Màu lạnh và nguyên tắc sử dụng màu lạnh trong thiết kế 

Đối với các designer, việc tư duy và sử dụng màu sắc là điều cực kỳ quan trọng. Song, đây lại là vấn đề rất dễ nhầm lẫn trong công việc thiết kế. Bởi vậy, nếu bạn còn nhiều băn khoăn, và vướng mắc khi sử dụng các tông màu lạnh vào thiết kế thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Màu lạnh và nguyên tắc sử dụng màu lạnh đúng chuẩn trong thiết kế
Nguyên tắc sử dụng tông màu lạnh đúng chuẩn trong thiết kế

Bảng màu nóng lạnh là gì?

Bản màu nóng lạnh là tập hợp các màu nóng và màu lạnh được kết hợp với nhau trong một vòng tròn nhất định. Trong thiết kế màu nóng và màu lạnh được chia ra thành hai phần đối lập và được phân biệt rõ ràng như:

  • Màu nóng: Là những gam màu được tạo ra từ các màu chính là: đỏ, cam, vàng,… chúng gợi lên sự liên tưởng nhiệt độ. Các màu nóng sẽ giúp không gian và nội thất của các gia đình trở lên ấm cúng hơn. Bởi vậy, nếu bạn muốn các không gian trở nên ấm cúng hãy sử dụng các gam màu nóng.
  • Màu lạnh: Là màu bao gồm các màu dịu nhẹ như: xanh lam, xanh lá, màu tím nhạt,… Chúng tạo nên cảm giác dễ chịu thoải mái cho người dùng. Nếu màu nóng mang đến vẻ đẹp ấn tượng, cuốn hút thì màu lạnh lại chính là sự biểu tượng cho sự nhẹ nhàng, êm dịu.
    Bảng màu nóng lạnh là gì?
    Tôn lạnh màu trong thiết kế nội thất

Màu lạnh bao gồm những màu nào?

Màu lạnh bao gồm các màu: xanh lá, xanh lam, màu tím. Trái với những màu nóng là màu của nhiệt huyết, nóng bỏng của ban ngày thì màu lạnh là những màu của ban đêm, của tự nhiên mát mẻ của nguồn nước. Những màu lạnh sẽ đem lại cảm giác thư giãn, bình yên, kín đáo. Trong hệ màu quang phổ, màu xanh lam là màu bậc 1 duy nhất. Bởi thế, màu lam khi kết hợp với một màu tông nóng sẽ tạo ra những màu lạnh ở bậc số 2.

Ví dụ: Xanh lam + vàng = xanh lá, xanh lam + đỏ= tím.

Chính vậy, màu xanh lá sẽ luôn mang thuộc tính của màu vàng, màu tím sẽ có một số thuộc tính của màu đỏ. Từ đó, việc sử dụng các tông màu lạnh trong thiết kế sẽ mang đến cảm giác chuyên nghiệp nhẹ nhàng, điềm tĩnh. Ý nghĩa của các màu này lần lượt là:

Màu lạnh bao gồm những màu nào?
Màu lạnh bao gồm những màu nào?

Màu xanh lam (màu cơ bản bậc 1)

Màu xanh lam thường được gắn liền với nỗi buồn trong văn hóa của người Anh. Đây cũng là màu thể hiện sự điềm tĩnh và trách nhiệm. Ở màu lam những màu sáng sẽ mang đến sự tươi mới, và thân thiện. Còn ở màu lam tối sẽ chứa đựng tính mạnh mẽ và đáng tin cậy.

Xanh lam cũng là màu được gắn với hòa bình trong nhiều nền văn hóa. Đặc biệt, nó là đại diện cho tôn giáo (đức mẹ đồng trinh Mary vẫn thường được miêu tả mặc chiếc áo choàng màu xanh lam).

