Công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường trong thời kỳ quá độ Nguyễn Thái Sơn – Tạp chí Cộng sản | Tư liệu văn kiện Đảng

Công nghiệp hóa hiện đại hóa có tác dụng gì hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi, đừng quên chia sẻ bài viết này nhé

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với phát tiễn kinh tế tri thức

Từ Đại hội Đảng lần thứ III, Đảng ta luôn coi công nghiệp hóa (CNH) là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). Đảng ta xác định thực chất của CNH xã hội chủ nghĩa là ”Quyết tâm thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện phân công mới về lao động xã hội là quá trình tích lũy xã hội chủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng”. Quan điểm này tiếp tục được các kỳ Đại hội Đảng tiếp theo củng cố và mở rộng.

CNH là một giai đoạn tất yếu của mỗi quốc gia. Đối với nước ta, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, muốn tiến lên CNXH, nhất thiết phải trải qua CNH. Công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) giúp phát triển lực lượng sản xuất, làm thay đổi căn bản công nghệ sản xuất, tăng năng suất lao động. Đây là thời kỳ tạo tiền đề vật chất để không ngừng củng cố và tăng cường vai trò của kinh tế nhà nước trong điều tiết sản xuất và dẫn dắt thị trường. Đồng thời, CNH-HĐH là động lực phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện tăng cường củng cố an ninh-quốc phòng và là tiền đề cho việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân công và hợp tác quốc tế.

Trong quá trình CNH-HĐH, nước ta có thuận lợi cơ bản là nước đi sau, có thể học hỏi được kinh nghiệm thành công của những nước đi trước và có cơ hội rút ngắn thời gian thực hiện quá trình này. Trước đây, nước Anh thực hiện CNH đầu tiên, phải mất 120 năm; nước Mỹ đi sau, chỉ mất 90 năm; sau nữa là Nhật Bản xuống còn 70 năm; và các nước công nghiệp mới (NICs) có hơn 30 năm. Việt Nam thực thực hiện quá trình này trong bối cảnh loài người đang bắt đầu chuyển sang phát triển kinh tế tri thức (KTTT), với sự bùng nổ của tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ gen, công nghệ nano, công nghệ vật liệu mới… đúng như tiên đoán của C. Mác và Ph. Ăng-ghen từ giữa thế kỷ XIX: ”Tri thức sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”. Đây chính là cơ hội lịch sử hiếm hoi mà thời đại tạo ra để các nước đi sau như Việt Nam rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước đi trước. Việc chuyển nền kinh nước ta sang hướng phát triển dựa vào tri thức trở thành yêu cầu cấp thiết không thể trì hoãn.

Chính vì thế, tại Đại hội lần thứ IX, lần đầu tiên, Đảng ta đã ghi vào văn kiện luận điểm quan trọng về phát triển KTTT ”Đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những ngành và lĩnh vực then chốt để tạo bước nhảy vọt về công nghệ và kinh tế, tạo tốc độ tăng trưởng vượt trội ở những sản phẩm và dịch vụ chủ lực. Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa ngay từ đầu và trong suốt các giai đoạn phát triển. Nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh tế- xã hội, từng bước phát triển KTTT ở nước ta”. Tới Đại hội X, việc phát triển KTTT được thể hiện rõ với tư cách là một yếu tố cấu thành đường lối CNH-HĐH đất nước: ”Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH-HĐH đất nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển KTTT, coi KTTT là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH-HĐH. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại”. Và Đại hội XI, với định hướng chiến lược cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng, sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững, Đảng ta tiếp tục khẳng định: ”phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển KTTT, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước”.

Từ một nền kinh tế nông nghiệp đi lên CNXH, trong bối cảnh toàn cầu hóa, chúng ta phải tiến thành đồng thời hai quá trình: Chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp (CNH-HĐH); chuyển từ kinh tế nông-công nghiệp lên KTTT. Trong khi ở các nước đi trước, đó là hai quá trình kế tiếp nhau, thì ở nước ta, tận dụng cơ hội là nước đi sau, hai quá trình này được lồng ghép với nhau, kết hợp các bước đi tuần tự với các bước phát triển nhảy vọt, tức là gắn CNH-HĐH với phát triển KTTT.

