Tăng sắc tố da: Nguyên nhân, cách điều trị | Vinmec

Tàn nhang, đốm đồi mồi và các mảng da sẫm màu khác có thể trở nên sẫm màu hơn hoặc rõ rệt hơn khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Điều này xảy ra bởi vì melanin hấp thụ năng lượng của các tia cực tím có hại của mặt trời để bảo vệ da khỏi bị phơi nhiễm quá mức. Kết quả thông thường của quá trình này là sạm da, có xu hướng làm tối các khu vực đã bị tăng sắc tố.

Các tế bào da chuyên melanocytes tạo ra lượng sắc tố melanin (tăng sắc tố), làm cho da bị sạm khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Với một số người có làn da trắng, một số tế bào melanocytes sản xuất nhiều melanin hơn những người khác để phản ứng với ánh sáng mặt trời. Tình trạng tàn nhang xảy ra do sự sản xuất melanin không đồng đều này và thường có tính di truyền. Tùy thuộc vào từng loại, nguyên nhân thực tế gây tăng sắc tố rất khác nhau.

Nguyên nhân gây ra tăng sắc tố da cục bộ, có thể bao gồm:

  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
  • Tình trạng viêm da
  • Tình trạng chấn thương da
  • Sự tăng trưởng da bất thường

Một số chấn thương như vết cắt, bỏng hoặc viêm do các rối loạn như mụn trứng cá, lupus cũng có thể gây ra chứng tăng sắc tố da sau khi chúng biến mất. Da của một số người trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với một số loại thực vật như chanh, cần tây….có chứa các hợp chất furvitymarin so với tác động của tia cực tím. Tình trạng này được gọi là viêm da tiếp xúc quang hóa. Làn da sẽ trở nên dày và sẫm màu ở nách, sau gáy với những người mắc chứng rối loạn acnthonis nigricans. Acanthosis nigricans cũng có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Tăng tế bào lentigines là nguyên nhân gây ra sạm da với các đốm hình bầu dục, có màu nâu.

  • Sạm da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là loại sạm da do tăng sắc tố tế bào phổ biến nhất. Phần lớn tình trạng này thường xuất hiện ở những người trung niên và khi bạn càng lớn tuổi thì số lượng càng tăng dần. Những người mắc hắc tố bào có thể có nguy cơ u ác tính cao hơn bình thường mặc dù các hắc tố bào này là lành tính.
  • Sạm da cũng có thể xảy ra do hắc tố bào lentigines nếu có một số rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Peutz-Jeghers (đặc trưng bởi nhiều lentigine trên môi và polyp ở dạ dày và ruột), hội chứng khô da sắc tố và hội chứng đa lentigine (hội chứng LEOPARD). Các bác sĩ có thể loại bỏ chúng bằng phương pháp điều trị đông lạnh (liệu pháp áp lạnh) hoặc liệu pháp laser nếu không có quá nhiều lentigines.