Phụ nữ tiền mãn kinh nên uống thuốc gì? Đọc ngay đừng bỏ lỡ!

4. Tuổi tiền mãn kinh nên uống thuốc gì? Vitamin D

phụ nữ tiền mãn kinh

Vitamin D rất cần thiết cho sức khỏe của hệ xương. Sự thiếu hụt vitamin D có thể làm tăng nguy cơ gãy xương, đau xương và nhuyễn xương. Phụ nữ tiền mãn kinh, đặc biệt là những người thường xuyên ở trong nhà hoặc ít có cơ hội tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có nguy cơ bị thiếu vitamin D. Để da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời là cách tự nhiên và tốt nhất để bổ sung vitamin D cho cơ thể.

Phụ nữ tiền mãn kinh nên bổ sung gì? Gợi ý là phụ nữ tiền mãn kinh có thể bổ sung vitamin D qua thực phẩm chứa vitamin D, bao gồm:

  • Cá béo
  • Gan bò, heo
  • Phô mai
  • Dầu gan cá
  • Lòng đỏ trứng
  • Thực phẩm bổ sung

Phụ nữ tiền mãn kinh khi uống bổ sung vitamin D cần dùng đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ.

5. Vitamin E

Vitamin E là một chất chống oxy hóa giúp chống lại tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra và chống viêm. Stress có thể gây phá hủy tế bào và tăng nguy cơ trầm cảm, bệnh tim mạch và tăng cân. Đây là những triệu chứng phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh. Nghiên cứu cho thấy vitamin E giúp giảm stress, giảm stress oxy hóa tế bào và có thể giúp giảm nguy cơ bệnh trầm cảm. Một số loại thực phẩm giàu vitamin E bao gồm mầm lúa mì, hạnh nhân, trái bơ, bông cải xanh, động vật có vỏ, bí đao, hạt hướng dương…

Những lưu ý khi bổ sung vitamin cho phụ nữ tiền mãn kinh

phụ nữ tiền mãn kinh

Việc bổ sung vitamin giúp mang lại một số lợi ích cho phụ nữ tiền mãn kinh, tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng sẽ mang lại tác động tiêu cực đến sức khỏe.

1. Lưu ý khi bổ sung vitamin A

Việc bổ sung khiến cơ thể thừa vitamin A có thể gây độc. Những người bị bệnh tim hoặc uống nhiều rượu không nên uống vitamin A. Vitamin A cũng có thể gây hạ huyết áp, vì vậy phụ nữ tiền mãn kinh không nên uống vitamin A nếu huyết áp thấp hoặc đang sử dụng thuốc hạ huyết áp.

2. Lưu ý khi bổ sung vitamin E

Những người mắc bệnh Alzheimer, các bệnh suy giảm nhận thức, tổn thương mắt, bệnh thận, bệnh tim mạch, bệnh da liễu nên cẩn thận hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung vitamin E.

3. Lưu ý khi bổ sung vitamin D, B6, B12

Vitamin D, vitamin B6 và vitamin B12 có thể gây ảnh hưởng đến đường huyết và huyết áp. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, hạ đường huyết, huyết áp thấp hoặc đang uống các loại thuốc ảnh hưởng tới đường huyết và huyết áp, bạn cần thận trọng khi bổ sung vitamin D, B6, B12.

Vitamin B6 có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, vì vậy hãy cẩn thận trước khi dùng nếu bạn bị rối loạn chảy máu. Những người mắc bệnh tim, huyết áp cao, ung thư hoặc đã từng bị ung thư, vấn đề về da, vấn đề về ruột – dạ dày, thiếu kali hoặc bệnh gút nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung vitamin B12.

Ngoài vấn đề bổ sung vitamin, sự tích cực vận động, kiểm soát stress và ngủ đủ giấc cũng giúp phụ nữ tiền mãn kinh trải qua giai đoạn mãn kinh nhẹ nhàng hơn. Bạn nên tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, thay vào đó hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm lành mạnh như hoa quả, rau, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh, hải sản, các loại hạt để đảm bảo sức khỏe nhé!