Kasapersky cảnh báo Zalo nghe lén người dùng qua Zalo Call

Phần mềm bảo mật Kaspersky Internet Security của Kasapersky đã cảnh báo một file có tên Zalo.Call.exe “đang cố gắng tiếp cận dòng âm thanh khi người dùng khởi động máy tính xách tay (laptop).

Cảnh báo của Kaspersky Internet Security khiến người dùng không khỏi hoang mang về tính bảo mật cá nhân khi dùng Zalo. Các phần mềm trên điện thoại thông minh hiện nay không đơn thuần nghe lén, sao chép và gửi nội dung cuộc gọi, tin nhắn cho người khác, mà còn điều khiển từ xa để kích hoạt micro để thu âm, camera để quay phim chụp hình nhưng nạn nhân không hề hay biết.

Kasapersky cảnh báo Zalo.Call.exe đang cố gắng tiếp cận dòng âm thanh. Ảnh: tintuc360.us

Bởi điện thoại thông minh ngày nay chạy trên các hệ điều hành có “độ mở” cao, tức cho phép cài đặt phần mềm khá dễ dàng, kể cả việc ứng dụng mang chứ năng gián điệp nghe lén.

Như vậy, không chỉ Zalo phiên bản cài đặt trên điện thoại thông minh, máy tính bảng có khả năng “tiếp cận dòng âm thanh” của thiết bị (trong chức năng nghe, gọi), mà phiên bản cho laptop cũng có thể.

Họ không bán thông tin cho bên thứ ba mà chỉ thu thập thông tin của người dùng sau đó để phân phối quảng cáo của đối tác của họ. Nhưng việc nghe lén thông tin cuộc gọi cá nhân như vậy là đã xâm phạm quyền riêng tư cá nhân của người dùng.

Về mặt lý thuyết, điện thoại nói chung và thiết bị di động nói riêng (bao gồm cả smartphone lẫn máy tính bảng – tablet) có thể bị xâm nhập từ “phần cứng” hoặc “phần mềm”.Trong đó, xâm nhập bằng phần cứng có những cách thức cơ bản như: thâm nhập tần số thu phát sóng, sao chép sim, cài chíp vào bên trong máy và nghe lén trực tiếp từ tổng đài…

Tuy nhiên, việc xâm nhập bằng phần cứng đòi hỏi các thiết bị hiện đại, đầu tư tốn kém nên trên thế giới thường chỉ có các cơ quan chính phủ, lực lượng tình báo, an ninh… thực hiện. Bởi thế, nếu ai không nằm trong nhóm đối tượng “có vấn đề” về an ninh thì chẳng có gì phải lo ngại.

Như đã biết, Zalo là một sản phẩm của Công ty CP VNG (tiền thân là Vinagame). Đa số người dùng Zalo hiện nay thuộc thị trường Việt Nam.

Theo thống kê của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) công bố vào đầu năm 2019: Zalo có gần 47 triệu người dùng với thời gian sử dụng là 2,12 giờ/ngày. Nếu kê khai chi tiết, hiện nay mỗi ngày, trên Zalo, người dùng gửi và nhận gần 1 tỷ tin nhắn, 50 triệu phút gọi và 45 triệu tấm hình.

Với kết quả này, tại Việt Nam, Zalo chỉ đứng sau Facebook với thời gian sử dụng 3,55 giờ/ngày và 60 triệu người dùng và YouTube là 2,65 giờ/ngày với 50 triệu người dùng.

Xuất phát điểm là một ứng dụng OTT (nhắn tin và gọi điện miễn phí trên Internet) được ra mắt vào tháng 12.2012, Zalo giờ đây đã trở thành “siêu ứng dụng” với hàng loạt tính năng và dịch vụ như: Shopping, gọi xe, đặt thức ăn, tin tức, cổng thanh toán, game,…

Định hướng tiếp theo là tối ưu hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu trò chuyện, trao đổi thông tin giữa người dùng với nhau.

Đáng chú ý, không chỉ dành cho cá nhân và doanh nghiệp, từ năm 2018 tới nay, Zalo còn được chính quyền của gần 30 tỉnh, thành trên cả nước hợp tác mở cổng thủ tục hành chính công.

Theo báo chí quốc tế, năm 2008, Tencent đề cập mua việc mua 20,2% vốn của một công ty internet tại Việt Nam và đây là công ty duy nhất tại Việt Nam mà công ty đầu tư.

Ứng dụng Zalo hiện nay của VNG được xem là một ‘phiên bản’ của Wechat do Tencent phát triển.

Người năm giữ cổ phần lớn nhất là ông Johnny Shen Hao với sở hữu 1,74%. Theo báo cáo thường niên của VNG, ông Shen Hao, quốc tịch Trung Quốc, hiện là Phó tổng giám đốc thường trực phụ trách mảng tài chính của VNG. Trước đó, ông từng làm Giám đốc phụ trách M&A của Tập đoàn Tencent (Trung Quốc).

Ứng dụng Zalo hiện nay của VNG được xem là một ‘phiên bản’ của Wechat do Tencent phát triển.

Những năm gần đây, các công ty công nghệ Trung Quốc thường xuyên bị các nước phương Tây nghi ngờ về các hành vi thu thập dữ liệu cá nhân. Bất ngờ hơn, thậm chí chính phủ Trung Quốc cũng vừa đặt nghi vấn về thu thập dữ liệu trái phép đối với cả Xiaomi và Tencent. Ngoài ra còn có Sina Corp.

Theo Tạp chí Điện tử