Bị chó cào chảy máu có sao không? – Miao Lands

Khi đùa giỡn với chó, việc chúng nhảy chồm lên và ôm lấy bạn rất thường xảy ra, vì sao ư? Đó là vì chúng rất quý mến bạn hoặc củng có thể là do bạn đẹp ^^. Đôi khi việc nhảy xồm lên lại khiến chó “vô tình” mất kiểm soát và quẹt móng lên da bạn, bạn đổ máu và trong đầu bắt đầu có nhiều suy nghĩ

Chết rồi, chó cào chảy máu thì phải xử lý như thế nào đây? Điều này có gây ra bệnh dại hay không? Có nên đi bác sĩ để tiêm phòng không nhỉ? Đừng quá lo lắng, hãy bình tình giành ra 2 – 3 phút để đọc bài viết này, sẽ có rất nhiều thông tin hữu ích cho bạn đấy

Những bước cần xử lý khi bị chó cào chảy máu

1️⃣ Nhiễm trùng da khi bị chó cào và nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác

Đầu tiên, chúng ta đều đồng ý chó đi bằng bốn chân, chúng sẵn sàng đào bới, cào cấu khắp nơi nên móng chân của chó “rất bẩn”. Trong móng của chúng có thể chứa nhiều loại vi khuẩn, nấm và có thể lây truyền sang cho con người nếu chó cào bạn và tạo ra vết thương hở. Một triệu chứng khá nguy hiểm khi bị chó cào chảy máu đó là có thể gây ra uốn ván

Hầu hết chúng ta đều lầm tưởng bệnh dại và các bệnh khác sẽ lây truyền qua con người, khi nước dãi của chó tiếp xúc với vết thương hở hoặc vết máu trên cơ thể con người. Nên khi bị chó cào, thì đâu có dính nước miếng – đâu sợ bị các bệnh này phải không?

Tuy nhiên, bạn có bỏ quên điều gì không? Chó thường xuyên liếm bàn chân của chúng và móng cũng bao gồm trong đó. Vậy thì khả năng gây ra các bệnh nguy hiểm như dại, MRSA hoặc Capnocytophaga khi bạn bị chó cào chảy máu là điều hoàn toàn có thể xảy ra

2️⃣ Vậy có khả năng nào bị bệnh dại hay không?

Đây chắc hẳn là một câu hỏi mà bạn rất lo lắng! Mặc dù khả năng bị dại khi bị chó cào là rất thấp nhưng không phải là không xảy ra. Virus gây bệnh dại thường lây lan qua việc tiếp xúc với nước bọt hoặc mô não của động vật bị nhiễm bệnh dại, tuyệt nhiên nó không thể lây lan qua da nếu chúng ta không có vết thương nào trên người

Vậy chúng ta sẽ có khả năng mắc bệnh dại nếu bị chó cào khi nào? Đó là khi tất cả các yếu tố bên dưới xảy ra vào cùng một thời điểm

– Chó cào bạn đang mắc bệnh dại – Chó bị dại vừa liếm chân của chúng và virus dại từ nước dãi có mặt ở chân – Chó mắc bệnh dại vừa liếm chân sau đó cào bạn gây ra một vết thương hở hoặc chảy máu

👉 Đó chính là trường hợp đen đuổi nhất sẽ khiến bạn bị dại khi bị chó cào. Rất rất hiếm, nhưng củng không nên chủ quan trong tình huống này

– Nếu là chó nhà hãy suy nghĩ kỹ xem bạn đã tiêm vắc-xin phòng dại cho chó chưa? Gần đây chó có được thả ra đường hay không (khi thả ra đường chúng sẽ có khả năng tiếp xúc với động vật bị dại hay không)? – Nếu là chó nhà hàng xóm: hãy đến hỏi người hàng xóm của mình hai câu hỏi tương tự như ở phần chó nhà nhé – Nếu là chó hoang: tốt nhất là đi tiêm phòng ngay và luôn cho chắc ăn

Bị chó cào chảy máu có nguy hiểm hay không

3️⃣ Các bước xử lý khi bị chó cào như thế nào

Thông thường các vết xước của động vật có vẻ như vô hại nhưng đôi khi chúng lại chuyển thành những vết nhiễm trùng nghiêm trọng khi gây chảy mảu. Các vết cấu (không tạo thành lằn) trông thì có vẻ ít nguy hiểm, vì không gây chảy máu quá nhiều nhưng lại là mối nguy hiểm tiềm tàng nhất vì chúng cắm sâu vào thịt

