Bà bầu ăn dứa khi nào và không nên ăn dứa khi nào?

Dứa là loại quả chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên thời điểm ăn dứa mang lại hiệu quả tốt nhất cho thai kì không phải mẹ nào cũng biết. Tìm hiểu bà bầu ăn dứa khi nào và không nên ăn dứa khi nào?

Giá trị dinh dưỡng có trong quả dứa

Quả dứa hay còn gọi là thơm hoặc khóm – một loại quả vùng nhiệt đới và rất phổ biến tại Việt Nam. Dứa chứa một lượng lớn các vitamin và khoáng chất thiết yếu vô cùng tuyệt vời cho sức khỏe đặc biệt là cho phụ nữ mang thai.

Trong 100g dứa có chứa những vitamin và khoáng chất sau:

  • Calo: 50 kcal
  • Lipid: 0,1g
  • Cacbohydrat: 13g
  • Chất xơ: 1,4g
  • Đường: 10g
  • protein: 0,5g
  • Vitamin C: 47,8mg
  • Vitamin B6: 0,1mg
  • Vitamin B1 0,08mg
  • Canxi: 13mg
  • Natri: 1mg
  • Kali: 109mg
  • Sắt: 0,3mg
  • Magnesi: 12mg
  • Photpho 17mg

Dứa chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp mẹ bầu khỏe mạnh trong thời gian mang thai. Dứa còn có một lượng chất béo bão hòa thấp và hàm lượng chất xơ cao, do đó có giá trị dinh dưỡng rất lớn. Với lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, dứa được xem là loại quả rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Bà bầu ăn dứa khi nào và không nên ăn dứa khi nào?

Dứa được xem là loại quả rất tốt cho phụ nữ mang thai

Khi nào mẹ bầu nên ăn dứa trong thai kì?

Mẹ bầu có thể ăn dứa ngay từ đầu thai kì

Quả dứa là loại quả ngọt thơm và là loại quả yêu thích của nhiều mẹ bầu. Có nhiều ý kiến cho rằng ăn dứa trong 3 tháng đầu sẽ có nguy cơ sảy thai. Thực tế ý kiến này không hoàn toàn chích xác. Sở dĩ trong dứa có chứa chất bromelain có thể khiến có thắt tử cung gây sảy thai. Tuy nhiên lượng bromelain trong 1 quả dứa rất nhỏ và không có tác động xấu đến thai nhi.

Vậy bầu 3 tháng đầu ăn dứa được không thì câu trả lời là có. Nếu sức khỏe bình thường, không có các dấu hiệu sảy thai, sinh non, mẹ bầu 3 tháng đầu có thể hoàn toàn yên tâm khi ăn dứa trong giai đoạn này. Ngoài bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết thì ăn dứa còn giúp nhiều mẹ bầu thay đổi khẩu vị, giảm nghén, ăn ngon miệng hơn.

Có thể ăn dứa trong suốt thai kì

Dứa là loại quả rất giàu dinh dưỡng đối với mẹ bầu trong thời gian mang thai. Trong dứa chứa rất nhiều các khoáng chất như: sắt, đồng, mangan, magie….các vitamin cần thiết như vitamin B9, B1, B12, B6, C….Do đó nếu các mẹ đang tìm kiếm một loại quả thơm ngon và giàu dinh dưỡng thì dứa là một lựa chọn rất tuyệt vời.

Duy trì ăn dứa với lượng vừa phải trong suốt thai kì góp phần bổ sung vitamin và khoáng chất rất tốt cho mẹ và thai nhi.

Bà bầu ăn dứa khi nào và không nên ăn dứa khi nào?

Duy trì ăn dứa trong suốt thai kì rất tốt cho sức khỏe

Nên ăn dứa khi chuẩn bị chuẩn bị chuyển dạ

Tháng cuối thai kì là giai đoạn thai nhi đã phát triển gần như toàn diện hết các bộ phần trên cơ thể để chuẩn bị chào đời. Mẹ bầu ăn gì để chuyển dạ dễ hơn là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu đặt ra.

