Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế – PHẦN MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LỊCH – StuDocu

Bài này Nhà Xinh Plaza sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Lịch sử các học thuyết kinh tế pdf hot nhất hiện nay được quan tâm nhiều nhất, đừng quên chia sẻ kiến thức rất hay qua bài viết này nhé!

PHẦN MỞ ĐẦU

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA

LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC NĂNG CỦA MÔN HỌC LỊCH SỬ

CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn khoa học xã hội nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển, thay thế của tư tưởng kinh tế của các giai cấp cơ bản trong các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội. 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của môn Lịch sử các học thuyết kinh tế là các tư tưởng, các học thuyết kinh tế. Hệ thống các tư tưởng, học thuyết kinh tế (gọi chung là học thuyết kinh tế) là tập hợp những tư tưởng kinh tế có mối liên hệ phụ thuộc với nhau, phản ánh các hiện tượng, quá trình kinh tế diễn ra trên cơ sở quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng của cải xã hội. Các học thuyết kinh tế được thể hiện qua các tác phẩm của các nhà lý luận kinh tế hình thành trong lịch sử phát triển của sản xuất xã hội, nó có quá trình phát sinh, phát triển, biến đổi, kế thừa và thay thế lẫn nhau. Việc nghiên cứu Lịch sử các học thuyết kinh tế chỉ ra các quy luật phát triển của tư duy kinh tế, sự phát triển của khoa học kinh tế. Đồng thời thấy rõ được ảnh hưởng của lý luận kinh tế đến chính sách, cương lĩnh kinh tế của các giai cấp, các tổ chức, đảng phái trong các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử xã hội. 2. Chức năng của môn học lịch sử các học thuyết kinh tế Khoa học Lịch sử các học thuyết kinh tế có các chức năng: – Chức năng nhận thức: Lịch sử các học thuyết kinh tế cung cấp cho chúng ta những tri thức, hệ thống quan điểm, tư tưởng lý luận về kinh tế, thấy được tính lịch sử, sự kế thừa, phát triển của chúng, nó là cơ sở để chúng ta nhận thức những vấn đề lý luận kinh tế hiện nay. – Chức năng tư tưởng: các tư tưởng, các học thuyết kinh tế mang tính giai cấp sâu sắc. Khi xem xét các học thuyết kinh tế, chúng ta cần đứng vững trên lập trường khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin để đánh giá, nhận thức các học thuyết kinh tế trong giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội phát sinh trong thực tiễn, bảo vệ lợi ích của dân tộc. Trên cơ sở đó, thấy được tính kế thừa, phát triển học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin, sự vận dụng sáng tạo các học thuyết kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa

xã hội, tạo niềm tin của nhân dân vào đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước. – Chức năng thực tiễn : Tính thực tiễn của lịch sử các học thuyết kinh tế thể hiện ở chỗ mục đích của việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết là phục vụ cho việc vận dụng lý luận kinh tế, kinh nghiệm của thế giới vào thực tiễn xây dựng và phát triển kinh tế của chúng ta hiện nay. – Chức năng phương pháp luận : Lịch sử các học thuyết kinh tế cung cấp hệ thống các quan điểm, các lý luận kinh tế làm cơ sở lý luận cho các ngành kinh tế, cho nghiên cứu các vấn đề kinh tế xã hội, nhất là các vấn đề liên quan đến kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế phát triển, kinh tế công v. 3. Ý nghĩa của môn học Lịch sử các học thuyết kinh tế cung cấp cho sinh viên một hệ thống kiến thức về quá trình hình thành, phát triển của khoa học kinh tế, phân tích một cách khoa học, khách quan vị trí của các học thuyết kinh tế, những đóng góp của các trường phái lý luận kinh tế, của các nhà kinh tế học vào sự phát triển của khoa học kinh tế và thực tiễn phát triển kinh tế của thế giới đồng thời khẳng định tính khoa học của kinh tế học Mác – Lênin, đấu tranh phê phán những trào lưu tư tưởng giả danh Mác xít, bảo vệ và vận dụng thành công lý luận kinh tế Mác – Lênin, tiếp thu tinh hoa tri thức kinh tế của nhân loại vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Cơ sở phương pháp luận của Lịch sử các học thuyết kinh tế là học thuyết Mác – Lênin về hình thái kinh tế – xã hội. Phương pháp luận khoa học để nghiên cứu Lịch sử các học thuyết kinh tế là điều kiện sản xuất của cải vật chất của xã hội. Nó là cơ sở quyết định tính chất, nội dung của các học thuyết kinh tế. Lịch sử các học thuyết kinh tế áp dụng phương pháp chung trong nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng: Đây là phương pháp chung trong nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học xã hội. Phương pháp duy vật biện chứng đòi hỏi chúng ta khi xem xét các học thuyết kinh tế phải đặt chúng trong những mối liên hệ phổ biến, vận động, phát triển với quan điểm lịch sử cụ thể, toàn diện. Lịch sử các học thuyết kinh tế cũng sử dụng phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử. Lịch sử bắt đầu từ đâu thì tư duy bắt đầu từ đó, tư tưởng kinh tế phản ánh các điều kiện kinh tế xã hội có tính lịch sử, cụ thể; đồng thời, hệ thống các quan điểm kinh tế là một chuỗi tư tưởng kế thừa nhau phát triển. Do vậy khi

