[Giải đáp] Đau đầu nhức đầu có nên gội đầu không?

Gội đầu vừa giúp thư giãn, vừa có tác dụng nâng niu mái tóc bóng khoẻ, mượt mà từ gốc đến ngọn. Nhưng khi bị đau đầu có nên gội đầu không lại là vấn đề sức khoẻ được nhiều người quan tâm. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp ngay sau đây.

Đau đầu có nên gội đầu không?
Ảnh: Đau đầu có nên gội đầu không?

Đau đầu do nguyên nhân gì?

Đau đầu là một triệu chứng phổ biến. Các nguyên nhân gây ra tình trạng này được chia thành 2 nhóm: đau đầu do bệnh lý và đau đầu không do bệnh lý. Cụ thể như sau:

Đau đầu do bệnh lý

  • Viêm xoang: Bệnh nhân viêm xoang có triệu chứng đau ở vùng má, giữa hai lông mày, trong sâu và vùng gáy. Ngoài ra còn kèm theo hắt hơi, hiện tượng chảy dịch, nghẹt mũi, điếc mũi.
  • Đau nửa đầu Migraine: còn gọi là đau thần kinh vận mạch, gặp nhiều hơn ở phụ nữ. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu theo từng cơn, kéo dài hàng giờ hoặc vài ngày, kèm theo các triệu chứng như nôn, buồn nôn, khó chịu với ánh sáng và âm thanh.
  • Tăng nhãn áp glaucoma: đây là bệnh lý về mắt do áp lực thủy dịch trong nhãn cầu tăng cao, tạo áp lực lên mắt và làm tổn thương dây thần kinh thị giác. Căn bệnh này khiến bệnh nhân bị những cơn đau nửa đầu đột ngột và dữ dội, kéo theo buồn nôn, nôn, suy giảm thị lực.
  • Thiếu máu não: đau đầu là dấu hiệu điển hình của bệnh lý này. Đầu tiên là cảm thấy đau nhói ở vùng đầu cố định, rồi lan tỏa khắp đầu. Người bệnh sẽ có cảm giác nặng đầu, đặc biệt khi di chuyển nhiều, suy nghĩ quá mức, cùng với triệu chứng hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng, suy giảm trí nhớ.
  • Khối u não: khoảng 50% bệnh nhân u não thường xuyên xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội, dai dẳng, không rõ nguyên nhân. Cơn đau nhiều hơn khi thức dậy vào buổi sáng, khi ho, lúc tập thể dục hoặc thay đổi tư thế. Đau không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường.

Đau đầu không do bệnh lý

  • Đau đầu do căng thẳng kéo dài, stress, áp lực tâm lý, trầm cảm: đặc điểm là cơn đau tăng dần, nhanh và bất ngờ. Người bệnh cảm thấy bị siết chặt cơ vùng mặt, cổ và da đầu, tăng cảm giác khó chịu xung quanh đầu. Đau tăng lên khi có tiếng ồn.
  • Những người hay thức khuya, ngủ ít, làm việc nhiều với máy tính.
  • Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ trong chu kỳ kinh, phụ nữ sau sinh hay người đang trong giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Bên cạnh đó, cơn đau đầu cũng có thể khởi phát từ 1 số nguyên nhân khác như: Thay đổi thời tiết, tác dụng phụ của thuốc, uống nhiều rượu bia, sử dụng chất kích thích,…

Đau đầu có nên gội đầu không?

Với cơn đau nguyên phát do bệnh lý, bạn vẫn có thể gội đầu nhưng phải lựa chọn thời điểm an toàn trong ngày. Bạn hãy gội đầu vào buổi trưa, từ 10 giờ đến 14 giờ là tốt nhất. Khi đó, tóc có thể khô tự nhiên, khí huyết cũng lưu thông tốt.

Với cơn đau đầu không phải do bệnh lý mà chỉ là vì căng thẳng, hay sinh hoạt không điều độ, bạn có thể gội đầu để cảm thấy thoải mái, thư thái và nhẹ nhàng hơn. Gội đầu sẽ loại bỏ bụi bẩn, giúp tóc sạch sẽ, mượt mà, mềm mại. Việc massage có tác dụng lưu thông tuần hoàn máu, tăng cung cấp oxy lên não, giảm cơn đau đầu và tăng khả năng tập trung trong công việc. Bạn hãy lựa chọn dầu gội từ thiên nhiên vì chúng rất lành tính, không gây tổn thương mái tóc. Đồng thời mùi hương thảo dược sẽ giúp bạn thư giãn, cải thiện sức khoẻ tinh thần vô cùng hiệu quả.

Tuy nhiên, bạn không được gội đầu bằng nước quá lạnh. Khi đó, cơ thể bị hạ thân nhiệt, bạn sẽ cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, choáng váng.

Những khung giờ không nên gội đầu

Sau khi ăn

Sau khi ăn, lượng thức ăn trong dạ dày lớn, cho nên gội đầu ngay sau đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và tiêu hoá thức ăn. Đối với người có bệnh nền tim mạch, gội đầu ngay sau ăn có thể gây tim thiếu máu cục bộ, tai biến mạch máu não.

Khi say rượu

Nếu bạn gội đầu ngay khi say rượu thì dù nước nóng hay nước lạnh cũng đều gây hại sức khoẻ. Gội đầu với nước nóng khiến nhiệt độ trong cơ thể không thoát ra được, nên say càng say hơn. Còn gội bằng nước lạnh dễ làm cơ thể sốc nhiệt, cảm giác tối sầm, chóng mặt và nôn mửa.

Quá khuya

Gội đầu vào ban đêm (sau 9 giờ tối) ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ. Vùng mặt và đầu là nơi dễ nhiễm lạnh, khi gội đầu khuya và để tóc ẩm đi ngủ khiến các dây thần kinh co lại, cản trở lưu thông máu, dẫn đến đau đầu mạn tính. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị đau nửa đầu vào sáng hôm sau. Nếu tiếp diễn lâu dài sẽ gây rối loạn tiền đình, chóng mặt thường xuyên, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc.

Không nên gội đầu về khuya
Ảnh: Không nên gội đầu về khuya

Sau khi vận động mạnh

Khi tập thể dục, cơ thể vận động và tiết mồ hôi, tuyệt đối không được gội đầu ngay lập tức, sẽ dễ bị cảm lạnh. Bạn hãy nghỉ ngơi để cơ thể trở về trạng thái bình thường rồi mới gội đầu.

Mới ốm dậy

Lúc mới ốm dậy, sức đề kháng chưa hồi phục hoàn toàn. Gội đầu khi đó, cơ thể rất dễ lại bị nhiễm lạnh và ốm trở lại, tình trạng bệnh sẽ trầm trọng hơn. Những đối tượng đặc biệt phải chú ý là trẻ nhỏ, người cao tuổi.

Trên đây là những giải đáp hữu ích dành cho bạn khi băn khoăn đau đầu có nên gội đầu không. Câu trả lời là có, nhưng hãy gội vào những thời điểm hợp lý để bảo vệ sức khoẻ của chính mình.

Xem thêm:

  • Khám phá 3 cách gội đầu bằng cây hương nhu trị rụng tóc đơn giản tại nhà
  • 6 loại lá cây dùng để gội đầu chống rụng tóc tại nhà