Từ tuần 37 trở đi, mẹ bầu có thể ăn thêm dứa để giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn. Chất bromelain trong quả dứa được phát huy đúng vai trò của nó trong việc làm mềm và thúc đẩy co bóp tử cung giúp tạo điều kiện cho thai nhi được chào được thuận lợi hơn.

Mẹ bầu không nên ăn dứa khi nào?

Không nên quá nhiều dứa vào tam cá nguyệt thứ nhất

Như chúng ta đã biết, mẹ bầu có thể ăn dứa ngay từ đầu thai kì những không phải ăn bao nhiêu cũng được. Chất bromalein trong quả dứa có thể khiến mẹ bầu có nguy cơ sảy thai nếu như mẹ bầu ăn quá nhiều dứa cùng lúc.

Lượng bromalein trong 7-10 quả dứa đủ để tác động xấu đến thai nhi trong 3 tháng đầu thia kì. Do đó các mẹ bầu nên ăn dứa với lượng vừa phải, lượng ăn khuyến khích là 2-3 lần mỗi tuần, mỗi lần không quá 1/2 quả nhé.

Mẹ bầu có dấu hiệu thai yếu, sảy thai không nên ăn dứa

Nếu được chẩn đoán thai yếu, có nguy cơ sảy thai, mẹ bầu nên áp dụng chế độ ăn uống theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ, tránh tất cả các thực phẩm có thể khiến ảnh hưởng đến thai nhi, kể cả quả dứa. Mẹ có thể chờ đến khi thai ổn định, vượt qua giai đoạn nguy hiểm hãy ăn dứa trở lại. Và nhớ là ăn với lượng vừa phải mẹ nhé!

Không nên ăn dứa khi bụng đói

Dứa là loại quả có vị chua, có độ axit cao do đó không thích hợp với những mẹ bầu gặp vấn đề về dạ dày, tá tràng. Những mẹ bầu bị bệnh như viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng không nên ăn nhiều dứa lúc bụng đói. Nếu các mẹ muốn ăn dứa để bổ sung vitamin và khoáng chất thì nên ăn dứa sau khi ăn từ 30p-1h để đảm bảo an toàn.

Ăn dứa lúc đói có thể khiến mẹ bầu bị kích ứng dạ dày, nóng bụng thậm chí có thể gây trào ngược dạ dày.

Bà bầu ăn dứa khi nào và không nên ăn dứa khi nào?

Các mẹ không nên ăn dứa khi bụng đói nhé

Không nên ăn dứa khi có những biểu hiện dị ứng

Mẹ bầu đã từng bị dị ứng với dứa trước đây nên cảnh giác khi ăn dứa trong thai kì. Các mẹ khi ăn một lượng nhỏ để dễ dàng theo dõi, nếu cơ thể bắt đầu có những biểu hiện dị ứng nên dừng ngay việc ăn dứa lại. Những biểu hiện dị ứng dứa thường gặp đó là:

  • Ngứa, rát miệng lưỡi
  • Sưng phù miệng
  • Phát ban trên da
  • Khó thở
  • Ngạt mũi, chảy nước mũi

Các phản ứng này có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn. Những mẹ bầu có cơ địa dị ứng với các thực phẩm khác như phấn hoa…cũng nên thận trọng khi ăn dứa.

Bà bầu ăn dứa khi nào và không nên ăn dứa khi nào?

Các mẹ cũng đừng quên duy trì bổ sung sắt, canxi và DHA cho bà bầu trong suốt thai kì

Dứa là loại quả giàu dưỡng chất do đó các mẹ không nên bỏ qua loại quả này trong thai kì. Ăn dứa đúng thời điểm giúp mẹ bầu bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết đồng thời bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.