Tuy vậy, ở mỗi sắc độ khác nhau và những gam màu khác nhau, màu lam sẽ có những ảnh hưởng và ý nghĩa riêng biệt. Trong mỗi thiết kế, chỉ thay đổi độ đậm nhạt của màu xanh cũng sẽ khiến người dùng có những cảm nhận khác nhau. Điển hình như:

  • Màu xanh nhạt mang đến sự thư giãn, bình tĩnh.
  • Màu xanh da trời mang đến cảm giác tươi mới tràn đầy năng lượng.
  • Màu xanh đậm, xanh dương mang đến sự tin cậy và mạnh mẽ được rất nhiều website lớn sử dụng.
Màu lạnh bao gồm những màu nào?
Màu xanh lam được sử dụng trên website
Màu lạnh bao gồm những màu nào?
Website của Deepmind

Màu xanh lục (xanh lá)

Xanh lục là một màu có tính thân thiện và vượt trội. Đây là màu đại diện cho sự phát triển và những khởi đầu mới. Bên cạnh đó, màu xanh lục cũng thể hiện sự phong phú và tính đổi mới. Ngoài ra, nó còn được biết đến là màu thể hiện sự đố kỵ ganh ghét và thiếu kinh nghiệm. Chính nhờ sự pha trộn nhiều thuộc tính cùng lúc này khiến xanh lục tạo cảm giác bình tĩnh, Đặc biệt, chúng còn chứa đựng năng lượng của màu vàng.

Trong thiết kế, màu xanh lục tạo cảm giác cân bằng, đem lại sự vững chắc, hài hòa. Xanh lục phù hợp cho các thiết kế đổi mới, chứa đựng sự giàu có và bền vững. Chúng sẽ mang năng lượng và sự sôi động của thiên nhiên. Các gam màu xanh lục càng đậm càng thể hiện sự vững chắc và sung túc.

Ví dụ: Dưới đây là một số website nổi tiếng sử dụng màu xanh lá làm chủ đạo.

Màu lạnh bao gồm những màu nào?
Màu xanh lục
Màu lạnh bao gồm những màu nào?
Giao diện website màu xanh lục
Màu lạnh bao gồm những màu nào?
Ứng dụng nghe nhạc với giao diện màu xanh

Màu tím

Màu tím từ xưa là màu rất quý giá. Từ thời kỳ cổ đại, các trang phục được tạo nên từ màu tím chỉ dành cho hoàng tộc, những địa chủ lớn. Màu tím rất hiếm và chỉ được chiết xuất từ ốc sên. Bởi vậy số lượng hạn chế và đắt đỏ.

Màu tím là màu được tạo thành bởi sự kết hợp của màu đỏ và xanh lam. Chính thế, màu tím mang sắc thái “lai” của cả hai màu này. Đây cũng là lý do màu tím thường được gắn với các đặc tính sáng tạo và trí tưởng tượng. Ở Thái Lan, màu tím gắn với những người góa phụ. Nếu màu tím nhạt sẽ gắn với sự lãng mạn, màu tím đậm truyền thống sẽ gắn liền với sự xa hoa, giàu có, sang trọng, cao quý của hoàng tộc. Dưới đây là các ví dụ nổi bật về màu tím.

Ví dụ:

Màu lạnh bao gồm những màu nào?
Màu tím của website
Màu lạnh bao gồm những màu nào?
Màu tím

Xu hướng sử dụng màu sắc trong thiết kế nội thất hiện nay

Màu sắc trong thiết kế nội thất phổ biến

  • Xu hướng nội thất màu đỏ tươi

Đỏ tươi (chúng có tên gọi là AF-290) là màu có tính nóng. Chúng đem lại cảm giác tự tin, ấm áp, niềm vui, khiến người dùng luôn hứng khởi, mang đến nhiệt huyết, năng lượng. Màu đỏ tươi là một tông màu gợi lên đam mê, khao khát.

