Cảnh báo nguy hiểm khi cho trẻ dùng thuốc sài, thuốc cam không rõ nguồn gốc | VTV.VN

Bài này Nhà Xinh Plaza sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Có nên cho trẻ uống thuốc sài hot nhất hiện nay được quan tâm nhiều nhất, đừng quên chia sẻ kiến thức rất hay qua bài viết này nhé!

Trường hợp đầu tiên là bệnh nhi Đ.Y.N. (3 tháng tuổi, trú tại Nam Thanh, Tiền Hải, Thái Bình) vào viện với lí do vàng da.

Theo lời kể của gia đình, bệnh nhi có biểu hiện quấy khóc nhiều nên gia đình đã cho đánh sài kết hợp với uống thuốc sài. Sau đó, gia đình thấy bệnh nhi vàng da tăng lên đã cho đến Bệnh viện Nhi Thái Bình khám bệnh.

Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhi bị viêm gan theo dõi ngộ độc thuốc sài.

Xem thêm:: Cách Trồng Cây May Mắn Trái Tim, Cách Trồng Cây May Mắn Hình Trái Tim – Thành Phố Vũng Tàu – Website Review Dịch Vụ Số 1 Tại Vũng Tàu

Trường hợp thứ 2 là bệnh nhi N.A.T. (6 tháng tuổi, trú tại Tiền Hải, Thái Bình) vào viện do da xanh kèm đại tiện phân lỏng nhày.

Gia đình bệnh nhi cho biết: Khi thấy bệnh nhi có biểu hiện đi ngoài phân lỏng nhày gia đình đã tự ý mua thuốc cam cho uống. Ngày 9/8, sau khi sử dụng thuốc cam nhưng bệnh nhi không đỡ, gia đình đã đưa đến Bệnh viện Nhi Thái Bình khám và điều trị.

Tại bệnh viện, sau khi thăm khám và làm xét nghiệm, bệnh nhi được chẩn đoán: Tiêu chảy nhiễm khuẩn/thiếu máu nặng nghi ngờ do ngộ độc thuốc cam.

Xem thêm:: Tổng hợp 10+ cách nấu rau cải cúc tốt nhất bạn nên biết

Cả 2 bệnh nhi đã được tiến hành làm xét nghiệm định lượng kim loại nặng trong máu đồng thời lấy mẫu thuốc cam 2 đang sử dụng để chụp X-quang. Trên phim chụp X-quang 2 mẫu thuốc cho thấy hình ảnh cản quang do thuốc có chứa kim loại nặng gây tình trạng ngộ độc cho trẻ sau khi sử dụng.

Hiện tại, sau khi điều trị tại bệnh viện, 2 bệnh nhi đã ổn định và có những tiến triển rõ ràng.

Theo các bác sĩ, thuốc cam, sài không rõ nguồn gốc thường được các gia đình tin tưởng là thuốc bổ, chữa được mọi loại bệnh, giúp trẻ tăng cân, chữa lở loét, viêm nhiễm, tiêu chảy… Tuy nhiên, loại thuốc này có thể chứa các kim loại nặng gây ngộ độc đặc biệt nguy hiểm là kim loại chì.

Xem thêm:: Bằng kỹ sư tiếng Anh là gì? Các vấn đề liên quan đến kỹ sư

Chì là 1 chất rất độc hại cho sức khỏe gây ra nhiều bệnh lí về thần kinh, huyết học, dạ dày, đường ruột, tim mạch và thận. Biểu hiện của ngộ độc chì rất đa dạng từ cấp tính đến mạn tính, lâu dài, không điển hình như: nôn, đau bụng, chán ăn, da xanh xao, cơ thể gầy yếu do thiếu máu chậm phát triển nhận thức, tinh thần, mệt mỏi, khó chịu… hàm lượng chì cao gây biểu hiện cấp tính ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ như: tăng kích thích, co giật, liệt, hôn mê, tử vong.

Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo: Phụ huynh hãy bình tĩnh, tỉnh táo, đừng vì lo sợ về dịch bệnh COVID-19 mà một số cha mẹ chọn cách không đưa con tới bệnh viện khám, để con ở nhà và tự dùng thuốc không rõ nguồn gốc dẫn đến các hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển và tính mạng của trẻ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!