Xem thêm:: [Kinh nghiệm] Hướng dẫn cách chăm sóc da sau khi lột trắng an toàn

Năm 2000, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đưa ra định nghĩa: ”KTTT là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, tạo ra việc làm trong tất cả các ngành kinh tế”. Khác với nền kinh tế công nghiệp, chủ thể là công nhân với các công cụ cơ khí, cho năng suất lao động cao; còn nền KTTT, chủ thể là công nhân trí thức với công cụ là tạo ra tri thức, quảng bá tri thức và sử dụng tri thức. Phát triển KTTT nước ta là thực thi chiến lược vận dụng tri thức mới vào tất cả các ngành kinh tế, làm tăng nhanh giá trị của sản phẩm; giảm tiêu hao tài nguyên và lao động. Nước ta xác định, KTTT là công cụ hàng đầu để rút ngắn thời gian thực hiện quá trình CNH-HĐH.

Nội dung trung tâm của thực hiện CNH-HĐH gắn với phát triển KTTT là lựa chọn để có thể bỏ qua một số thế hệ công nghệ trung gian, đi thẳng vào công nghệ cao, công nghệ mới nhằm nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp dịch vụ có hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cao. Trong ”Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020, ngoài một số mục tiêu khối lượng như: tăng trưởng GDP bình quân 7-8%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD… còn có một số chỉ tiêu về chất lượng, như là những nấc thang trên lộ trình CNH-HĐH, phát triển KTTT. Cụ thể là: tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP; giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt 45% GDP; yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt 35%; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5-3%/năm; giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 30-35%…

Để đạt những chỉ tiêu trên điều tiên quyết là phải cơ cấu lại sản xuất công nghiệp theo hướng tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm. Đồng thời phải sử dụng tri thức mới để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như công nghệ thông tin, khai khoáng, luyện kim, hóa chất, chế biến nông sản, năng lượng… và đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn bằng cách đổi mới công tác đào tạo nhân lực, đưa tri thức sản xuất, kinh doanh, tri thức khoa học công nghệ đến với người nông dân; sử dụng công nghệ sinh học làm gia tăng giá trị các mặt hàng nông-lâm-thủy sản.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nước ta có được sự lựa chọn rộng rãi để tăng nhanh hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm. Chúng ta cần phải đẩy mạnh việc sử dụng những tri thức mới của nhân loại bằng nhiều hình thức khác nhau, như nhập khẩu trực tiếp công nghệ; nhập khẩu công nghệ gián tiếp qua thu hút đầu tư; mua bằng sáng chế hay mời chuyên gia nước ngoài vào làm việc. Nhưng điều quan trọng hơn, ngoài phần nhập khẩu công nghệ cứng như nói ở trên, cần chủ động học hỏi và nhập khẩu những công nghệ mềm như công nghệ quản lý, kinh nghiệm sử dụng nhân tài, đổi mới thể chế kinh tế… và đổi cách cải tiến để thích nghi với điểu kiện nước ta. Công nghệ và tri thức của nhân loại sau một thời gian luôn bị thay thế bởi công nghệ và tri thức mới, do đó việc tiếp cận với chúng là liên tục và không có điểm dừng. Đây là điều kiện để chúng ta rút ngắn quá trình CNH-HĐH gắn với việc vận dụng tri thức mới vào tất cả các ngành kinh tế.

Như trên đã nói, chúng ta phải đồng thời lồng ghép 2 qua trình là CNH-HĐH và phát triển KTTT, do đó phải kết hợp các bước đi tuần tự với các bước phát triển nhảy vọt, với các đề xuất sau:

Một là, xây dựng 2 trung tâm quốc gia về công nghệ cao ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, lấy đây là đầu tàu, là mô hình tiêu biểu cho phát triển công nghệ của cả nước và là nơi thu hút, nuôi dưỡng công nghệ và tri thức mới của nhân loại.

Hai là, đẩy nhanh quá trình xây dựng thị trường khoa học-công nghệ theo hướng mọi tri thức, công nghệ đều được trao đổi, mua bán, chuyển giao thuận lợi trên thị trường, được nuôi dưỡng bằng tinh thần cạnh tranh bình đẳng.

Xem thêm:: Top 10 Địa Chỉ Mua Bán Xe Đạp Điện Cũ Hà Nội Uy Tín

Ba là, sử dụng công cụ tín dụng và thuế nhằm khuyến khích các doanh nghiệp bỏ qua các thế hệ công nghệ trung gian, đi thẳng vào các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao.

Bốn là, tạo môi trường thuận lợi để các tập đoàn xuyên quốc gia không chỉ đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mà còn xây dựng cả cơ sở đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực chất lượng cao, thành thạo kỹ năng nghề nghiệp.