Xu hướng sử dụng màu sắc trong thiết kế nội thất hiện nay
Xu hướng nội thất màu đỏ tươi
  • Xu hướng nội thất màu Oceanside

Đây là tông màu được đánh giá tông màu hấp dẫn và gợi tả cùng lúc hai khoảnh khắc. Một mặt nó gợi tả về miền quê thoải mái, xinh xắn, mặt còn lại nó giúp cảm nhận hương vị của biển qua không gian xanh mát mẻ mà nó đem lại. Đây là màu giúp cho người dùng cảm nhận rõ ràng nhất không gian êm ả, nghỉ ngơi, một tông màu gợi lên cảm hứng thư giãn thoải mái.

Xu hướng sử dụng màu sắc trong thiết kế nội thất hiện nay
Xu hướng nội thất màu Oceanside
  • Xu hướng nội thất màu đen

Màu đen là màu không bao giờ lỗi thời trong thiết kế nội thất. Màu đen gợi tả nhiều cảm xúc về sự thân mật, thanh nhã, sang trọng. Đây được coi là màu xây dựng và tạo cảm giác muốn nghỉ ngơi, màu của sự yên tĩnh.

Xu hướng sử dụng màu sắc trong thiết kế nội thất hiện nay
Xu hướng nội thất màu đen
  • Xu hướng nội thất màu tím pha sắc đỏ Dark Plum

Từ khoảng thời gian cuối những năm 2017, màu tím pha sắc đỏ Dark Plum đột phá và trở thành màu nổi bật nhất tại New York. Cho đến nay, những màu này luôn được sử dụng cho các không gian từ phòng khách đến phòng ngủ. Một màu sắc được giới trẻ rất ưa chuộng.

Xu hướng sử dụng màu sắc trong thiết kế nội thất hiện nay
Xu hướng nội thất màu tím pha sắc đỏ Dark Plum
  • Xu hướng nội thất màu nâu Autumn Maple

Màu màu nâu Autumn Maple được coi là màu sắc bậc nhất tượng trưng cho mùa thu. Không ngẫu nhiên mà tông màu này lại hấp dẫn đến vậy. Các đồ nội thất mang màu màu nâu Autumn Maple đều khiến người dùng cảm thấy muốn tận hưởng, một màu mang đến cảm giác thoải mái.

Xu hướng sử dụng màu sắc trong thiết kế nội thất hiện nay
Xu hướng nội thất màu nâu Autumn Maple
  • Xu hướng nội thất màu Chinoiserie đỏ

Màu Chinoiserie đỏ có tính mạnh mẽ, độc đáo và luôn hấp dẫn. Một tông màu trẻ trung năng động, chúng sẽ được nổi bật hơn hẳn khi kết hợp với gam màu trắng và pastels. Đây cũng là một trong những xu hướng nổi bật của năm 2021 và những năm tới.

Xu hướng sử dụng màu sắc trong thiết kế nội thất hiện nay
Xu hướng nội thất màu Chinoiserie đỏ
  • Xu hướng nội thất màu kim cương Emeralds

Màu kim cương Emeralds luôn là màu được đánh giá có sang trọng nổi bật. Màu này sẽ là xu hướng thiết kế của những năm tới khi chúng được kết hợp hoặc nội thất có sự đan xen của Bluegrass Green và Courtyard Green.

Xu hướng sử dụng màu sắc trong thiết kế nội thất hiện nay
Xu hướng nội thất màu kim cương Emeralds
  • Xu hướng nội thất màu Oval Room Blue

Oval Room Blue là một màu dù không quá mới lạ. Chúng được coi là màu của phim tài liệu. Chính nhà thiết kế nổi tiếng Lauren McGrath đã đặt tên cho màu này là: “Người tạo ra phép lạ nhỏ bé”. Đây là gam màu được sử dụng quanh năm. Màu Oval Room Blue mang đến không gian nhẹ nhàng, không quá nổi bật, nhưng luôn nhận được sự ưu ái. Đặc biệt, Oval Room Blue sẽ trở lên vô cùng hấp dẫn và lấp lánh khi kết hợp với bạc hoặc vàng.