CHƯƠNG I: HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG

THƯƠNG

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG (CTTT)

Chủ nghĩa Trọng Thương (CNTT) là hệ tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản ra đời trong thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến. Về mặt lịch sử đây là thời kỳ tích lũy nguyên thủy của CNTB, là thời kỳ sơ khai của kinh tế thị trường – giai đoạn đầu chuyển từ kinh tế hàng hóa sang kinh tế thị trường. Nó bắt đầu từ khoảng những năm 1450 và kết thúc vào những năm 1650. Đặc trưng của chủ nghĩa Trọng Thương là coi trọng thương mại, nhất là ngoại thương. CNTT ra đời và phát triển mạnh ở Anh và Hà Lan, chiếm địa vị quan trọng trong đời sống kinh tế Châu Âu thế kỷ XV, XVI, XVII. Về kinh tế : Trong giai đoạn thế kỷ XV – XVII, kinh tế hàng hóa bắt đầu phát triển mạnh, thị trường trong nước được mở rộng và thống nhất dần. Đồng thời, việc tìm ra châu Mỹ đã làm dấy lên làn sóng du thương nhằm chuyển vàng từ châu Mỹ về châu Âu. Điều này làm cho vai trò của thương nghiệp trở nên quan trọng và trở thành ngành có ý nghĩa to lớn đối với quá trình tích lũy ban đầu của CNTB khi sản xuất chưa phát triển, sản phẩm thặng dư trong nước còn ít ỏi, muốn tích lũy phải dựa vào buôn bán, trao đổi không ngang giá. Thực tiễn đòi hỏi phải có lý thuyết kinh tế và chính sách phù hợp để chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thương nghiệp. Bộ mặt chính trị – xã hội: cũng thay đổi khác hẳn với thời trung cổ: chế độ quân chủ được củng cố quyền hành tập trung về trung ương, guồng máy quân sự được tăng cường, sử dụng một lực lượng quân sự khổng lồ và nhà vua phải dựa vào sự giúp đỡ tài chính của tầng lớp tư sản thương nhân trong xã hội. Giai cấp phong kiến có sự phân hóa: các vương hầu quý tộc lớn mạnh không chịu khuất phục ngai vàng của nhà vua; nông nô muốn thoát khỏi ách thống trị của lãnh chúa; tầng lớp dân thành thị (gồm thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ…) cũng muốn chấm dứt sự đô hộ của giới quý tộc, do đó địa vị của giai cấp phong kiến bắt đầu lung lay. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng sâu sắc. Về văn hóa tư tưởng: Thời kỳ này xuất hiện phong trào phục hưng chống lại những tư tưởng đen tối của thời kỳ Trung cổ; chủ nghĩa duy vật xuất hiện trong triết học. Các ngành khoa học tự nhiên phát triển mạnh như văn học, lý học, hóa học… (đại diện là các nhà bác học thiên tài như G, N…), nhiều tư tưởng mới về nhân đạo ra đời, người dân mơ ước về sự công bằng xã hội và người dân có sự chuyển biến về tâm lý trong đó giảm bớt