Năm là, khuyến khích du học sinh ra nước ngoài học tập và có chính sách đãi ngộ thích đáng để thu hút số du học sinh này về nước làm việc hay lập nghiệp.

Sáu là, cần có một chiến lược phát triển khoa học-công nghệ với những bước đi thích hợp. Ở giai đoạn đầu, hướng về sự tiếp cận, tiếp thu, chuyển giao công nghệ mới, trong đó ưu tiên xây dựng các khu công nghệ cao cấp vùng để thu hút công nghệ mới. Hình thành một số cơ sở nghiên cứu-ứng dụng đủ sức tiếp thu, cải tiến công nghệ và sáng tạo công nghệ mới gắn sản xuất kinh doanh. Giai đoạn tiếp theo sử dụng cơ chế tài chính khuyến khích đối tác nước ngoài hợp tác với cơ sở trong nước trong phát triển công nghệ mới. Trên nền tảng đó, tạo ra năng lực nghiên cứu nội sinh giúp các nhà khoa học và cơ sở sản xuất trong nước tiến tới vận dụng và làm chủ những công nghệ và tri thức mới của nhân loại.

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa với bảo vệ môi trường

Sau 25 năm đổi mới, nước ta đã vượt qua ngưỡng nước nghèo vào 2010, bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vượt bậc ấy, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về môi trường. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nước ta có gần 4000 cơ sở sản xuất, hơn 1500 làng nghề gây ô nhiễm, hơn 200 KCN cần được kiểm soát về khả năng gây ô nhiễm. Thực tế là, ô nhiễm nguồn nước, không khí đang lan rộng không chỉ ở các KCN, khu đô thị, mà ở cả nhũng vùng nông thôn; đa dạng sinh học tiếp tục bị suy giảm; biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ra triều cường và những hậu quả khôn lường; thành quả phát triển của nhiều địa phương trong nhiều năm chỉ sau một đợt thiên tai có thể bị xóa sạch.

Trước tình hình đó, ngày 15-11-2004, Bộ Chính trị có Nghị quyết 41- NQ/TW “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước” đã khẳng định bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH. Năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi trường. Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, nội dung BVMT được nâng lên một tầm cao mới, gắn chặt với quá trình CNH-HĐH: ”Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và các chương trình dự án đầu tư”. Một điểm mới so với Đại hội X là đưa thêm nội dung ”chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch”.

Xem thêm:: Điểm danh 19 em có chắc không hay nhất

Quá trình CNH-HĐH đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết đối với môi trường. Chỉ tiêu tăng GDP gấp 2,2 lần trong 10 năm tới với mức tăng trưởng công nghiệp hằng năm 13% sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng ô nhiễm ở các KCN và vùng đô thị; việc CNH-HĐH các ngành công nghiệp nặng gây ra những ảnh hưởng không thể bỏ qua với môi trường. Số liệu của Ủy ban KH-CN-MT của Quốc hội cho thấy, mới có 60 KCN có trạm xử lý nước thải tập trung (chiếm 42% số KCN đã vận hành). Mỗi ngày, các KCN thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải độc hại ra môi trường. Hầu hết các cụm, điểm, KCN chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn môi trường.

Đẩy mạnh tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn là động lực lớn phát triển các làng nghề. Theo thống kê, cả nước có gần 1500 làng nghề và tạo ra 11 triệu việc làm thường xuyên và không thường xuyên. Tuy nhiên do sản xuất tự phát, sử dụng công nghệ lạc hậu nên phần lớn các làng nghề gây ô nhiễm môi trường. Một cuộc khảo sát của Bộ Y tế tại 3 tỉnh Nam Định, Bắc Ninh, Hưng Yên đã cho kết luận, hầu hết các làng nghề không có hệ thống xử lý nước thải và kiểm soát chất thải rắn.

CHH-HĐH sẽ kéo theo đô thị hóa. Dân số đô thị năm 1996 là 19%, năm 2010 đạt 30% và dự kiến tăng lên 45% vào 2020. Đây thực sự là sức ép lớn về môi trường trong quản lý đô thị. Theo nghiên cứu của Bộ KH-CN, các đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Việt Trì, Ninh Binh, Quy Nhơn, Nha Trang, Biên Hòa… là những tụ điểm phát thải các chất độc hại. Riêng Hà Nội, mỗi năm thải vào môi trường nước khoảng 3.600 tấn chất hữu cơ, 320 tấn dầu mỡ, hàng chục tấn kim loại nặng…