Khi bị chó cào chúng ta sẽ chia thành hai trường hợp khác nhau, bạn hãy xem trường hợp nào phù hợp với hoàn cảnh của bạn bây giờ và tìm cách xử lý nhé

Trường hợp 1: Nếu là chó nhà hoặc chó hàng xóm “lành tính” đã tim phòng đầy đủ vắc-xin dại (Mức độ: Trung bình)

– Nếu vết xước chảy nhiều máu, hãy dùng khăn sạch đè lên cho đến khi máu ngừng chảy. Khi máu đã ngừng chảy, hãy rửa vết thương thật sạch bằng xà phòng và nước trong ba phút. Sau đó, làm sạch và khô da, bôi một ít thuốc mỡ kháng sinh và băng vết thương lại

– Hãy theo dõi diễn biến của vết xước xem có bị dấu hiệu nhiễm trùng hay không bao gồm các dấu hiệu như: tăng nhiệt độ, đỏ, sưng, đau nhức hoặc tạo các vệt đỏ trên da. Theo dõi trong ít nhất 72 giờ, nếu gặp bất kỳ những triệu chứng nào đã nêu ở trên hãy đến bệnh viện để theo dõi ngay lập tức

Trường hợp 2: Nếu là chó hoang hoặc vết cào xuyên thủng sâu, chảy nhiều máu hoặc nghi ngờ chó đã liếm chân từ trước, các vết cào vào đầu, mặt, cổ, tay hoặc bộ phận sinh dục (Mức độ: Nguy hiểm)

– Thực hiện cầm máu, rửa sạch vết cào và sát khuẩn sơ bộ, nhanh chóng đi tiêm vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay khi có thể. Theo dõi cá thể chó đã cào bạn chảy máu sát sao trong vòng 15 ngày xem chúng có biểu hiện gì lạ thường hay không. Đồng thời theo dõi độ nhiễm trùng của vết xước bằng các dấu hiệu tăng nhiệt, đỏ, sưng, đau nhức… như trên

4️⃣ Nên tiêm phong dại ở đâu tốt nhất?

Mặc dù bị chó cào có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng thứ chúng ta sợ nhất vẫn chính là “bệnh dại” vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người

Trong điều kiện bạn cảm thấy bất an về việc bị chó cào dẫn đến chảy máu, dù biết là chó “lành” nhưng vẫn mang tâm lý sợ sệt không biết có bị dại hoặc các bệnh nguy hiểm khác hay không? Thì lời khuyên tốt nhất cho bạn chính là đi đến các trung tâm tiêm phòng dại uy tín để tiêm vắc-xin ngừa bệnh. Dĩ nhiên rồi an toàn vẫn là trên hết, thà bỏ một ít thời gian còn hơn là làm biếng mà dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng

Do đó, mình sẽ đề nghị cho bạn một số nơi tiêm phòng dại uy tín để nếu được thì bạn sắp xếp đi cho an tâm nhé. Hầu hết, đều là các bệnh viện hoặc viện nghiên cứu có tiếng từ lâu đời nên bạn có mạnh dạn mà đi thôi

  • Ở Hồ Chí Minh: Viện Pasteur, bệnh viện Nhiệt Đới
  • Ở Hà Nội: Trung tâm tiêm chủng viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương, Trung tâm y tế dự phòng thành phố Hà Nội, Phòng tiêm chủng SAFPO
  • Ở Đà Nẵng: Trung tâm tiêm chủng VNVC, Trung tâm y tế dự phòng thành phố Đà Nẵng
  • Khu vực khác: Ban lên Google tìm kiếm với từ khóa “tiêm phòng dại + vị trí bạn đang ở” và tìm các trung tâm, bệnh viện uy tín để điều trị nhé

Một số bài viết liên quan

👉 Hướng dẫn từ A – Z các bước phải làm khi chó bị tiêu chảy 👉 Giải quyết chó biếng ăn (thành công 95%) 👉 Cần phải làm gì khi chó bị hóc xương

Như vậy mình đã hướng dẫn khá chi tiết về các rủi ro, củng như các bước xử lý khi bị chó cào dẫn đến chảy máu. Hy vọng sẽ giúp ít được bạn ít nhiều trong việc điều trị. Và hãy lưu ý giúp mình! Bất cứ khi nào bạn cảm thấy lo lắng kể cả khi vết cào không chảy máu hãy đến gặp bác sĩ để tư vấn hoặc tiêm phòng – vì phòng bệnh lúc nào củng hơn chữa bệnh cả