sự ràng buộc vào tôn giáo, tư tưởng của họ hướng tới thực tiễn hơn với những triết lý thực tế và niềm tin vào sự chinh phục thế giới. Các tư tưởng gia không chấp nhận những quan niệm cổ truyền, hủ bại thuộc phạm vi tín ngưỡng tôn giáo, họ cố tìm hiểu thế giới với quan điểm thực tiễn và khoa học, họ có những ý kiến cụ thể và khách quan trong đời sống thường ngày… Tóm lại: Các sự kiện trên làm biến đổi nhanh chóng xã hội phong kiến và nền sản xuất nhỏ thủ công bắt đầu nhường chỗ cho chế độ tư bản thương mại. Đây chính là thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và thực hành tích lũy ban đầu của CNTB. CNTT ra đời phản ánh tư tưởng kinh tế của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến. II.ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG Thứ nhất: CNTT đánh giá cao vai trò của tiền, coi tiền tệ (vàng, bạc) là tiêu chuẩn cơ bản của của cải, nhà nước càng nhiều tiền thì càng giàu. Hàng hóa chỉ là phương tiện làm tăng khối lượng tiền tệ. Các nhà kinh tế học đã xây dựng lý thuyết tiền tệ, họ đã thấy tiền là tiêu chuẩn của của cải, là phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ và phương tiện để thu lợi nhuận. Từ đó họ rút ra kết luận: quốc gia càng nhiều tiền thì càng giàu có, do vậy mục đích chủ yếu trong các chính sách kinh tế của mỗi nước là phải làm tăng khối lượng tiền tệ. Thứ hai: khối lượng tiền tệ chỉ có thể gia tăng thông qua hoạt động thương nghiệp mà trước hết là ngoại thương. Theo họ, trong trao đổi tất phải có kẻ được, người mất. Lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt. Như vậy, giữa các quốc gia tất yếu có sự đối lập về lợi ích “Không có ai thu lợi mà không làm thiệt hại tới kẻ khác” và “Dân tộc này làm giàu bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc kia”. Từ lập trên, các nhà Trọng Thương cho rằng chính sách kinh tế của mỗi nước là phải tập trung phát triển thương mại. Trong hoạt động thương mại, phải ưu tiên phát triển ngoại thương. Nội thương chỉ có thể làm giàu cho các cá nhân, chỉ có ngoại thương mới làm tăng số lượng tiền của quốc gia. Họ coi nội thương là ống dẫn còn ngoài thương là máy bơm để hút tiền tệ từ nước ngoài. Trong phát triển ngoại thương phải thực hiện chính sách xuất siêu (bán nhiều, mua ít) để chắc chắn khối lượng tiền của quốc gia sẽ tăng lên. Thứ ba: Phải có sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế nhằm “bảo hộ” “điều hướng” và “gia tăng hiệu năng” của nền kinh tế trong nước. Các nhà trọng thương quan niệm các hoạt động “riêng rẽ và thiếu sự phối hợp của tư nhân sẽ không đem lại sự thỏa mãn tối đa các lợi ích của quốc gia”.

cực. T viết: “Chúng ta phải thường xuyên giữ vững nguyên tắc là hàng năm bán cho người nước ngoài với số lượng hàng hóa lớn hơn chúng ta mua của họ”. Để xuất siêu, họ cho rằng chỉ xuất khẩu thành phẩm chứ không xuất khẩu nguyên liệu, thực hiện thương nghiệp trung gian tức là mang tiền ra nước ngoài để mua rẻ ở nước này, bán đắt ở nước khác. Thực hiện chính sách thuế quan bảo hộ nhằm kiếm soát hàng hóa nhập khẩu khuyến khích phát triển sản xuất hàng xuất khẩu; bằng mọi cách chiếm lĩnh thị trường thế giới, thực hành một cuộc chiến tranh thương mại vì thương mại là hòn đá thử vàng đối với sự phồn thịnh của một quốc gia và “không có một phép lạ nào khác để kiếm tiền trừ thương mại” (Thomas Mun) “kẻ nào làm chủ được thương mại quốc tế, kẻ đó có thể làm trọng tài cho chiến tranh và hòa bình” (J.B). Tóm lại: giai đoạn này CNTT đã đi tới quan điểm để cho tiền vận động và chỉ qua đó mới thu được tiền nhiều thêm. Ở thời kỳ sau, chủ nghĩa trọng thương đã có vai tròtích cực trong việc đẩy mạnh sản xuất và trao đổi hàng hóa. Nó đáp ứng nhu cầu khách quan của sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. CNTT ở cả hai giai đoạn đều cho rằng nhiệm vụ kinh tế của mỗi nước là phải làm giàu, phải tích lũy tiền tệ. Tuy nhiên các phương pháp tích lũy tiền tệ là khác nhau. 2. Đặc điểm dân tộc của chủ nghĩa trọng thương CNTT phát triển ở nhiều nước trên thế giớ như ở Ý, Tây Ban Nha, ở Anh, ở Pháp..ự giống nhau của CNTT ở các nước là ở chỗ các nhà kinh tế ở mỗi nước đều đưa ra các chính sách nhằm tăng cường khối lượng tiền tệ tích lũy làm tăng sự giàu có của đất nước mình. Tuy nhiên, biện pháp ở mỗi nước áp dụng có khác nhau. CNTT Tây Ban Nha (được gọi là CNTT tiền tệ). Tây Ban Nha là quốc gia đầu tiên chuyên về ngành hàng hải, nền kinh tế Tây Ban Nha thế kỷ XV – XVI thịnh vượng là nhờ những phát triển hàng hải, chinh phục những miền đất mới. Chủ trương của các nhà trọng thương Tây Ban Nha là: cần phải giữ lại trên lãnh thổ Tây Ban Nha toàn bộ lượng vàng bạc mang từ châu Mỹ về, và kêu gọi nhà nước nên cấm mang ra khỏi nước các loại quý kim dưới bất cứ hình thức nào, hạn chế nhập cảng hàng hóa, bớt xén số lượng vàng trong mỗi đơn vi tiền trong nước, tăng giá các loại tiền của nước ngoài… Họ cho rằng như vậy sẽ thu hút được tiền (vàng) từ nước ngoài, tăng thêm khối lượng tiền trong nước và Tây Ban Nha sẽ trở nên giàu có, giá cả hàng hóa sẽ hạ thấp và đời sống người dân được sung túc nhưng kết quả lại trái ngược với sự mong đợi, giá cả hàng hóa tăng vọt, dân chúng thừa thãi vàng bạc nhưng lại thiếu thốn của cải tiêu