Song song với quá trình CNH-HĐH, chúng ta đang phải chịu những áp lực về thay đổi cấu trúc và mô hình phát triển do sự cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường ngày càng lộ rõ. Do đó, các mối quan tâm về môi trường cần được lồng ghép ngay từ quá trình ra các quyết định về phát triến kinh tế và xã hội. Có nghĩa là, cần cụ thể hóa nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường, tiếp cận mô hình tăng trưởng xanh đã được đề cập trong văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ XI. Trong đó, Nhà nước cần dành sự quan tâm đặc biệt để xây dựng năng lực nội sinh nhằm sử dụng và phát triển các công nghệ tiết kiệm tài nguyên, nguyên liệu, năng lượng…; vì đây là động lực chủ yếu để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng phát triển bền vững. Một nghiên cứu của VCCI cho thấy, có khoảng trên 70% máy móc thiết bị ở nước ta sử dụng công nghệ cũ; 70% đã khấu hao hết và gần 50% là máy móc cũ, hoặc vừa mới tân trang được nhập vào. Thực tế này là một thách thức đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị lớn nhằm tạo ra bước đột phá lớn trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Bước đột phá ở đây là chuyển đổi quyết liệt từ cơ chế nặng về ”bao cấp”, ”xin cho” sang cơ chế kinh tế hóa, tài chính hóa trong quản lý tài nguyên, môi trường. Thực tế hiện nay, nhà nước bỏ ra rất nhiều kinh phí, trang thiết bị và nguồn nhân lực cho công tác điều tra tài nguyên khoáng sản, khí tượng, thủy văn… nhưng thường là cung cấp không hoặc với khoản phí không đáng kể cho các nhà đầu tư. Đó là sự bù đắp không cân xứng dẫn đến không đủ nguồn lực cho công tác quy hoạch tài nguyên và môi trường.

Nhà nước cũng cần sử dụng công cụ tài chính nhằm khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ sạch; sản xuất và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các sản phẩm và bao bì không gây hại hoặc ít gây hại đến môi trường; tái chế và sử dụng các sản phẩm tái chế. Thực tiễn phát triển nước ta trong những năm gần đây khẳng định, chúng ta có đủ năng lực, điều kiện để chuyên đổi thành công sang mô hình phát triển bền vững. Kinh nghiệm phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, cơ khí tự động hóa, công nghệ vật liệu cũng như việc chế tạo thành công các sản phẩm nano, những thành tựu trong công nghệ sinh học, cùng với năng lực sáng tạo trong toán học, vật lý học, hóa học… cho thấy nếu có đủ quyết tâm và cách sáng tạo, phù hợp, chúng ta sẽ nhanh chóng bước vào quỹ đạo phát triển hiện đại mà 21 quốc gia thành viên APEC, trong đó có Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị Thượng đỉnh tại Tokyo tháng 11- 2010, về thực hiện một mô hình tăng trưởng mới, đảm bảo 5 yêu cầu: i) Tăng trưởng cân bằng; ii) Tăng trưởng an toàn; iii) Tăng trưởng bền vững; iv) Tăng trưởng dựa vào trí tuệ; v) Tăng trưởng với lợi ích được chia sẻ công bằng cho tất cả mọi người. Đây phải trở thành điểm xuyên suốt quá trình CNH-HĐH nước ta.

Chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng bền vững là biện pháp hữu hiệu nhất có khả năng phòng ngừa và hạn chế tối đa các tác động xấu đối với môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH. Những yếu kém, khuyết điểm trong công tác bảo vệ môi trường trong thời gian qua chủ yếu là do các cấp các ngành thường nặng về quan tâm tới các chi tiêu tăng trưởng kinh tế, chưa đảm bảo hài hòa, cân bằng trong phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Do đó, cần có sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn Đảng và toàn xã hội về nhận thức và hành động, trong chỉ đạo điều hành và đặc biệt trong tổ chức triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, gắn với phát triển KTTT. Trước hết, tất cả các dự án đầu tư phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, được Bộ hoặc Sở Tài nguyên – Môi trường thẩm định trước khi được phê duyệt. Đồng thời, tăng cường việc kiểm soát ô nhiễm tại nguồn; chú trọng quản lý chất thải, nhất là các chất thải trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ y tế. Khắc phục các khu vực môi trường đã bị ô nhiễm, suy thoái; nâng cao khả năng và nguồn lực điều tra nắm chắc các nguồn tài nguyên để có kế hoạch bảo vệ, khai thác hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học. Nói cách khác, bảo vệ môi trường phải vừa là mục tiêu, vừa là nội dung của quá trình phát triển bền vững.