Lý giải nguyên nhân khiến mèo chảy nước dãi và cách điều trị – Bệnh viện Thú Y Thi Thi TP HCM

Không giống như chó, mèo sẽ không thường xuyên chảy nước dãi. Nếu mèo của bạn bỗng nhiên chảy nước dãi thì bạn nên xác định nguyên nhân. Bởi có một số trường hợp đang cảnh báo những bệnh nghiêm trọng đến sức khỏe của mèo.

ly-giai-nguyen-nhan-khien-meo-chay-nuoc-dai-va-cach-dieu-tri
Mèo chảy nước dãi thường xuyên là dấu hiệu cho thấy mèo của bạn đang có vấn đề về sức khỏe.

Tốt nhất, bạn nên đưa bé đến bác sĩ thú y để xác định tình trạng bệnh. Tuy nhiên, bước đầu bạn có thể quan sát các hiện tượng, từ đó xác định nguyên nhân. Một số nguyên nhân phổ biến phòng khám thú y Thi Thi Pet xin chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

Một vài nguyên nhân chảy nước dãi ở mèo không nguy hiểm

  1. Đang vui vẻ

Khi được vuốt ve, mèo sẽ tỏ vui vẻ, kêu gừ gừ và kèm theo hiện tượng chảy nước dãi. Chảy nước dãi trong lúc hạnh phúc và thoải mái khiến các bé nhớ lại bản thân khi còn là mèo con.

Khi mèo đến tuổi trưởng thành, hành động vuốt ve sẽ khiến các bé cảm thấy mãn nguyện, kích thích chảy nước dãi vì nó liên quan đến việc ăn sữa hồi nhỏ; đi kèm với tiếng kêu rừ rừ mỗi khi các bé được vuốt ve và chảy nước dãi.

  1. Căng thẳng

căng thẳng hoặc sợ hãi có thể khiến bé mèo bị chảy nước dãi nhiều trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như trong lúc bé ngồi xe ô tô, tới bệnh viện thú y để khám, hoặc khi đối mặt với một sự việc to lớn nào đó.

Nếu việc chảy nước dãi trong một khoảng thời gian ngắn thì bạn không cần quá lo lắng. Nhưng nếu việc nước dãi chảy trong thời gian dài bạn nên đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay nhé!

Một số nguyên nhân khiến mèo chảy nước dãi bất thường

Nếu hiện tượng chảy nước dãi bất thường xảy ra giữa các lần bé mèo khám bệnh bình thường, bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức. Có khả năng bé mèo nhà bạn cần được kiểm tra sức khỏe gấp, vì có một số vấn đề nghiêm trọng gây ra triệu chứng chảy nước dãi ở mèo.

  1. Bệnh về răng miệng

Bệnh về răng miệng ở mèo rất khó phát hiện cho đến khi bệnh trở nên nghiêm trọng khiến các bé kêu đau. Khi đau, nước bọt sẽ được bài tiết một cách quá mức. Bệnh về răng miệng có thể do loét miệng, nướu bị tổn thương hoặc do thay răng bị nhiễm trùng.

Cách điều trị: Các bác sĩ thú y uy tín sẽ tiến hành kiểm tra miệng của mèo. Nếu bệnh do răng hư hoặc sâu, các bác sĩ sẽ dùng đến biện pháp nhổ răng. Trước khi thực hiện quá trình này phải gây mê toàn thân cho bé mèo. Có thể dùng thuốc hoặc không để giải quyết các vấn đề về răng miệng của mèo.

Cách phòng bệnh: Để phòng tránh bệnh răng miệng, bạn nên thường xuyên vệ sinh răng cho mèo bằng các loại kem đánh răng hoặc bình xịt chuyên dụng.

  1. Buồn nôn

Một khi mèo của bạn buồn nôn thường có rất nhiều nước dãi. Buồn nôn và bị mửa ở mèo có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như bệnh thận, bệnh gan, viêm đường tiêu hóa,…. Nếu bé mèo nhà bạn có triệu chứng buồn nôn, mửa hoặc ăn không tốt, tốt nhất là bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ thú y.

Cách điều trị: Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để có cái nhìn rõ hơn về chức năng từng cơ quan trong cơ thể, tế bào máu và nước tiểu. Các kết quả có thể giúp xác định các bước tiếp theo để chẩn đoán và lựa chọn việc điều trị.

  1. Dính độc

Những bé mèo nào mà đã liếm, nhai hoặc ăn phải chất độc có thể sẽ tiết nước bọt quá mức. Điều này bao gồm các loài cây có độc, hóa chất gây hại da và thực phẩm độc hại.

Cách điều trị: Nếu bạn nghi ngờ bé mèo nhà bạn đã tiếp xúc với thứ gì đó độc hại, hãy đưa bé đến phòng khám thú y gần nhất ngay lập tức.

  1. Mắc vật thể lạ trong miệng

Mèo của bạn có thể đã mắc gì đó trong cổ họng. Nếu bạn thấy có một sợi dây ở trong miệng bé mèo nhà bạn, đừng kéo nó ra. Sợi dây đó có thể quấn quanh một cái gì đó trong dạ dày hoặc ruột của bé, và kéo nó ra có thể gây hư tổn lớn.

Cách điều trị: Nếu bạn phát hiện vật thể lạ trong miệng mèo, đừng cố lấy nó ra, bởi bạn có thể gây thêm thương tích cho mèo. Hãy đưa bé đến phòng khám thú y để nhờ các bác sĩ lấy nó ra khỏi cơ thể mèo.

  1. Bị thương ở miệng

Bị thương ở miệng thường dẫn đến hiện tượng tiết nước bọt quá mức. Những bé mèo đã nhai dây điện có thể bị bỏng miệng và dẫn đến chảy nước dãi. Một bé mèo bị va đập mạnh ở hàm cũng có thể chảy nước dãi. Những bé mèo bị thương ở miệng do đánh nhau cũng chảy nước dãi. Bạn có thể không thể nhìn thấy dấu hiệu của vết thương bên ngoài, nhưng chảy nước dãi là một dấu hiệu cho thấy bạn nên đưa bé đi khám.

Địa chỉ phòng khám thú y tại Thi Thi Pet

ly-giai-nguyen-nhan-khien-meo-chay-nuoc-dai-va-cach-dieu-tri2
Phong khám thú y Thi Thi Pet clinic cso đội ngũ bác sĩ thú y nhiều kinh nghiệm nhất tại TP.HCM.

Bệnh viện thú y ThiThi pet clinic chúng tôi thành lập từ tháng 2 năm 2012 với hệ thống trang thiết bị đầy đủ và hiện đại, luôn đi đầu tại Việt Nam. Thi Thi Pet luôn chú trọng trong việc sử dụng và nhập khẩu các phương pháp điều trị cũng như thuốc điều trị bệnh trên thú y tiên tiến nhất. Sở hữu hệ thống phòng khám sạch sẽ, có phòng cách ly bệnh truyền nhiễm, phòng xét nghiệm riêng biệt, đội ngũ bác sĩ thú y giỏi chuyên môn, yêu động vật và giàu kinh nghiệm được đào tạo chuyên sâu tại đại học nông lâm TP HCM. Chúng tôi cam kết sẽ đem lại dịch vụ khám chữa bệnh thú cưng với giá thành và chất lượng tốt nhất khi bạn tin tưởng đưa thú cưng của mình đến với chúng tôi.

Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới phòng khám thú y Thi Thi.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

  • Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.
  • Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.
  • Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Hotline: 0978899004 Email: [email protected]

Hạnh Nguyễn