dùng, đời sống ngày càng khó khăn, nông nghiệp bị bỏ phế, công nghiệp bị biến dạng còn thương mại bị chi phối từ nước ngoài. Các tác giả đề ra các biện pháp kể trên là Oftiz (1558) Damian de Oliveres (1621). Một số khác tuy cùng quan điểm trọng thương nhưng lại chủ trương cần mở rộng nông nghiệp và phát triển công nghiệp thì mới thu hút được tiền tệ vào trong nước và họ chỉ trích kịch liệt những biện pháp trên đó là các tác giả theo khuynh hướng trọng thương ở Pháp. CNTT ở Pháp (được gọi là CNTT công nghiệp) Các tác giả tiêu biểu cho CNTT Pháp là: Jean Bodin, Antoine de Montchrestien, J.B…. Các nhà trọng thương Pháp cùng một quan niệm cho rằng một quốc gia giàu có phải có nhiều vàng, bạc. Pháp là quốc gia không có mỏ vàng bạc nên phải tìm cách thu hút vàng bạc từ nước ngoài. Nhưng đồng thời, họ cũng quan niệm nhiều vàng bạc phải đi đôi với nhiều vật dụng cần thiết có ích và đó mới là biểu hiện của sự giàu có, sung túc thật sự. Các biện pháp áp dụng được chia làm 2 loại : Một là: kích thích sản xuất mà trước hết là phát triển sản xuất công nghiệp trong nước dưới sự định hướng và tổ chức của Nhà nước (Nhà nước đứng ra

thành lập các hiệp hội, công xưởng tổ chức các trường dạy nghề, thuê chuyên

gia giỏi từ nước ngoài, cho vay vốn, ban hành quy chế cho phép chủ xưởng

Xem thêm:: List 8 xe ca là xe gì bạn nên biết

được hưởng những đặc quyền ưu đãi…), nhà nước thực hành một “thứ sư phạm

công nghiệp” để dẫn dắt phát triển công nghiệp tư nhân, trong đó ưu tiên cho

công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.

Hai là: Lập hàng rào thuế quan bảo hộ nền mậu dịch trong nước – các sản phẩm nước ngoài bị cấm nhập hoặc phải chịu thuế cao. Khuyến khích nhập các nguyên liệu cho việc sản xuất sản phẩm ở trong nước (miễn thuế). Cấm bán ra nước ngoài các sản phẩm thiên nhiên (như sắt, thép, sợi, lông cừu…) Nâng đỡ việc xuất khẩu hàng hóa… Các nhà trọng thương Pháp coi tự do là sự thi thố khả năng hoạt động của các cá nhân nhưng phải có sự định hướng và trợ lực của chính quyền. Trong một nước, tự do không có nghĩa ai muốn làm gì tùy thích mà phải làm những gì không đi ngược với lợi ích công cộng của xã hội. Họ kêu gọi nhà nước can thiệp vào các hoạt động kinh tế để bảo hộ sản xuất trong nước; khuyến khích mỗi cá nhân phải áp dụng những phương pháp làm việc tiên tiến có hiệu quả phù hợp với lợi ích quốc gia; tôn trọng và phát huy mọi sáng kiến cá nhân trong xã hội. CNTT ở Anh (được gọi là CNTT thương mại) các học giả tiêu biểu gồm Thomas Mun, James Stewart…

