Phân biệt các loại công tắc 1 cực, công tắc 2 cực, công tắc đảo chiều

Công tắc điện là thiết bị điện có chức năng điều khiển đóng ngắt dòng điện hoặc tổ hợp mạch điện. Trong một mạng điện, một công tắc có thể cùng lúc chuyển trạng thái đóng ngắt cho một hoặc nhiều mạch điện. Việc lựa chọn và sử dụng công tắc điện cần phù hợp với nhu cầu sử dụng và vị trí lắp đặt. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại công tắc mang đến nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và phân biệt các loại công tắc 1 cực, công tắc 2 cực, công tắc đảo chiều.

1. Công tắc 1 cực (công tắc đơn 1 chiều)

Là thiết bị có một hạt công tắc, với thiết kế một phím nhấn công tắc riêng biệt. Có chức năng điều khiển hoạt động của thiết bị mà nó được gắn vào thiết bị cần điều khiển.

Ưu điểm: Thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi lắp đặt tại mọi vị trí. Khi thao tác cũng rất dễ dàng và nhanh chóng. Công tắc đơn một chiều thường dùng để điều khiển đèn hoặc các thiết bị điện hoạt động đơn lập. Khi muốn bật hoặc tắt các thiết bị điện, bạn chỉ cần ấn vào hạt công tắc.

Nhược điểm: Do công tắc chỉ có một phím nhấn nên chỉ sử dụng được cho một thiết bị. Nếu muốn dùng nhiều thiết bị, phải lắp đặt nhiều công tắc. Vừa tốn diện tích, gây mất thẩm mỹ, vừa tốn kém chi phí đầu tư.

2. Công tắc 2 cực (công tắc đôi 1 chiều)

Là loại công tắc có 2 hạt liền nhau cùng nằm trên một mặt thiết bị. Có chức năng bật/tắt 2 thiết bị điện được kết nối. Công tắc đôi 1 chiều tiết kiệm diện tích lắp đặt hơn so với công tắc đơn 1 chiều.

Ưu điểm: Giúp dễ dàng điều khiển được 2 thiết bị kết nối cùng lúc. Đây là loại công tắc phổ biến và được sử dụng nhiều nhất tại các hộ gia đình và văn phòng làm việc. Với thiết kế tinh tế, hiện đại, sản phẩm mang lại nét đẹp sang trọng cho không gian ngôi nhà của bạn.

Nhược điểm: Vì có 2 phím nhấn trên cùng một mặt đế nên phím nhấn của công tắc đôi 1 chiều thường nhỏ hơn so với công tắc đơn. Vì vậy khi sử dụng có chút khó khăn, thao tác cũng không thuận tiện và nhanh chóng bằng.

công tắc 2 cực

3. Công tắc đảo chiều (công tắc 2 chiều)

Công tắc đảo chiều là loại công tắc có cấu tạo 3 chân nối dây tương ứng với 3 chốt, 1 cực động, 2 cực tĩnh để chuyển nối dòng điện. Do cấu tạo có 3 cực nên cách đấu nối và đi dây phức tạp hơn rất nhiều loại công tắc 1 chiều. Tuy nhiên, vai trò và ứng dụng của công tắc đảo chiều rất hữu ích đối với cuộc sống của chúng ta. Bạn chỉ cần hình dung, nếu mạch điện cầu thang không sử dụng loại công tắc 2 chiều thì sẽ không thể bật hoặc tắt một bóng đèn ở chiều ngược lại được.

Công tắc đảo chiều được ứng dụng nhiều nhất trong lắp đặt các mạch điện sử dụng 2 công tắc để điều khiển 1 bóng đèn tại 2 vị trí khác nhau. Ví dụ mạch điện cầu thang, lan can ở các tòa chung cư.

4. Kết luận

Mỗi loại công tắc sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Tùy vào nhu cầu sử dụng, không gian và vị trí lắp đặt để lựa chọn loại công tắc phù hợp. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn đã biết cách phân biệt các loại công tắc 1 cực, công tắc 2 cực, công tắc đảo chiều. Nếu bạn cần được tư vấn kỹ hơn về các loại sản phẩm, hoặc có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ với Cơ điện Vicme qua hotline 096.63.36.096 để được hỗ trợ nhanh chóng. Đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi.

Có thể bạn muốn biết:

Những kiểu công tắc điện phổ biến hiện nay tại Việt Nam

Dimmer là gì? Những ứng dụng của Dimmer trong cuộc sống

Bật tắt bình nóng lạnh nên dùng công tắc hay dùng aptomat?