Màu sắc trong thiết kế nội thất nhà phố

  • Xu hướng thiết kế nội thất nhà phố với gam màu ấm

Gam màu ấm (như: vàng, cam, đỏ tươi, đỏ cam) luôn có sức hút nhất định trong thiết kế nội thất. Hấp dẫn hơn cả là khi màu ấm được trang bị cho các không gian nhà phố. Chúng gợi lên sự ấm áp, gần gũi, kích thích thị giác của người nhìn. Bên cạnh đó, nếu chọn màu ấm cho không gian bạn cũng cần quan tâm đến những màu của nội thất để chúng kết hợp, đồng điều, và tạo ra sự tương hấp dẫn, tránh các màu gây khó chịu, chói mắt.

Khi không gian chủ đạo là màu ấm thì bạn nên thêm các vật dụng và đồ nội thất màu vàng, cam, trắng hoặc đen để chúng hài hòa, tạo sự cân bằng.

Xu hướng sử dụng màu sắc trong thiết kế nội thất hiện nay
Xu hướng thiết kế nội thất nhà phố với gam màu ấm
  • Xu hướng thiết kế nội thất nhà phố theo gam màu trung tính

Thiết kế màu sắc nội thất ngoài dựa trên xu hướng của nhà thiết kế thì điều quan trọng nhất vẫn là dựa theo tính cách, sở thích, phong cách của chủ sở hữu để đưa ra các gam màu phù hợp nhất. Gam màu trung tính luôn hướng đến sự thanh lịch, bắt mắt, không kém phần tinh tế và sang trọng.

Màu trung tính rất “an toàn” khi kết hợp cùng các gam màu trắng, đen, xám. Khi chúng liên kết lại sẽ tạo nên những cảm nhận ấn tượng, độc đáo. Bên cạnh đó, sự kết hợp này nhiều người có thể sẽ thấy đơn điệu. Để khắc phục điều này, bạn có thể tham khảo và kết hợp gam trung tính của không gian kết hợp với nội thất mang những tông màu nâu be, xanh đậm,…

Tuy nhiên, bạn nên thận trọng và cần đưa ra những phiên bản thử nghiệm trước. Bởi, khi kết hợp các màu này chỉ hơi “quá tay”, cấu trúc tổng thể của không gian sẽ bị phá vỡ.

Xu hướng sử dụng màu sắc trong thiết kế nội thất hiện nay
Xu hướng thiết kế nội thất nhà phố theo gam màu trung tính
  • Xu hướng thiết kế nội thất nhà phố với gam màu lạnh

Màu lạnh của không gian có sức hút không kém các tông màu ấm và trung tính. Trái ngược sự ấm áp, nhiệt huyết của màu ấm, màu lạnh chứa đựng sự trẻ trung, độc đáo, một phong cách thanh thoát không kém phần cá tính. Nội thất của các không gian gam màu lạnh rất được giới trẻ ưa chuộng, nhất là các bạn năng động, có cá tính mạnh. Chúng bao gồm các màu xanh da trời, tím nhạt, xanh lá cây.

Đối với gam màu lạnh, sự kết hợp không quá khắt khe. Bạn có thể kết hợp với nhiều tông màu, song, mục đích chính của việc này chỉ để làm tôn lên cảm giác mới mẻ, thông thoáng,. Từ đó giúp chủ nhà cảm nhận được sự dễ chịu khi ở trong nhà.

Xu hướng sử dụng màu sắc trong thiết kế nội thất hiện nay
Xu hướng thiết kế nội thất nhà phố với gam màu lạnh

Nguyên tắc và cách sử dụng màu lạnh trong thiết kế nội thất

Quy tắc 60 – 30 – 10

Không riêng gian việc sử dụng màu lạnh trong thiết kế mà khi sử dụng bất kỳ tông màu nào bạn cũng cần nắm chắc quy tắc này. Quy tắc này để đảm sự cân bằng của màu sắc. Quy tắc 60-30-10, mục đích là cân bằng màu sắc trong căn phòng của gia đình bạn. Một không gian hấp dẫn, cuốn hút cần đảm bảo màu sắc chủ đạo chiếm 60% diện tích căn phòng.