thành tựu tri thức nhân loại và áp dụng các phương pháp khoa học (như toán học, thống kê, lịch sử, triết học…) do đó đã mở ra kỷ nguyên mới cho việc nghiên cứu và nhận thức các vấn đề kinh tế trên cơ sở khoa học, đoạn tuyệt với các tư tưởng kinh tế thời trung cổ chỉ giải thích các hiện tượng kinh tế bằng các quan niệm tôn giáo. Điều này thể hiện ở chỗ họ đưa ra quan điểm sự giàu có không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, là tiền. Mục đích hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Các chính sách kinh tế của nhà nước tư sản đã có tác dụng rút ngắn giai đoạn quá độ từ chế độ phong kiến sang CNTB. Tư tưởng nhà nước can thiệp vào kinh tế của họ đã được kinh tế học tư sản hiện đại tiếp thu phát triển. 2. Hạn chế của CNTT Học thuyết Trọng Thương còn nhiều hạn chế, thể hiện ở chỗ. – Đứng trên yêu cầu phát triển của CNTB thì lý thuyết CNTT là nhỏ bé, việc giải thích các vấn đề kinh tế còn quá giản đơn ít tính lý luận, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. – Về phương pháp luận : CNTT xuất phát từ hiện tượng bên ngoài chứ chưa tìm ra được các quy luật phản ánh bản chất của các hiện tượng kinh tế. Thêm nữa, tầm nhìn của họ còn phiến diện, mới chỉ dừng lại lưu thông, chưa nghiên cứu được lĩnh vực sản xuất, chưa nhận thức được bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế.

CHƯƠNG II: HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI TRỌNG

NÔNG

I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PHÁI

TRỌNG NÔNG

Vào giữa thế kỷ XVIII, ở Pháp, kinh tế chính trị tư sản cổ điển xuất hiện dưới tên gọi: trường phái Trọng Nông. Trường phái Trọng Nông ra đời trong thời kỳ quá độ về kinh tế từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản. Vào giai đoạn nay, Tây Âu đang phát triển rất mạnh trên con đường tư bản chủ nghĩa. Ở Anh cuộc cách mạng công nghiệp đã bắt đầu, ở Pháp chủ nghĩa tư bản công trường thủ công đã bám rễ, ăn sâu một cách vững chắc và đã tiến gần sát tới cuộc cách mạng tư sản (1789). Thời kỳ tích lũy ban đầu của tư bản đã kết thúc, do đó, việc dùng thương mại để bóc lột các nước thuộc địa đã mất dần ý nghĩa đặc biệt của nó, kéo theo sự tan rã của tư tưởng Trọng Thương. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản công trường thủ công trong công nghiệp đã làm trọng tâm những quyền lợi kinh tế của giai cấp tư sản đã chuyển dần sang lĩnh vực sản xuất. Đóng vai trò ngày càng lớn trong việc làm giàu của giai cấp tư sản là việc bóc lột lao động trong công trường thủ công, thay thế cho việc giao thương buôn bán với nước ngoài. Các ảo tưởng phát sinh trong thời kỳ tích lũy nguyên thủy do việc bóc lột các nước lạc hậu thuần túy bằng thương mại đã tiêu tan. Trước tình hình đó, việc khái quát, lý giải những hiện tượng kinh tế mới, gắn chặt và xuất hiện trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Trọng Thương. Trong cuộc đấu tranh này, các nhà kinh tế Anh đặt tất cả niềm tin, hy vọng của mình vào công nghiệp – công trường thủ công, còn ở Pháp mang khuynh hướng trọng nông, khuynh hướng này đẻ ra từ bản thân nền kinh tế Pháp:

  • Nền nông nghiệp Pháp trong thời kỳ này bị suy sụp nghiêm trọng: Ruộng đất bị bỏ hoang, giá lúa mì thấp, năng suất lao động giảm, đặc biệt miền bắc nước Pháp, miền Normandie..ông dân bỏ ruộng đất, hành khất nhan nhản khắp các vùng nông thôn.
  • Ở Pháp chế độ phong kiến thống trị nông thôn lâu đời đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Phần lớn nông dân làm tá điền từ đời này đến đời khác với mức địa tô nộp cho chủ đất rất cao (khoảng 1/3 đến 1/4 tổng thu hoạch). Các khoản nợ của nông dân theo luật pháp lúc đó là cha truyền con nối. Sản xuất công nghiệp bị đình đốn, giao thông khó khăn đã cản trở thương nghiệp, dân số có xu hướng giảm. Người tá điền phải chịu gánh nặng của nhiều thứ thuế, đời sống nông dân vô cùng cực khổ.

