào vết thương của chó.
  • Kiểm tra mức độ nghiêm trọng của vết thương. Nếu nó sâu (ví dụ sâu hơn độ dày của da), và chảy máu nhiều hoặc sâu tới vài cm thì hãy tới gặp bác sĩ thú y. Vết cắn sâu như vậy cần được kiểm tra chuyên sâu và thường phải khâu lại.
  • Nếu bạn không thể cho chó đi khám được thì phải làm sạch vết thương với nước ấm. Hãy rửa vết thương thật sạch nhưng đừng rửa quá nhiều nước. Nếu có ống tiêm, thì hãy bơm nước vào rồi phun lên vết thương. Mục đích của hành động này là dùng áp lực nước để rửa trôi những mảnh vụn và vết bẩn từ vết thương.
  • Nước hoặc nước muối là những nguyên liệu có sẵn để làm sạch vết thương. Chủ nuôi thường thắc mắc họ có thể sử dụng peroxide hoặc những phương pháp làm sạch khác hay không. Peroxide chỉ làm sạch những vết thương nông và không được dùng với những vết thương sâu hoặc dưới da.
  • Ngoài ra, Peroxide chỉ nên dùng một lần vì chúng sẽ làm giảm thời gian hồi phục vết thương. Hơn thế nữa, bạn cũng không được dùng peroxide ở cổ hoặc đầu của chó, nó có thể làm tổn thương mắt nếu không may vô tình lọt vào mắt chó của bạn trong quá trình vệ sinh.
  • Sau khi bạn đã vệ sinh vết thương sạch sẽ, dán băng rồi quấn bằng gạc. Nếu vết thương vẫn hở, bác sĩ thú y sẽ dùng loại băng chuyên dụng là “Telfa”. Băng được làm từ chất liệu tương tự như gạc và được tẩm một loại chất làm nó không dính vào vết thương của chó.
  • Thông thường người ta sẽ đặt Telfa lên vết thương, sau đó phủ một ít vải thấm lên trên nếu vết thương chảy ra nhiều dịch, cuối cùng sử dụng vải thun hoặc vật liệu khác để quấn và giữ băng cho chó.
  • Nếu bạn quấn băng trên chân chó, hãy chú ý đừng quấn chặt quá. Thỉnh thoảng kiểm tra ngón chân chó, nếu bị sưng thì bạn nên tháo ra hoặc nới lỏng băng.
  • Quan sát chó nhà bạn: Nếu chúng chỉ bị thương trên bề mặt da và vẫn sinh hoạt bình thường thì được coi là tạm ổn (ăn uống khỏe, không nôn mửa hoặc tiêu chảy, không có vấn đề về việc đi vệ sinh).
  • Tuy nhiên. nếu chó bị khó thở, mệt mỏi, nôn mửa hoặc tiêu chảy, hay không ăn, bạn nên đem cún cưng tới gặp bác sĩ thú y.
  • Giảm sự chú ý của chó tới vết thương bằng cách che chúng lại. Nếu chó của bạn vẫn động tới vết thương, hãy cho chúng đeo vòng cổ chống liếm.
  • Bạn cũng có thể bọc vết thương bằng cách cho chó mặc áo. Chó nhỏ có thể mặc những chiếc áo phông ngắn.
  • Đơn giản chỉ cần cho đầu chó qua cổ áo và chân trước của nó qua hai ống tay của áo. Áo phông có thể che những vết thương ở hai bên cơ thể mà băng gạc khó có thể che chắn được.
  • Nếu bạn thấy dịch tiết hoặc chất lỏng chảy qua băng, hãy thay băng và kiểm tra vết thương. Thường xuyên kiểm tra và thay băng 8 giờ một lần.
  • Nếu vết thương trông sạch sẽ, khô ráo và đóng vảy lại sau một thời gian, bạn không cần băng nữa. Hãy chắc chắn rằng chó của bạn có thể liếm vết thương sau khi tháo băng.
  • Bạn nên thay băng thường xuyên từ một đến ba lần mỗi ngày cho đến khi vết thương lành.
  • Dấu hiệu nhiễm trùng vết thương bao gồm sưng, đau, đỏ và tiết dịch. Theo dõi những dấu hiệu đó, đặc biệt là chất dịch có máu hoặc màu vàng.
  • Đo nhiệt độ của chó hai ngày một lần nếu có thể. Nhiệt độ bình thường của chó dao động xấp xỉ từ 38 độ C tới 39 độ C. Nếu chó có bạn có nhiệt độ cao hơn 39.5 độ C, hay liên lạc với bác sĩ. Xem thêm: Cách đo nhiệt độ cho chó tại nhà
  • Điều quan trọng: Nếu chó bị đau và bạn nhận thấy những vết sưng hoặc dịch tiết có mùi hôi và đỏ ửng lên (hoặc không), hay chó không chịu ăn hoặc mệt mỏi, HÃY ĐƯA BÉ ĐẾN TRẠM THÚ Y.
  • Những vết cắn là những “vết thương bẩn” nên chó mắc phải tình trạng này cần được uống kháng sinh.
  • Nếu chó của bạn có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào được đề cập ở trên, bác sĩ thú y của bạn sẽ thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán và đưa ra khuyến nghị điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu lâm sàng.

Cách sơ cứu vết thương của chó sau khi cắn nhau với đồng loại là việc rất cần thiết để đảm bảo chó của bạn vẫn khỏe mạnh. Nếu khu bạn ở có nhiều chó dữ, hãy hạn chế để cún cưng đi dạo ở bên ngoài, hoặc chỉ đi dạo khi có bạn bên cạnh. Nếu bạn cần được hỗ trợ ngay lúc này, gọi ngay 0707.76.07.96 để PetshopSaigon.vn tận tâm phục vụ bạn ạ!

📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ

📍 Tư vấn trực tuyến tại: m.me/PetShopSaigon.vn

Pet Shop Sài Gòn là cửa hàng cung cấp thức ăn cho chó, thức ăn cho mèo, cát vệ sinh, sữa tắm cho chó, sữa tắm cho mèo, phụ kiện sỉ lẻ hàng đầu tại TP.HCM.

Shop cho chó: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-cho

Shop cho mèo: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-meo

Shop thú y: https://petshopsaigon.vn/danh-muc/shop-thu-y

MUA NGAY nhận 🔰 FREE Ship 🔰 Giảm giá SHOCK 🔰 Quà tặng HẤP DẪN