Thông thường, đây sẽ là màu nhạt, hoặc trung tính để không quá nổi bật và sẽ không bị áp đảo hay lu mờ. Sau đó là màu thứ cấp đậm hơn một chút. Chúng chiếm đến đến 30% không gian. Cuối cùng 10% còn lại là những màu đậm nhất và chính là màu tạo điểm nhấn cho không gian.

Ví dụ: Hình dưới đây, màu xám và bé chủ đạo (màu tường và ghế sopha), màu thứ cấp là đen (giá sách, bàn gối, ghế ăn, thảm).

Nguyên tắc và cách sử dụng màu lạnh trong thiết kế nội thất
Tuân thủ quy tắc 60 – 30 – 10 trong cách sử dụng màu lạnh

Màu nóng và màu lạnh – Sự đối lập của bánh xe hệ màu

Việc chọn tông màu nóng lạnh hay trung tính làm chủ đạo chúng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cảm nhận và năng lượng có được từ không gian. Theo đó, màu nóng mang đến nhiệt huyết, sự lạc quan, hứng khởi, được tận dụng rất nhiều cho không gian giải trí. Màu lạnh thì ngược lại. Chúng mang đến sự yên bình, mát mẻ, thư giãn. Những màu lạnh thiên về dùng cho phòng ngủ, các không gian yên tĩnh, văn phòng, nơi cần năng lượng nhẹ nhàng.

Nguyên tắc và cách sử dụng màu lạnh trong thiết kế nội thất
Sự đối lập giữa màu nóng và màu lạnh

Kết hợp 2 hệ màu sắc đối xứng – Phối màu bổ sung

Phối màu bổ sung được biết là quy tắc đơn giản nhất. Đây là quy tắc khi bạn chọn hai hệ màu cho không gian. Lúc này, để tối đa hiệu quả, bạn nên chọn hai màu đối xứng nhau trên bánh xe màu. Bởi, chính sự đối xứng là quy luật. Chúng không đơn thuần là sự ngẫu nhiên. Khi áp dụng hai màu đối xứng này,việc sử dụng màu cho không gian sẽ đem lại hiệu ứng thị giác rất tốt.

Ví dụ: màu cam và xanh dương, vàng và tím, đỏ và xanh lá.

Nguyên tắc và cách sử dụng màu lạnh trong thiết kế nội thất
Kết hợp 2 hệ màu sắc đối xứng – Phối màu bổ sung

Kết hợp những màu sắc cạnh nhau – Phối màu tương tự

Phối màu tương tự các màu cạnh nhau trong bánh xe màu là cách làm an toàn. Bạn chọn một màu làm chủ đạo sau đó chọn, 1 hoặc 2 màu bên cạnh. Bên cạnh đó, khi chọn theo kiểu này để đảm bảo an toàn bạn nên chọn những màu gần nhau. Để cần bằng nhất, bạn nên dựa theo quy tắc 60-30-10 để kiểm soát hệ màu, không gian không bị phá vỡ.

Nguyên tắc và cách sử dụng màu lạnh trong thiết kế nội thất
Kết hợp những màu sắc cạnh nhau – Phối màu tương tự

Trên đây là các kiến thức về màu lạnh và những nguyên tắc sử dụng màu lạnh mà FPT Arena đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Mong rằng qua bài viết các bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của các nguyên tắc này và áp dụng vào công việc của mình. Nếu có câu hỏi hay vướng mắc khác về màu sắc, thiết kế đồ họa, mỹ thuật đa phương tiện, các bạn liên hệ ngay với chúng tôi qua website FPT Arena để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Viện Đào Tạo Quốc Tế FPT

FPT Arena Multimedia – https://arena.fpt.edu.vn