Các học giả phái Trọng Nông cho rằng một quốc gia cường thịnh phải là một quốc gia trong đó dân chúng có những số lượng của cải kinh tế dồi dào, trước hết là lương thực, thực phẩm, để thỏa mãn các nhu cầu của đời sống thường ngày, chứ không phải ở khối lượng tiền tệ vàng bạc nhiều hay ít. Trong một quốc gia có số lượng nông sản càng gia tăng thì đời sống càng dễ chịu, và nếu như thừa nông sản thì có thể đem ra nước ngoài đổi lấy những vật phẩm không sản xuất được trong nước. Như vậy, những người Trọng Nông đã chứng tỏ sự trưởng thành trong quan điểm kinh tế của mình, phản ánh một giai đoạn mới (một cuộc cách mạng) trong sự phát triển tư tưởng kinh tế thế kỷ XVIII. Đây là sự tiến bộ to lớn so với chủ nghĩa Trọng Thương. 2. Học thuyết về “trật tự tự nhiên” Học thuyết trật tự tự nhiên là cơ sở lý luận chủ yếu của những người Trọng Nông. Họ dùng học thuyết đó để đi đến những kết luận kinh tế. Theo học thuyết này thì tính quy luật giữ vị trí thống trị trong tự nhiên và xã hội. Có hai loại quy luật: quy luật vật lý tác động trong lĩnh vực tự nhiên và quy luật luân lý tác động trong lĩnh vực xã hội. Hai quy luật đó giống nhau về tính chất, chúng đều tất yếu như nhau và tồn tại vĩnh viễn, chúng chỉ khác nhau ở chỗ hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau. Họ kêu gọi tuân theo quyền tự nhiên và trật tự tự nhiên và coi đó là quyền chính đáng tối cao và cơ bản của con người. Đối lập với quyền tự nhiên là quyền luật pháp đem lại. Nội dung cơ bản của học thuyết “trật tự tự nhiên” là :

  • Thừa nhận vai trò của tự do cá nhân của con người, coi đó là luật tự nhiên của con người không thể thiếu được. Họ coi sự lệ thuộc phong kiến là trái với quy luật. Quesnay cho rằng: các nghĩa vụ phong kiến dựa trên luật pháp thông thường là điều trái với luật tự nhiên.
  • Chủ trương có tự do cạnh tranh giữa nhũng người sản xuất. Quesnay đưa ra khẩu hiệu ‘tự do buôn bán, tự do hoạt động’’ (laisseg passex, laisseg faire). Họ coi phường hội, một tổ chức kinh tế trong chế độ phong kiến, là một trở ngại cho sự phát triển của CNTB thành thị.
  • Thừa nhận quyền bất khả xâm phạm đối với chế độ tư hữu. Nhà nước không can thiệp vào kinh tế, nhà nước chỉ đóng vai trò như người làm vườn. Thực chất đây là tư tưởng tự do kinh tế. Phái Trọng Nông yêu cầu phải thừa nhận quyền bất khả xâm phạm đối với chế độ tư hữu. Quyền tư hữu là một phần thưởng cho công lao xứng đáng của người giàu, còn người nghèo không có những đức tính cần thiết để tích lũy tư bản, làm giàu cho nên không được phần

