Làm gì khi bị mẩn ngứa vì đeo trang sức

Bài này Nhà Xinh Plaza sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về đeo nhẫn bị dị ứng hay nhất được tổng hợp bởi Nhà Xinh Plaza, đừng quên chia sẻ bài viết thú vị này nhé!

Làm gì khi bị mẩn ngứa vì đeo trang sức - 1

Dị ứng niken là gì?

Niken (kền) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm da tiếp xúc dị ứng, một phản ứng da do tiếp xúc với một dị nguyên cụ thể. Nó có thể biểu hiện thành những đảm mẩn đỏ, khô và ngứa trông như vết bỏng, vết mụn nước hoặc những vết sẩn khác. Vì niken có thể được tìm thấy trong quần áo, đồ điện tử, một số đồ trang điểm, trang sức và thậm chí thực phẩm, bạn có thể thấy phản ứng ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể như ngứa tai sau khi đeo hoa tai, bàn tay nổi mẩn do bàn phím, hoặc ngứa ở rốn do khuy quần, mặt thắt lưng. Nếu không chắc chắn về nguyên nhân gây ra triệu chứng, hãy đi khám bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia dị ứng để có chẩn đoán chính thức.

Nếu bạn bị dị ứng niken, dưới đây là những điều cần biết.

1. Đồ trang sức duy nhất thực sự không có niken được làm bằng kim loại tinh khiết 100%, như thép không gỉ, bạch kim hoặc vàng.

Xem thêm:: Các bài luận mẫu bằng tiếng anh lop 9 – 123doc

Nếu bạn được chẩn đoán dị ứng niken, thì cần càng tránh xa kim loại càng tốt – điều này nói thì dễ hơn làm, vì như đã đề cập ở trên, kim loại này có mặt trong rất nhiều sản phẩm và rất khó nhận biết một sản phẩm nào đó có chứa niken hay không.

Ví dụ, một số đồ trang sức có thể được mô tả là mạ vàng hoặc không có niken, song chúng vẫn có thể chứa hợp kim niken hoặc hỗn hợp kim loại bên dưới bề mặt.

Ngay cả những món trang sức ghi là vàng 14K hoặc 18K cũng không hoàn toàn an toàn cho những người bị dị ứng. K là viết tắt của karat, nghĩa là phần trăm vàng trong một hợp kim. Vàng 24K là 100% vàng, vàng 18K là 75% vàng và 25% hợp kim, còn vàng 14K là 58% vàng và 42% hợp kim.

Hợp kim có thể chứa niken, vì vậy trang sức vàng 14K hoặc mạ vàng vẫn có thể gây dị ứng. Đối với những người dị ứng với niken, mua những món đồ bằng thép không rỉ y tế, bạch kim, bạc nguyên chất, hoặc vàng 24K sẽ giúp đảm bảo đồ trang sức không gây ra phản ứng trên da. Ngoài ra, trang sức cũng sẽ bền hơn rất nhiều so với đồ mỹ ký.

2. Có thể dùng sơn móng tay không màu làm rào cản chống thôi nhiễm các chất kích ứng trong trang sức.

Xem thêm:: Công dụng của thuốc Pyzacar | Vinmec

Mặc dù các chuyên gia khuyên không nên mang trang sức mỹ ký nếu bạn bị dị ứng với niken, song có thể khó vượt qua sức cám dỗ của những món đồ trang sức siêu cute – nhất là khi chúng lại rất rẻ.

Nếu bạn không muốn (hoặc không thể mua) đồ trang sức thực sự, các chuyên gia khuyên bạn nên sơn lót mặt sau của đồ trang sức bằng ba lớp sơn móng tay không màu, có tác dụng hạn chế lượng chất gây kích ứng thôi nhiễm ra da do nhiệt độ cơ thể và mồ hôi. Sau vài lần đeo trang sức, hãy sơn lại để tiếp tục bảo vệ da

3. Có thể kiểm tra thành phần niken trong đồ trang sức tại nhà.

Với những người bị dị ứng niken, có thể mua bộ thử dimethylglyoxime (giá khoảng 500 nghìn đồng) để phát hiện niken trong đồ trang sức. Nhỏ hai đến ba giọt lên đầu tăm bông và quệt mạnh lên món đồ trong khoảng năm giây. Nếu có niken thì đầu tăm bông sẽ chuyển sang màu hồng.

Xem thêm:: Điểm danh 10+ giải mã hình xăm tốt nhất bạn nên biết

4. Có thể điều trị mẩn ngứa do dị ứng nicken bằng các thuốc không cần đơn.

Nếu bạn bị dị ứng sau khi đeo trang sức, hãy đi khám bác sĩ da liễu khẳng định nguyên nhân là do dị ứng nicken. Đa phần các trường hợp có thể điều trị dị ứng niken bằng corticoid bôi tại chỗ ở vùng nổi mẩn, giúp giảm đỏ và sưng.

Bạn cũng nên bôi kem dưỡng ẩm bảo vệ để bảo vệ vùng khỏi bị kích ứng thêm. Nếu dị ứng nặng hơn, bạn cũng có thể sử dụng thuốc kháng histamin, như Benadryl. Nếu các triệu chứng vẫn còn, hãy đến bác sĩ da liễu để được kê đơn thuốc điều trị.

Cẩm Tú

Theo MSN