thưởng này. Như vậy, ta thấy “luật tự nhiên” chính là luật tư sản. Họ đề nghị đối xử với chủ nghĩa tư bản như đối với hiện tượng hợp quy luật. Nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế. Tự do kinh doanh là chính sách hợp lý nhất. Nhà nước chỉ nên làm nhiện vụ bảo đảm an ninh. Nền tảng của một trật tự xã hội là “tư hữu, an ninh, tự do”. 3. Học thuyết “sản phẩm thuần túy” (sản phẩm ròng) Học thuyết về sản phẩm thuần túy là điểm trung tâm của hệ thống lý luận của CNTN và là biểu hiện độc đáo nhất trong tư tưởng kinh tế của phái này. Những người trọng nông cho rằng sản phẩm thuần túy được tạo ra trong nông nghiệp. Nó là số chênh lệch giữa tổng sản phẩm và chi phí sản xuất. Nó là số dôi ra ngoài chi phí sản xuất. Theo F, có hai nguyên tắc hình thành giá trị hàng hóa tương ứng với hai lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Trong lĩnh vực công nghiệp giá trị hàng hóa bằng tổng chi phí sản xuất (bao gồm chi phí về nguyên liệu, tiền lương công nhân, tiền lương nhà tư bản công nghiệp và chi phí bổ sung của tư bản thương nghiệp). Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp giá trị hàng hóa bằng tổng chi phí (như trên) cộng với sản phẩm thuần túy. Như vậy, sản phẩm thuần túy chỉ được tạo ra trong sản xuất nông nghiệp, còn công nghiệp không tạo ra sản phẩm thuần túy. Phái Trọng Nông giải thích nguyên nhân sự việc này là do trong công nghiệp quá trình tạo ra sản phẩm mới chỉ là quá trình kết hợp giản đơn những chất cũ mà không có sự tăng thêm về chất nên không tạo ra sản phẩm thuần túy. Công nghiệp chỉ biến đổi của cải hiện có mà không làm tăng thêm của cải ấy. Còn đối với sản xuất nông nghiệp, quá trình tạo ra sản phẩm không có sự kết hợp chất song được sự giúp đỡ của tự nhiên nó có thể làm tăng thêm chất mới và tạo ra sản phẩm thuần túy. Ví dụ: khi gieo một hạt lúa xuống đồng, sau một thời gia nó trổ bông, kết quả cho hàng chục hạt mới. Đó là sự tăng thêm về chất và như vậy chỉ có nông nghiệp mới tạo ra sản phẩm thuần túy. Karl Marx nhận xét: “Trong khi muốn chứng minh rằng sản phẩm thuần túy chỉ hình thành trong sản xuất, nhưng chưa hiểu đươc thục thể của giá trị và sự hình thành giá trị, thì phái trọng nông chủ nghĩa ắt phải viện đến ngành nông nghiệp là ngành duy nhất cho thấy về tự nhiên hoàn lại cho lao động một số lượng sản phẩm”. Từ học thuyết sản phẩm thuần túy, F đưa ra lý thuyết lao động sản xuất và lao động không sản xuất. Lao động sản xuất là lao động tạo ra sản phẩm thuần túy. Lao động nào không tạo ra sản phẩm thuần túy là lao động không sản xuất hoặc không sinh

Xem thêm:: Danh sách 10+ cách cài đặt cuộc gọi dưới 10 phút tốt nhất hiện nay

Giai cấp sở hữu có 2 tỷ tiền, ngang bằng 2 tỷ sản phẩm thuần túy mà giai cấp này thu được hằng năm. Quá trình vận động của sản phẩm xã hội, tiền tệ trải qua năm hành vi cơ bản, được biểu diễn qua sơ đồ sau:

Giai cấp sỡ hữu thu được từ giai cấp sản xuất 2 tỷ tiền tệ, giai cấp này không sản xuất mà chỉ có tiêu dùng sản phẩm thuần túy.

  • Hành vi 1: giai cấp sở hữu dùng một tỷ tiền tệ để mua một tỷ nông phẩm của giai cấp sản xuất để tiêu dùng. Như vậy giai cấp sản xuất đã thực hiện được 1/5 sản phẩm của mình và thu được một tỷ tiền.
  • Hành vi 2: giai cấp sở hữu tiếp tục dùng 1 tỷ tiền còn lại để mua một tỷ sản phẩm công nghiệp của giai cấp không sản xuất đã thực hiện được ½ sản phẩm và thu được 1 tỷ tiền.
  • Hành vi 3: giai cấp không sản xuất dùng một tỷ tiền mặt có được này để mua một tỷ sản phẩm nông nghiệp của giai cấp sản xuất về làm tư liệu sinh hoạt cho giai cấp không sản xuất. Như vậy giai cấp sản xuất đã thực hiện được 2/5 sản phẩm của mình và có 2 tỷ tiền.

Giai cấp sở hữu 2 tỷ tiền Giai cấp không sản xuất 2 tỷ sản phẩm

Giai cấp sản xuất 5 tỷ sản phẩm

<- 1 tỷ tiền 1 tỷ tiền ->

1 tỷ sản phẩm nông nghiệp -> <-1 tỷ hàng công ngiệp <-1 tỷ tiền

1 tỷ tiền ->

<- 1 tỷ hàng công nghiệp (TLSX)

Xem thêm:: Hướng dẫn kiểm tra motor 3 pha bị cháy – Đấu dây motor đúng cách

<-1 tỷ tiền

1 tỷ sản phẩm nông nghiệp -> Giai cấp không sản xuất 2 tỷ sản phẩm

Giai cấp sản xuất 5 tỷ sản phẩm

Giai cấp sản xuất 5 tỷ sản phẩm

1 tỷ hàng công nông nghiệp (NVL) ->

  • Hành vi 4: giai cấp sản xuất dùng một tỷ tiền để mua 1 tỷ sản phẩm công nghiệp từ giai cấp không sản xuất để làm tư liệu sản xuất. Vậy giai cấp không sản xuất đã thực hiện xong sản phẩm của mình và có được một tỷ tiền.
  • Hành vi 5: giai cấp không sản xuất lại đem một tỷ tiền vừa nhận được mua của giai cấp sản xuất 1 tỷ sản phâm nông nghiệp về là nguyên liệu. Kết quả là giai cấp sản xuất đã bán 3 tỷ nông phẩm có được 3 tỷ tiền. Một tỷ dùng mua tư bản ứng trước đầu tiên và 2 tỷ nộp cho giai cấp sở hữu dưới hình thức địa tô để tiếp tục được thuê ruộng. Hai tỷ nông phẩm còn lại dùng làm tư bản ứng trước. Giai cấp không sản xuất bán hai tỷ công nghệ phẩm thu được 2 tỷ tiền. 1 tỷ dùng mua nông phẩm để tiêu dùng cá nhân, 1 tỷ dùng mua nông phẩm để làm nguyên liệu. Giai cấp sở hữu có hai tỷ tiền và dùng để mua tư liệu tiêu dùng. Như vậy có thể tiếp tục quá trình tái sản xuất giản đơn Về ý nghĩa của “biểu kinh tế”, Karl Marx cho rằng đó là sơ đồ đại cương về tái sản xuất. Ở đây, F nghiên cứu tái sản xuất giản đơn, kết hợp phân tích hai mặt giá trị sử dụng và giá trị, tư bản cố định chuyển hết vào sản phẩm sau một quá trình sản xuất, dựa vào nguyên tắc tiền quay về điểm xuất phát, trừu tượng hóa ngoại thương. Tuy nhiên người ta không thấy được cơ sở tái sản xuất mở rộng trong công nghiệp cũng như trong nông nghiệp. F đã đánh giá sai về vai trò sản xuất công nghiệp. Mặc dù sơ đồ tái sản xuất của F. Quesnay còn quá đơn giản nhưng có ý nghĩa to lớn về phương pháp luận. Nó trình bày sự lưu thông hàng hoá với vai trò trung gian của tiền tệ. Sự lưu thông này là khách quan, bị chi phối bởi những quy luật có thể phát hiện ra được. Như vậy ông là người đầu tiên nêu lên vấn đề lưu thông của cải để tái sản xuất trong phạm vi toàn xã hội và đưa lại cho môn kinh tế học tính khoa học với tư tưởng về các quy luật khách quan. Đánh giá biểu kinh tế của F. Quesnay, C. Mác khẳng định: “đó là sự trình bày toàn bộ quá trình tái sản xuất tư bản, còn lưu thông thì chỉ với tư cách là hình thái của quá trình tái sản xuất..ực hiện vào giữa thế kỷ XVII là một tư tưởng hết sức thiên tài, thiên tài nhất trong tất cả các tư tưởng mà khoa kinh tế chính trị đã đề ra được cho đến ngày nay” 1 5. Sự phát triển các tư tưởng kinh tế Trọng Nông của Anne Robert Jacques Turgot (1727 -1771)

1 C. Mác…, Toàn tập, sđd, tập 26, phần I, Trg. 446

tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa” 2. Theo K, họ là cha đẻ của kinh tế học hiện đại vì khoa học thật sự của kinh tế học hiện đại chỉ bắt đầu từ lúc mà việc nghiên cứu lý luận chuyển từ nghiên cứu quá trình lưu thông sang nghiên cứu quá trình sản xuất. Phái Trọng Nông đã nêu khái niệm sản phẩm thuần túy, khẳng định đúng đắn lưu thông không tạo giá trị, nó chỉ làm thay đổi hình thái của giá trị và họ ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế. 2. Hạn chế Việc cho rằng chỉ có nông nghiệp mới là ngành sản xuất đã dẫn đến xem nhẹ vai trò của các ngành sản xuất khác, do đó quan điểm của họ còn mang tính phiến diện. – Chưa phân tích được các khái niệm cơ bản của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (hàng hoá, tiền tệ, giá trị, lợi nhuận…) do đó, chưa thấy được mối liên hệ bản chất của nền sản xuất. – Những người Trọng Nông bênh vực cho chủ nghĩa tư bản. Họ không bênh vực cho nông nghiệp nói chung mà bênh vực cho nông nghiệp kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, vạch ra sự cần thiết phải chuyển sang kinh doanh nông nghiệp tư bản chủ nghĩa. Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng phái Trọng Nông đã có nhiều đóng góp quý báu cho khoa học kinh tế nhất là các quan điểm về vai trò sản xuất nông nghiệp tạo ra sự giàu có, sự phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động, và đặc biệt họ đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu tái sản xuất xã hội.

2 D.I, sách đọc dẫn Tr.